Lông vùng kín quá rậm rạp là tình trạng không ít người gặp phải. Đâu là cách xử lý an toàn nhất cho vấn đề này?
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Lông vùng kín quá rậm rạp là tình trạng không ít người gặp phải. Đâu là cách xử lý an toàn nhất cho vấn đề này?
Lông vùng kín quá rậm rạp là tình trạng lông mu phát triển nhiều hơn bình thường. Đối với một số người, đây là hiện tượng tự nhiên, nhưng với người khác lại gây khó chịu, mất thẩm mỹ. Đâu là câu trả lời cho vấn đề này?
Lông mu hay còn gọi lông vùng kín là đám lông mọc xung quanh bộ phận sinh dục nam hoặc ở trên bộ phận sinh dục nữ. Lông vùng kín sẽ thường ngắn, sợi dài nhất là từ 6 – 8cm, mọc thành đám nhỏ.
Thông thường nam giới, nữ giới khi đến độ tuổi dậy thì sẽ xuất hiện lông vùng kín và ngày càng phát triển nhiều lông hơn theo thời gian.
Ban đầu lông vùng kín sẽ bắt đầu từ những sợi lông tơ, thưa thớt, sau đó sẽ rõ ràng hơn. Tiếp theo lông mu sẽ mọc rậm, chuyển sang màu đen và quăn lại.
Tuy nhiên thời gian mọc lông vùng kín của mỗi người là không giống nhau bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nội tiết tố hoặc gen di truyền. Vì vậy có những trường hợp xuất hiện lông vùng kín rất muộn.
Mọc lông vùng kín là hiện tượng rất bình thường ở con người khi bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể phát triển. Vì vậy nếu thấy xuất hiện lông vùng kín bạn cũng không cần quá ngạc nhiên hay lo lắng về tình trạng này.
Việc đầu tiên mà chúng ta thấy khi lông vùng kín quá rậm rạp chính là ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, chúng có phải là biểu hiện của vấn đề gì về sức khỏe hay không, hãy tìm hiểu ngay bên dưới.
Người xưa thường quan niệm rằng: “Phụ nữ có lông dày, nhiều là biểu hiện của việc ham muốn rất lớn trong tình dục, nên sẽ kém chung thủy”. Với quan niệm áp đặt này lên phái nữ, khiến không ít phụ nữ tự ti, e ngại về mặt thẩm mỹ lẫn lo lắng về sự “quy chụp” trên.
Thực chất, việc tăng sinh lông tại vùng kín làm lông vùng kín quá rậm rạp là do hormone androgen được kích thích sản sinh nhiều, tác động lên quá trình hình thành và phát triển của lông tóc.
Một số nguyên nhân dẫn đến androgen tăng sinh quá mức: u nang buồng trứng, u tuyến thượng thận… Ngoài ra, cũng là do cơ địa người đó hoặc do di truyền.
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, việc rậm lông không hề là dấu hiệu bất thường của cơ thể, chúng chỉ ảnh hưởng về khiếu thẩm mỹ.
Thế nhưng, nếu như lông dài, rậm mà vệ sinh kém thì lại là tiền đề phát sinh các bệnh: viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn có điều kiện xâm nhập.
Hiện tượng lông rậm và dài ở nam cũng tương tự ở nữ giới. Sẽ không có gì nguy hiểm nếu như bạn biết cách chăm sóc và vệ sinh tốt. Hơn nữa, còn có khả năng tận dụng và phát huy tối đa tác dụng của lông vùng kín.
Hiện nay có rất nhiều cách triệt lông vùng kín quá rậm rạp khác nhau mà chị em có thể lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để triệt lông tại các spa mà đa số là tự thực hiện tại nhà.
Bạn đã biết có những cách nào để triệt lông vùng kín vĩnh viễn chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Cạo lông vùng kín được xem là xu hướng loại bỏ vùng lông gây khó chịu thịnh hành hiện nay. Điều đặc biệt là cả nam và nữ đều sử dụng dao cạo.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn lựa chọn dao đó là sạch, mới được vệ sinh, sắc bén và bạn cũng đừng quên kem dưỡng ẩm nhé!
Bạn có thể thực hiện qua các bước như sau:
Đây được xem là cách triệt lông vùng kín quá rậm rạp nhanh chóng, giúp loại bỏ nhanh các sợi lông trên da. Tuy nhiên, cạo lông chỉ có khả năng loại bỏ vùng lông bề mặt mà không thể tiêu diệt được những sợi nang lông nằm sâu bên trong da.
Không khó để chị em tìm thấy các loại kem tẩy lông bikini bởi đây là phương pháp ưu việt nhất hiện nay. Bạn có thể tìm mua sản phẩm này một cách dễ dàng bởi trên thị trường đang được bày bán đa dạng về thương hiệu, chủng loại, mẫu mã và giá cả…
Thuốc triệt lông vùng kín chứa nhiều tinh chất kép tự nhiên. Từ đó giúp bạn nhanh chóng loại bỏ “đám cỏ” quá rậm rạp ở vùng kín một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần bỏ ra vài phút là có thể thực hiện được tại nhà.
Cách thực hiện như sau:
Trước khi sử dụng bất kỳ loại kem tẩy lông bikini nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn. Bởi vì có một vài trường hợp bị kích ứng với một số thành phần của sản phẩm. Chị em tuyệt đối không nên có tâm lý e ngại mà tự ý mua và dùng thuốc tại nhà khi chưa có tư vấn từ chuyên gia.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
(ngày)
Số ngày hành kinh
(ngày)
Lông vùng kín rậm phải làm sao? Ngày nay, công nghệ triệt lông vùng kín được lan truyền rộng rãi và thu hút rất nhiều phái nữ. Triệt lông vùng kín có xu hướng vĩnh viễn bởi phải mấy năm lông mới có thể mọc lại.
Triệt lông vùng kín thường sử dụng công nghệ cao, sử dụng ánh sáng laser hay ánh sáng xanh tác động trực tiếp lên lỗ chân lông, ức chế sự phát triển của lông.
Những viện thẩm mỹ hay spa chăm sóc sắc đẹp hiện rất phổ biến công nghệ triệt lông. Bạn có thể liên hệ để giải quyết vấn đề lông vùng kín quá rậm rạp.
Lông vùng kín được xem như một lớp màng chắn hiệu quả giúp bảo vệ cơ quan sinh dục của con người. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ về vấn đề lông vùng kín quá rậm rạp, hy vọng đã giúp các bạn có thêm kiến thức hữu ích.
An An
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.