Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 12/06/2023

Hiến máu có tốt cho sức khỏe của bạn không?

Hiến máu có tốt cho sức khỏe của bạn không?
Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp có thể giúp đỡ được nhiều người đang gặp vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn lo sợ không biết hiến máu có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình không.

Vậy thì hôm nay hãy để MarryBaby giải đáp cho bạn thắc mắc hiến máu có tốt không cần lưu ý gì khi đi hiến máu nhé!

1. Quy trình hiến máu như thế nào?

Trước khi tìm hiểu hiến máu có tốt không, bạn có thể tò mò muốn biết quy trình hiến máu diễn ra như thế nào:

Bước 1: Đăng ký tham gia hiến máu

Để đi hiến máu, người hiến máu cần xuất trình giấy tờ tùy thân và nhận Phiếu đăng ký hiến máu, sau đó hoàn tất phiếu theo hướng dẫn.

Bước 2: Khám sức khỏe và xét nghiệm máu

Trước khi hiến máu, bác sĩ sẽ hỏi thăm các vấn đề liên quan đến tiền sử bệnh lý, khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cũng như các bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu.

Sau đó người hiến máu sẽ làm xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm huyết sắc tố và virus viêm gan B.

Bước 3: Hiến máu

Mỗi người sẽ dành trung bình 5 phút cho việc hiến máu với lượng máu hiến mỗi lần là 250, 350 hoặc 450ml.

Bước 3: Hiến máu
Hiến máu có tốt không? Quy trình hiến máu có gì?

Bước 4: Nghỉ sau hiến máu, nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện và các quyền lợi khác

Sau hiến máu, người hiến máu sẽ nghỉ tại chỗ ít nhất 10 phút; được phục vụ ăn nhẹ; sau đó nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện và các quyền lợi khác theo quy định

2. Hiến máu có tốt cho sức khỏe không?

Hiến máu tốt hay xấu là thắc mắc rất thường gặp của nhiều người. Câu trả lời là hiến máu không gây tổn hại gì cho cơ thể; thậm chí còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Trên thực tế, hiến máu là việc cho đi một lượng rất nhỏ máu trong cơ thể mà mình không thực sự cần. Để biết hiến máu có thật sự tốt hay không, hãy cùng nhìn những lợi ích của việc hiến máu dưới đây nhé!

2.1 Được kiểm tra sức khỏe miễn phí

Mỗi lần đi hiến máu, bạn sẽ được khám sức khỏe miễn phí bao gồm huyết áp, mạch, nhiệt độ, lượng sắt và sàng lọc cholesterol.

Bên cạnh đó, máu sau khi bạn hiến sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm và kiểm tra xem bạn có mắc 13 bệnh nhiễm trùng như HIV, viêm gan siêu vi B, C… Nhờ những cuộc kiểm tra sức khỏe này đã cứu sống một số người tình nguyện hiến máu.

2.2 Giảm nguy cơ đau tim

Hiến máu có tốt không? Tất nhiên là có. Hiến máu thường xuyên có thể giúp máu của bạn lưu thông và dẫn đến tắc nghẽn động mạch ít hơn. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đàn ông hiến máu ít nhất ba lần một năm có thể giảm đáng kể nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Hiến máu có tốt không? Giảm nguy cơ đau tim
Hiến máu có tốt không? Hiến máu giúp giảm nguy cơ đau tim

2.3 Giúp lượng sắt trong cơ thể bạn cân bằng

Có quá nhiều chất sắt trong máu có thể góp phần gây tổn thương oxy hóa, làm xơ cứng động mạch. Khi bạn hiến máu, lượng sắt dư thừa trong máu của bạn sẽ giảm đi.

Như vậy, lượng sắt trong cơ thể nhìn chung là không bị hao hụt. Bạn chỉ cần bổ sung thực phẩm chức năng; thức ăn giàu sắt để bổ sung lượng sắt cần thiết.

>> Liên quan đến hiến máu: Sâm Đương Quy có tốt không? Thực phẩm bổ máu và cách dùng

2.4 Hiến máu giúp kéo dài tuổi thọ

Hiến máu có tốt không mà lại giúp kéo dài tuổi thọ? Theo Tiến sĩ DeSimone, một lần hiến máu có thể cứu sống ba người. Khi hiến máu, mọi người có xu hướng cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn vì mình có thể giúp đỡ nhiều người khác.

Ngoài ra, hiến máu còn giảm các bệnh được nêu ở trên; giảm nguy cơ trầm cảm từ đó kéo dài tuổi thọ.

Hiến máu giúp giảm tuổi thọ
Hiến máu có tốt không? Hiến máu giúp ta hạnh phúc, giảm bệnh tật, kéo dài tuổi thọ

>> Bạn có thể tham khảo: Top 25 các loại nước ép tốt cho sức khỏe và tăng đề kháng

3. Dấu hiệu thường gặp sau khi hiến máu

Sau khi hiến máu xong có thể bạn sẽ gặp một số tình trạng sau; nhưng đây là tình trạng bình thường, không nói lên sức khỏe bạn tốt hay không:

  • Có vết bầm ở tay: Sau khi hiến, nếu người hiến máu nếu vận động mạnh cánh tay hoặc người hiến máu có thành mạch mỏng, dễ vỡ thì dễ có vết bầm sau khi hiến máu. Đây là hiện tượng bình thường. Bạn không nên bịt chặt vết thương sau khi hiến máu, tránh vận động mạnh để hạn chế bầm tím.
  • Chảy máu: Thỉnh thoảng máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã băng sau vài giờ, trường hợp này bạn nên ép mạch máu tại nơi kim đâm và nâng cánh tay lên cao trong 3 đến 5 phút.
  • Buồn nôn: Sau khi hiến máu, bạn có thể bị choáng váng, buồn nôn. Hãy ngồi nghỉ ở chỗ hiến máu 15 phút để hạn chế tình trạng này.
  • Cảm thấy mệt mỏi: Sau khi hiến máu, bạn có thể cảm thấy cơ thể yếu ớt và mệt mỏi hơn bình thường, đặc biệt là ở cánh tay nơi bạn được lấy máu. Bạn nên tránh các hoạt động mạnh sau khi hiến máu 5 giờ.

>> Liên quan đến hiến máu: Cây sâm đất có tốt không? Tác dụng cho sức khỏe và việc hiến máu

4. Một số lưu ý trước và trong khi đi hiến máu

Dù đã có câu trả lời CÓ cho việc hiến máu có tốt không nhưng bạn cũng cần lưu ý:

4.1 Điều kiện để được hiến máu là gì?

  • Người tham gia hiến máu phải thực sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính, mạn tính. Không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường truyền máu.
  • Phải đủ tuổi: từ 18 đến 60.
  • Cân nặng: từ 45 kg (với nam) và 42 kg (với nữ) trở lên.
  • Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường.

Lưu ý:

  • Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kì kinh nguyệt, đang cho con bú thì không được hiến máu.
  • Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng sẽ ko ảnh hưởng tới sức khỏe. Khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp hiến máu toàn phần là 12 tuần.
  • Người hiến máu nhân đạo luôn được an toàn vì: dụng cụ thu gom máu chỉ được dùng một lần. Quy trình kỹ thuật lấy máu đảm bảo đúng quy định của ngành y tế.

4.2 Giải đáp thắc mắc thường gặp về hiến máu

Đến tháng có hiến máu được không?

Pháp luật không có quy định người đến ngày đèn đỏ thì không được hiến máu hay phải trì hoãn hiến máu. Do đó mà phụ nữ đến ngày đèn đỏ vẫn có thể hiến máu nếu đạt tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT.

Người gầy hiến máu có tốt không?

Việc hiến máu không gây hại và ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe. Chẳng những vậy, lợi ích từ việc đi hiến máu là vượt hơn cả mong đợi; vì vậy cho dù bạn là người gầy đi chăng nữa thì bạn vẫn có thể đi hiến máu bình thường như bao người khác; và việc hiến máu vẫn rất tốt đối với những người gầy.

4.3 Cần làm gì trước khi hiến máu?

Ăn trước khi hiến máu có tốt không? Tất nhiên là có. Ngoài ra trước khi hiến máu, bạn cần:

  • Ngủ sớm và đủ giấc vào đêm trước khi bạn hiến máu.
  • Uống nhiều nước trước khi chuẩn bị hiến máu.
  • Ăn một bữa ăn lành mạnh trước khi hiến máu. Tránh thức ăn béo, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên hoặc kem.
  • Kiểm tra xem liệu có bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng hoặc dùng gần đây có thể ngăn bạn hiến tặng hay không. Ví dụ, nếu bạn là người hiến tiểu cầu, bạn không được dùng aspirin trong hai ngày trước khi hiến.
  • Mặc áo có thể xắn tay áo lên để tiện cho việc hiến máu.
Lưu ý khi đi hiến máu
Hiến máu sẽ không tốt khi bạn không có ngủ đủ; hay thức khuya

4.4 Cần làm gì sau khi hiến máu?

  • Nghỉ tại điểm hiến máu tối thiểu 15 phút.
  • Chỉ ra về khi cảm thấy thực sự thoải mái.
  • Hạn chế gập tay trong quá trình nghỉ sau hiến máu.
  • Tiếp tục uống nhiều nước để bổ sung lại thể tích bị mất khi hiến máu.
  • Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

Hy vọng qua bài viết này bạn không còn lo sợ hiến máu có tốt không nữa. Bạn cũng sẽ biết được quy trình, điều kiện và cách chăm sóc bản thân sau khi hiến máu.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. The Surprising Benefits of Donating Blood
https://healthmatters.nyp.org/the-surprising-benefits-of-donating-blood/
Ngày truy cập: 08/06/2023

2. Những điều người hiến máu tình nguyện cần biết
https://vsh.org.vn/nhung-dieu-nguoi-hien-mau-tinh-nguyen-can-biet.htm
Ngày truy cập: 08/06/2023

3. Health Benefits | OneBlood
https://www.oneblood.org/about-donating/blood-donor-basics/can-i-donate/health-benefits.stml
Ngày truy cập: 08/06/2023

4. Blood donation – Better Health Channel
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/blood-donation
Ngày truy cập: 08/06/2023

5. What to do Before, During and After a Donation
https://www.redcrossblood.org/donate-blood/blood-donation-process/before-during-after.html
Ngày truy cập: 08/06/2023

x