Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 28/09/2022

Dấu hiệu viêm âm đạo là gì? Cách chữa viêm âm đạo

Dấu hiệu viêm âm đạo là gì? Cách chữa viêm âm đạo
Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm vùng kín, mà một phần ba phụ nữ ở mọi lứa tuổi có thể bị ít nhất một lần trong đời. Trong số đó, tình trạng viêm phụ khoa do vi khuẩn là phổ biến nhất. Một bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 44.

Từ khi chị em phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục, cũng như biết quan tâm đến sức khỏe phụ khoa nhiều hơn; thì chị em sẽ muốn tìm hiểu hoặc đi khám, nếu như có bất kỳ vấn đề gì khác thường. Vậy hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về viêm âm đạo, dấu hiệu viêm âm đạo, cách chữa và thuốc điều trị viêm âm đạo là gì ngay nhé!

1. Phân biệt âm đạo và âm hộ

Nhiều chị em thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm “âm đạo” và “âm hộ”. Cả âm đạo và âm hộ đều thuộc bộ phận sinh dục nữ, song hai phần này lại có vị trí và cấu tạo khác nhau:

  • Âm đạo: Âm đạo phụ nữ là một phần cơ quan sinh dục nữ bên trong. Cấu tạo âm đạo có hình ống dài khoảng 7 – 15cm chạy từ âm hộ đến cổ tử cung. Để biết nhiều hơn, chị em xem bài viết âm đạo là gì.
  • Âm hộ: Âm hộ (cửa mình) là phần cơ quan sinh dục nữ bên ngoài bao gồm: môi lớn, môi bé, lỗ niệu đạo ngoài, âm vật và cửa vào âm đạo.

2. Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là gì và có nguy hiểm không? Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến tiết dịch, ngứa và đau. Nguyên nhân thường do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Ngoài ra, tình trạng giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh cũng có thể gây ra viêm âm đạo. Các loại viêm âm đạo phổ biến nhất là:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo: do mất cân bằng môi trường vi khuẩn thường trú của âm đạo dẫn đến sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn khác.
  • Nhiễm nấm: thường do nấm Candida albicans gây ra.
  • Trichomoniasis: do ký sinh trùng gây ra và thường lây truyền qua quan hệ tình dục.

3. Những dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị viêm âm đạo

Những dấu hiệu viêm âm đạo
Dấu hiệu viêm âm đạo – Viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Phụ nữ được khuyến cáo thực hiện khám phụ khoa & tầm soát các bệnh lý mạn tính 2 lần/năm. Đặc biệt các trường hợp chị em nhận thấy có dấu hiệu viêm âm đạo tương tự dưới đây thì nên đi khám phụ khoa ngay.

3.1 Tăng tiết dịch âm đạo bất thường

Để làm sạch và giữ cho môi trường âm đạo luôn ẩm ướt tự nhiên; cơ thể sẽ tiết lượng dịch âm đạo phù hợp. Nếu âm đạo khỏe mạnh, không có viêm nhiễm, dịch này có màu trắng trong như lòng trứng gà hoặc trắng đục nhẹ, hơi có mùi thanh và dai.

Nhưng khi bị viêm âm đạo, dấu hiệu cho thấy dịch âm đạo sẽ có những đặc điểm bất thường cả về màu sắc, mùi và lượng dịch. Lúc này, dịch tiết âm đạo được gọi là khí hư; đặc điểm khí hư sẽ phụ thuộc vào tác nhân gây viêm âm đạo.

Thường gặp nhất là khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám, có mùi hôi và dính đặc; nguyên nhân gây viêm nhiễm là nấm hoặc vi khuẩn.

3.2 Dấu hiệu phổ biến khi bị viêm âm đạo là ngứa âm đạo

Viêm âm đạo thường gây khó chịu cho người mắc triệu chứng này, đặc biệt là khi âm đạo bị ngứa thường xuyên, thỉnh thoảng có thêm cảm giác đau rát ngoài vùng âm đạo. Cơn ngứa có thể râm ran như kiến bò; ngứa từng cơn; ngứa vùng kín về đêm; hoặc ngứa cả ngày, thậm chí có thể kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn.

3.3 Đau tức vùng bụng dưới, đau rát đường tiểu là dấu hiệu viêm âm đạo

Phụ nữ bị viêm phần phụ cấp tính hoặc mạn tính đều có thể gặp phải tình trạng này. Đặc biệt là các đợt cấp tính; dấu hiệu đau tức vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo, tiểu rắt, tiểu buốt, sốt,… sẽ xuất hiện.

Nếu chị em nhận thấy mình có những dấu hiệu tương tự, có thể là viêm âm đạo, và bệnh đã tiến triển nặng và tình trạng có thể lan rộng hơn. Lúc này chị em cần sớm đi thăm khám và điều trị, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ.

3.4 Đau rát khi quan hệ tình dục

Đau rát khi quan hệ tình dục rất có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo
Đau rát khi quan hệ tình dục rất có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo

Đau rát khi quan hệ có phải là dấu hiệu của viêm âm đạo không? Đây không chỉ là dấu hiệu của viêm âm đạo mà còn liên quan đến các bệnh lý phụ khoa khác. Tình trạng này cho thấy môi trường âm đạo đang bị mất cân bằng; làm giảm tiết dịch bôi trơn khi quan hệ; âm đạo bị khô, làm cho việc quan hệ tình dục trở nên khó khăn.

3.5 Ra máu bất thường

Phụ nữ không trong thai kỳ sẽ có 3 – 5 ngày ra kinh nguyệt vào mỗi tháng; tuy nhiên nếu kinh nguyệt kéo dài hoặc chảy máu bất thường; đặc biệt máu đen kèm theo những cơn đau thì đây lại là vấn đề liên quan đến viêm âm đạo. Lúc này những tác nhân và dấu hiệu gây viêm âm đạo có thể đã lộ diện rõ, và bắt đầu gây tổn thương các mô và dẫn đến chảy máu.

Ngoài ra, dấu hiệu này còn xuất hiện ở những bệnh nhân ung thư; cụ thể là ung thư cổ tử cung.

3.6 Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt (hay kinh nguyệt không đều) rất có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt thể hiện tình trạng sức khỏe nội tiết của phụ nữ; và nếu kinh nguyệt bắt đầu có dấu hiệu kéo dài, rong kinh, hoặc dấu hiệu bất thường nào khác; chị em nên chủ động thăm khám bác sĩ để kịp thời nhận diện những vấn đề liên quan đến bệnh lý và cả sinh lý.

4. Nguyên nhân bị viêm âm đạo là gì?

Một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị viêm âm đạo phổ biến, bao gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Nhiễm nấm âm đạo.
  • Nhiễm Trichomonas.
  • Viêm âm đạo không nhiễm trùng.
  • Hội chứng viêm teo đường tiết niệu dục ở người già.

5. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm âm đạo

Theo kết luận của Tổ chức y tế JH Medicine, dấu hiệu viêm âm đạo phổ biến đến mức có đến ⅓ phụ nữ; ở mọi lứa tuổi; đều có thể bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Ngoài những dấu hiệu viêm âm đạo đã nêu trên, chị em cần lưu tâm thêm những điều có thể làm tăng nguy cơ bị viêm âm đạo ở phụ nữ, bao gồm:

  • Những thay đổi nội tiết liên quan đến thai kỳ, thuốc tránh thai hoặc mãn kinh.
  • Nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
  • Các loại thuốc như kháng sinh và steroid.
  • Sử dụng các thuốc diệt tinh trùng để ngừa thai.
  • Bệnh tiểu đường không kiểm soát được.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh như bông tắm, thuốc xịt âm đạo hoặc thuốc khử mùi âm đạo.
  • Thụt rửa âm đạo.
  • Mặc quần áo ẩm ướt hoặc chật.
  • Sử dụng dụng cụ tử cung để ngừa thai.

6. Chẩn đoán dấu hiệu viêm âm đạo thông qua kỹ thuật y tế

Nếu xuất hiện triệu chứng và dấu hiệu viêm âm đạo, bác sĩ sẽ thực hiện khám âm đạo để xác định tình trạng này. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Lấy mẫu dịch tiết: Bác sĩ lấy mẫu dịch tiết tử cung hoặc âm đạo để xét nghiệm, chẩn đoán xác định loại viêm âm đạo, bằng cách soi dịch âm đạo và cấy dịch âm đạo.
  • Thực hiện xét nghiệm pH: Bác sĩ có thể kiểm tra độ pH âm đạo bằng cách sử dụng que thử pH hoặc giấy thử pH. pH cao có thể cho thấy nhiễm vi khuẩn âm đạo hoặc trichomonas. Tuy nhiên, chỉ kiểm tra pH thì chưa thể đưa ra quyết định chắc chắn.

7. Những cách chữa và điều trị khi có dấu hiệu viêm âm đạo

Thuốc điều trị viêm âm đạo cho từng dấu hiệu khác nhau

Tùy thuộc vào nguyên nhân viêm âm đạo và các dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo, mà bác sĩ sẽ chọn thuốc trị viêm âm đạo khác nhau, chẳng hạn như:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Đối với loại viêm âm đạo này, bác sĩ thường có thể kê thuốc metronidazol hoặc clindamycin cho bạn.
  • Nhiễm nấm: Nhiễm nấm thường được điều trị bằng kháng nấm hoặc thuốc viên đặt âm đạo như miconazole; clotrimazole; butoconazole; hoặc tioconazole.
  • Nhiễm trichomonas: Bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị viêm âm đạo như viên nén metronidazole; hoặc tinidazole.
  • Viêm âm đạo không do nhiễm trùng: Để điều trị loại viêm âm đạo này, bạn cần phải xác định nguồn gốc của các kích ứng và tránh xa nó. Các tác nhân có thể bao gồm xà phòng, chất tẩy giặt, băng vệ sinh hoặc tampon vệ sinh.

8. Ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo với chế độ sinh hoạt phù hợp

Những điều chị em nên và không nên làm sau đây; sẽ có thể làm giảm nguy cơ bị viêm âm đạo cũng như khả năng bệnh có thể quay trở lại.

Nên

  • Rửa xung quanh âm hộ bằng nước ấm và lau khô
  • Chọn đồ lót bằng cotton
  • Sử dụng miếng lót thay cho băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt
  • Sử dụng bao cao su và chất bôi trơn khi quan hệ tình dục

Không nên

  • Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo
  • Không tắm nước nóng
  • Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm, cụ thể là các loại xà phòng và chất khử mùi

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Vaginitis
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vaginitis/symptoms-causes/syc-20354707
Ngày truy cập: 20/07/2022

2. Vaginitis
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9131-vaginitis
Ngày truy cập: 20/07/2022

3. Vaginitis
https://familydoctor.org/condition/vaginitis/
Ngày truy cập: 20/07/2022

4. Vaginitis
https://www.plannedparenthood.org/learn/health-and-wellness/vaginitis
Ngày truy cập: 20/07/2022

5. Vaginitis
https://www.nhs.uk/conditions/vaginitis/
Ngày truy cập: 20/07/2022

x