Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/04/2021

Dấu hiệu phá thai còn sót, mẹ cẩn thận với các biến chứng nguy hiểm!

Dấu hiệu phá thai còn sót, mẹ cẩn thận với các biến chứng nguy hiểm!
Vì nhiều lý do, không ít mẹ bầu đã chấm dứt thai kỳ bằng thuốc. Tuy là phương pháp khá an toàn, song bạn có thể có các dấu hiệu phá thai còn sót.

Dấu hiệu phá thai còn sót bắt đầu bằng tình trạng ra máu nhiều ngày khiến cho cơ thể bị mất máu, thiếu máu, âm đạo bị nhiễm trùng… Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn trải qua các phương pháp phá thai bằng thuốc hoặc phương pháp nạo thai, phương pháp hút thai. Nếu để kéo dài, những dấu hiệu phá thai còn sót này sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu khu.

Dấu hiệu phá thai còn sót

Xác định các dấu hiệu phá thai còn sót và biến chứng khác

1. Sót nhau, sót thai

Khi thấy các biểu hiện trên, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Thông thường, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm, qua đó sẽ xác định những biểu hiện của bạn có phải là dấu hiệu phá thai còn sót, là tình trạng sót nhau hoặc sót thai hay không.

Lời khuyên cho bạn: Sau khi thực hiện chấm dứt thai kỳ, bạn cần phải trở lại tái khám để chắc chắn lòng tử cung đã sạch thai hoàn toàn, tránh để sót nhau thai sau khi phá thai bằng thuốc.

2. Máu, dịch tồn ứ và các biến chứng khác

Đôi khi dù nhau và khối thai được lấy sạch nhưng vẫn còn tồn đọng khối máu và dịch trong tử cung. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể được tiếp tục điều trị nội khoa và theo dõi thêm một thời gian. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để lấy khối máu hoặc khối dịch.

 đau bụng, một dấu hiệu phá thai còn sót

Dù là trước hay sau khi phá thai, buồng tử cung phải luôn tuyệt đối vô khuẩn. Song, các phương pháp phá thai bằng thuốc, phương pháp nạo thai, phương pháp hút thai dù có kỹ thuật tốt, vẫn có thể xảy ra biến chứng, rủi ro khiến niêm mạc tử cung bị chảy máu, là môi trường tốt để vi khuẩn xâm nhập rồi gây nhiễm trùng. Các tai biến đến muộn hơn có thể bao gồm: sót nhau thai sau khi phá thai bằng thuốc, nguy cơ nhiễm trùng, sốt, chảy dịch hôi, viêm dính buồng tử cung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh nở về sau của nữ giới.

Tuổi thai càng lớn, biến chứng càng cao, đặc biệt là khi kèm theo đó còn có tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

Bạn có thể nhận biết tử cung bị tồn đọng khối máu, dịch gây nhiễm trùng khi thấy một số biểu hiện như: âm đạo ra máu dai dẳng nhiều ngày sau đó, có mùi hôi khó chịu, đau bụng ngày càng nhiều, hơi thở có mùi, sốt, mệt mỏi…

Lời khuyên cho bạn: Nếu gặp những biểu hiện trên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Sau khi phá thai, dù là phá thai bằng thuốc hay phương pháp hút thai, phương pháp nạo thai, bạn đều phải tái khám để chắc chắn lòng tử cung đã sạch thai hoàn toàn và tử cung trở về trạng thái vô khuẩn tuyệt đối.

Tự bảo vệ bản thân: Trước khi phá thai nên làm gì?

 khi khám khi có dấu hiệu phá thai còn sót

Để đảm bảo an toàn sau khi phá thai, không phải thấy xuất hiện các dấu hiệu phá thai còn sót, bạn cần tìm hiểu kỹ qua bác sĩ về quy trình chấm dứt thai kỳ thông qua các câu hỏi:

  • Thủ thuật phá thai ra sao
  • Thời gian thực hiện bao lâu
  • Thời gian và cách tĩnh dưỡng, chăm sóc cơ thể sau khi phá thai ra sao?
  • Và các vấn đề liên quan khác…
  • Bạn nên chia sẻ cảm xúc cùng người thân khi phải chấm dứt thai kỳ để đề phòng chứng trầm cảm. Nếu trước, trong hoặc sau khi phá thai, bạn cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi hoặc cô đơn, bạn càng nên tìm cách giải tỏa cảm xúc với người thân hoặc bác sĩ tâm lý.

    Bên cạnh các dấu hiệu phá thai còn sót, bạn cũng cần hiểu rằng quá trình chấm dứt thai kỳ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: thủng tử cung, băng huyết, tổn thương cổ tử cung, tổn thương âm đạo và các tác dụng phụ do thuốc tê thuốc mê khác… Đặc biệt, bạn nên lắng nghe cơ thể vì có những tai biến sẽ xuất hiện muộn hơn sau khi phá thai như viêm dính buồng trứng, chảy dịch hôi. Thậm chí nếu để nhiễm trùng lây lan tới buồng trứng, khả năng sinh sản sau này cũng sẽ bị ảnh hưởng, có thể dẫn tới khó có con.

    Chăm sóc sau khi phá thai

    Do có những dấu hiệu sót thai và những biến chứng sau khi chấm dứt thai kỳ, bạn cần bảo vệ bản thân bằng cách lưu ý kỹ đến việc chăm sóc cơ thể, cụ thể như:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng sau khi phá thai.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách.
  • Ngưng quan hệ tình dục theo chỉ định của bác sĩ, thông thường là không giao hợp sau một tháng phá thai.
  • Dù có dấu hiệu sót nhau thai hay không, sau khi phá thai bạn vẫn nên tái khám để đề phòng trường hợp rủi ro càng để lâu, nguy cơ nhiễm trùng càng cao. “Một lần sảy, bằng ba lần sinh”, vì vậy hãy cẩn thận chăm sóc bản thân thật tốt, mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc bản thân sau sinh nhé!

    >>>Xem thêm: Chăm sóc mẹ sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồi.

    Vinh An

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x