Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phan Kim Ngọc Anh
Thông tin kiểm chứng bởi Lan Quan
Cập nhật Vừa xong

Bỏ túi kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí cho các mẹ bầu

Bỏ túi kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí cho các mẹ bầu
Với những người mới lần đầu làm mẹ sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ trong quá trình chuẩn bị mua sắm đồ cho con yêu. Lúc này, mẹ bầu nên tìm hiểu kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí, giúp mua đủ đồ dùng thiết yếu mà không dư thừa hay thiếu thốn.

Cuộc sống hiện đại ngày nay mang đến rất nhiều sản phẩm cho mẹ bầu lựa chọn để hành trình chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, điều này dễ khiến cho các mẹ mua sắm nhiều hơn nhu cầu cần thiết hoặc mua nhiều đồ cùng chức năng gây lãng phí, tốn kém tiền bạc. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí qua bài viết này của MarryBaby nhé.

Có bầu mấy tháng thì nên mua đồ sơ sinh?

Hầu hết các mẹ bầu thường bắt đầu mua sắm đồ sơ sinh từ cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba, tức khoảng tháng thứ 7 hoặc 8 của thai kỳ. Lúc này, bạn đã có đủ thời gian tham khảo kinh nghiệm, cân đối tài chính và biết rõ tình trạng sức khỏe thai kỳ của mình. Đồng thời, bé cũng sắp chào đời nên mua sắm vào thời điểm này sẽ giúp mẹ chuẩn bị mọi thứ kịp thời, hạn chế việc mua quá sớm gây lãng phí hoặc trễ quá làm mẹ bối rối, dễ thiếu sót.

Chia sẻ kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí

Để việc mua sắm đồ cho bé vừa tiết kiệm vừa đầy đủ, mẹ có thể tham khảo các bước lên kế hoạch dưới đây. Cụ thể, việc lên ngân sách, liệt kê danh sách ưu tiên và tìm hiểu kỹ về chất lượng đồ dùng là những thứ giúp quản lý chi phí hiệu quả.

1. Lập ngân sách cho việc mua sắm đồ sơ sinh

Bí quyết đầu tiên để không “vung tay quá trán” khi mua sắm đồ sơ sinh là thiết lập một khoản ngân sách riêng. Bạn hãy xác định một quỹ tiền bạn có thể dành cho việc mua sắm đồ sơ sinh sao cho cân đối với tình hình tài chính của gia đình. Sau đó, mẹ bầu dựa vào sự phân bổ ngân sách rồi chỉ tập trung mua sắm trong hạn mức đặt ra để tránh chi tiêu quá nhiều.

2. Lên danh sách các món đồ cần mua

kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí

Việc tiếp theo là lên danh sách cụ thể để mua đầy đủ đồ dùng thiết yếu cho mẹ và bé sau sinh, bao gồm:

  • Chọn mua theo mức độ cần thiết: Mẹ nên sắp xếp món đồ từ ưu tiên cao (tã, quần áo, khăn…) đến ưu tiên thấp (máy hâm sữa, máy hút sữa…).
  • Tham khảo ý kiến các chị em khác đã có kinh nghiệm: Hỏi thăm bạn bè, người thân hoặc hội nhóm uy tín sẽ giúp bạn hạn chế việc mua những món không thật sự cần thiết.
  • Cân nhắc yếu tố thời tiết: Nếu bé sinh vào mùa nóng, hãy ưu tiên chọn mua đồ có chất liệu vải thoáng mát. Với bé sinh mùa lạnh, mẹ hãy chuẩn bị sẵn chăn, khăn ủ dày dặn.

Việc này không chỉ tiết kiệm tiền mà còn tránh tình trạng mua theo cảm tính rồi không dùng đến.

3. Lựa chọn chất liệu, kích cỡ size đa dạng và có tính sử dụng lâu dài

Khi chọn mua đồ cho bé, chất liệu vải cotton hữu cơ hoặc vải tre (bamboo) được khuyến nghị do tính mềm mại, an toàn và bền lâu. Bạn cũng cần lưu ý chọn size dư một chút để bé có thể mặc thoải mái trong vài tháng, nhất là khi em bé thường lớn rất nhanh. Quần áo có thiết kế mở khuy, cúc bấm ở phía trước hay dạng buộc dây cũng dễ dàng cho bố mẹ trong quá trình thay đồ.

4. Mua với số lượng vừa đủ

Bé sơ sinh thường lớn nhanh và có thể chỉ mặc vừa đồ sơ sinh trong khoảng 2 – 3 tháng đầu đời. Vì vậy, mẹ không cần mua quá nhiều quần áo cùng một lúc để tránh tình trạng lãng phí. Tương tự, các món đồ như bình sữa, khăn sữa cũng chỉ nên mua với số lượng phù hợp, thường khoảng 10 – 15 chiếc khăn chất lượng tốt là đủ dùng liên tục.

5. Tận dụng các chương trình khuyến mãi, phiếu quà tặng

Hiện nay, nhiều cửa hàng mẹ và bé tổ chức các đợt giảm giá, tặng phiếu quà hay khuyến mãi tích điểm. Nếu bạn để ý và mua sắm vào những thời điểm này, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký làm thẻ thành viên để nhận quà tặng hoặc giảm giá đặc biệt trong những sự kiện của cửa hàng.

6. Xin đồ cũ đã qua sử dụng

kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí

Không ít mẹ bầu có quan niệm xin đồ cũ “lấy vía” hoặc để tiết kiệm. Về mặt tài chính, điều này nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, đồ cũ nhiều khi đã sờn, bai giãn hoặc không đảm bảo vệ sinh nên có thể cọ xát, xù bông vải… khiến bé khó chịu. Nếu quyết định xin đồ cũ, bạn cần biết rõ nguồn gốc và chắc chắn rằng món đồ đó vẫn còn chất lượng tốt. Nếu không, mẹ nên sắm những món mới để bảo đảm an toàn cho bé. Với những món đồ dùng cá nhân như núm ti, khăn sữa,… thì không nên dùng lại đồ cũ vì dễ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Gợi ý danh sách đồ sơ sinh tiết kiệm cho bé

Nếu chưa biết cần mua những gì để dùng cho trẻ sơ sinh, hãy ghi lại những hạng mục cần thiết dưới đây và đánh dấu mỗi khi đã mua xong.

Đồ cho bé ăn

  • Bình sữa, sữa công thức cho bé sơ sinh: Đảm bảo chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín, có chứng nhận an toàn thực phẩm.
  • Bình hâm sữa và máy hút sữa: Hãy cân nhắc mua nếu bạn có ý định vắt sữa thường xuyên hoặc cần ủ sữa cho bé khi bận rộn.

Đồ cho bé ngủ

  • Chăn, mền, gối: Nên dùng loại chăn nhẹ, êm, có chất liệu cotton thoáng khí.
  • Khăn quấn: Một số bé sẽ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn khi được quấn khăn quanh thân mình.
  • Nôi hoặc giường cho bé: Tùy vào điều kiện gia đình, bạn có thể chọn nôi di động hoặc chuẩn bị một giường riêng giúp bé có không gian an toàn, thoải mái.

Đồ vệ sinh cho bé

  • Khăn sữa: Nên mua tầm 10 – 15 chiếc khăn mỏng, thấm hút tốt.
  • Khăn tắm: Ưu tiên loại khăn lông mềm, an toàn với da nhạy cảm.
  • Sữa tắm gội cho bé: Chọn sản phẩm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh, có độ pH dịu nhẹ.
  • Chậu rửa, chậu tắm: Sử dụng đồ nhựa chịu lực và chống trơn tốt.
  • Khăn giấy ướt: Tiện lợi khi thay tã và vệ sinh cho bé.
  • Tã giấy: Chọn thương hiệu uy tín, loại có khả năng thấm hút tốt.

Đồ cho bé mặc

  • Quần áo sơ sinh: Mua số lượng vừa đủ, size rộng hơn 1 chút.
  • Bao tay, bao chân sơ sinh: Giúp giữ ấm và tránh bé cào xước da.
  • Mũ sơ sinh: Dùng loại cotton mềm, tránh mũ chật gây bí da đầu.
  • Yếm: Giúp ngăn bé làm bẩn áo khi bú hoặc ợ hơi.
  • Tã vải dán, tã vải chéo: Thân thiện lại tiết kiệm, song cần giặt sạch phơi khô trước khi dùng.

Lưu ý đừng quên mua đồ sau sinh cần thiết cho mẹ, bao gồm băng lót, quần lót giấy, miếng thấm sữa, áo cho con bú

Những lưu ý khi mua đồ cho trẻ sơ sinh

mua đồ sơ sinh không lãng phí

Cuối cùng, mẹ bầu cần lưu tâm những điều này khi mua sắm để tránh sai lầm không mong muốn:

  • Mua đồ chính hãng, cửa hàng bán uy tín. Mẹ cần tạo thói quen kiểm tra tem nhãn, thương hiệu và xuất xứ rõ ràng. Điều này giảm nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
  • Luôn tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng, tuổi thọ sản phẩm và chính sách bảo hành nếu có.
  • Nên thử trước khi mua đối với một số sản phẩm quan trọng như nôi, xe nôi, khăn quấn…

Bằng cách kết hợp những mẹo trên với việc tính toán kỹ lưỡng, bạn sẽ an tâm hơn trong suốt quá trình chuẩn bị đón bé chào đời. Hãy nhớ rằng mỗi bé là một cá nhân riêng biệt nên bạn có thể điều chỉnh danh sách trang bị sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện gia đình nhé. Đây là những kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí phổ biến nhất từ nhiều mẹ bỉm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x