Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/04/2022

Da bị nhiễm corticoid: Thông tin bạn cần biết từ A tới Z

Da bị nhiễm corticoid: Thông tin bạn cần biết từ A tới Z
Da bị nhiễm corticoid là tình trạng viêm, tổn thương do tích tụ độc tố lâu ngày. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến sức khỏe yếu đi. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, cùng Marrybaby theo dõi bài viết dưới đây! 

Da bị nhiễm corticoid là do đâu? Corticoid là thành phần được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm, nhờ khả năng mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Thế nhưng vì ham rẻ, lạm dụng quá nhiều mà một số chị em trở thành “nạn nhân” của corticoid.

Da bị nhiễm corticoid là gì?

Corticoid được biết đến là hoạt chất có tính kháng viêm, ức chế miễn dịch, có thể bôi tại chỗ hoặc tiêm. Da bị nhiễm corticoid khi lượng corticoid tích tụ dưới da quá nhiều, gây giãn mạch.

Mặc dù hiệu quả mà corticoid mang lại thường rất nhanh, nhưng nó cũng có rất nhiều tác dụng phụ. Khi bị nhiễm corticoid, da sẽ sưng đỏ, xuất hiện nhiều mụn nhỏ màu trắng kèm xung huyết.

Trầm trọng hơn còn gây ra đau rát, châm chích, bong tróc. Phổ biến nhất bao gồm teo da, viêm da quanh miệng, mụn trứng cá và ban xuất huyết. Chứng tăng sắc tố, thay đổi sắc tố, vết thương chậm lành (1)

da nhiễm corticoid 1

Thông thường, liều lượng corticoid trong thuốc được kiểm soát chặt chẽ và được bác sĩ kê theo đơn thuốc cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay có rất người tiêu dùng tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da chứa corticoid, đặc biệt việc tin dùng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chứa hàm lượng cao corticoid khiến cho da bị nhiễm độc, viêm nhiễm nghiêm trọng.

Nguyên nhân da bị nhiễm corticoid

Trong y tế, liều lượng sử dụng corticoid được kiểm soát rất nghiêm ngặt, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Dẫu vậy việc da bị nhiễm corticoid phải kể đến những lý do sau:

  • Tự ý sử dụng thuốc corticoid mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng mỹ phẩm làm đẹp có chứa corticoid trong thời gian dài.
  • Dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ như thuốc rượu, kem trộn,…

Dấu hiệu nhận biết da bị nhiễm corticoid

Lúc mới sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid sẽ khiến da đẹp lên trông thấy, chỉ sau vài ngày. Thế nhưng chỉ sau một thời gian dài sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng da bị “nghiện” corticoid. Hậu quả là những triệu chứng viêm da xuất hiện.

da nhiễm corticoid 4

Một số dấu hiệu nhận biết:

  • Bị nhiễm corticoid nhẹ: Nổi mụn li ti, ửng đỏ, nóng rát và giãn mạch máu.
  • Nhiễm corticoid nặng: Phát ban, cảm giác ngứa, châm chích nóng bừng khó chịu (ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể).

Các triệu chứng thường xuất hiện sau 2-4 tuần ngưng dùng Corticoid. Nếu có một trong những dấu hiệu trên, bạn cần dùng thuốc ngay lập tức và xin từ vấn từ bác sĩ.

Điều trị da nhiễm corticoid

Da bị nhiễm corticoid càng nặng, thời gian và công sức điều trị càng lâu. Bác sĩ da liễu sẽ khám và xác định tổn thương từ đó đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Thông thương việc phục hồi da nhiễm corticoid được chia làm hai loại: thể nhẹ và nặng.

1. Da bị nhiễm corticoid nặng

Trước khi điều trị da nhiễm corticoid nặng, ta cần đánh giá mức độ nhiễm độc. Bởi một số trường hợp bị nhiễm lâu đã xuất hiện mụn viêm, nhám thậm chí là nhiễm trùng, hoại tử da. Do đó việc dừng corticoid ngay lập tức có thể gây ra phản ứng mạnh.

da nhiễm corticoid 5

Theo đó, lượng dùng sẽ được giảm dần dần từ 3 lần/ ngày xuống còn 2 lần/ ngày. Khi da đã quen với cường độ đó thì giảm đều đến khi ngưng sử dụng hoàn toàn.

Bên cạnh đó, hiện nay còn có một số công nghệ và phương pháp phục hồi da nhiễm corticoid như:

  • Công nghệ ánh sáng sinh học: Sử dụng bước sóng và công nghệ cao để loại bỏ vi khuẩn, hạn chế tuyến bã nhờn hoạt động. Phương pháp này sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng.
  • Thay da hóa học và lăn kim: Thường được dùng khi da bị nhiễm corticoid gây ra mụn. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nhiễm mà có liệu trình riêng.
  • Thuốc kê đơn: Thuốc kháng viêm, kháng sinh làm giảm và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
  • Thảo dược: Nhờ công dụng giải độc, kháng viêm và đào thải độc tố mà thảo dược được ưa chuộng trong điều trị da nhiễm corticoid.

2. Nhiễm corticoid mức độ nhẹ

Việc đầu tiên bạn cần làm khi da bị nhiễm corticoid là “truy tìm” sản phẩm có chứa thành phần đó và vứt chúng đi. Chu trình dưỡng da sẽ tập trung vào khả năng làm dịu và kháng viêm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tỉ mỉ cách để da hồi phục nhanh chóng sau khi nhiễm.

>>>Bạn có thể xem thêm: Những loại mỹ phẩm bà bầu nên tránh xa, xem ngay để rõ

3. Phục hồi da bị nhiễm corticoid tại nhà

Ngoài việc tuân thủ các phác đồ mà bác sĩ đưa ra, bạn cũng cần chú ý những điều sau:

  • Làm sạch da bằng nước muối sinh lý 2 lần/ ngày.
  • Che chắn cẩn thận khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
  • Hạn chế sờ tay lên vùng da bị nhiễm, không gãi và bóc da.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác như vitamin C, vitamin E, Kẽm
  • Nói không với thực phẩm cay nóng, chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ,…

>>>Có thể bạn muốn xem: Bà bầu ăn mì cay được không, mẹ thích ăn cay xem ngay để biết

Da bị nhiễm corticoid cần được phát hiện và điều trị sớm, tránh tình trạng viêm nhiễm trở nặng. Bên cạnh đó, bạn cần cẩn trọng và lựa chọn mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm tra chặt chẽ. Hãy trở thành người tiêu dùng thông minh nếu không muốn những vết nám, sạm da trở thành “bạn đời” của ta.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Side-effects of topical steroids: A long overdue revisit
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4228634/#ref5
Truy cập ngày 5/4/2022

Use and abuse of topical corticosteroids in infections of the skin and related structures
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12848111/
Truy cập ngày 5/4/2022

The role of corticosteroids in dermatology
https://www.nps.org.au/australian-prescriber/articles/the-role-of-corticosteroids-in-dermatology
Truy cập ngày 5/4/2022

Choosing Topical Corticosteroids
https://www.aafp.org/afp/2009/0115/p135.html
Truy cập ngày 5/4/2022

Corticosteroid (Oral Route, Parenteral Route)
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/corticosteroid-oral-route-parenteral-route/description/drg-20070491
Truy cập ngày 5/4/2022

x