Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/12/2020

Bạn có biết y học cổ truyền xa xưa có cách chữa đau răng bằng cách bấm huyệt?

Bạn có biết y học cổ truyền xa xưa có cách chữa đau răng bằng cách bấm huyệt?
Nhiều người cho biết đau răng là cảm giác kinh khủng nhất họ trải qua. Thậm chí, cơn đau âm ỉ kéo dài còn khó chịu hơn đau do vết thương hoặc đau đẻ. Bạn có biết rằng Y học cổ truyền xa xưa tìm ra cách chữa đau răng bằng day ấn huyệt và sử dụng dược liệu? Cách chữa trị này giúp người xưa "sống sót" khỏi cơn đau răng buốt óc, khi chưa có kem đánh răng chứa flour và các chế phẩm hiện đại.

Cách chữa đau răng bằng cách ấn huyệt được bác sĩ Hu Naiwen (Hồ Nãi Văn)_ bác sĩ Đông Y tình cờ phát hiện qua một người bạn. Người này cho biết bản thân bị đau răng, và khi ấn huyệt, cơn đau đã biến mất thần kỳ.

Trong một quyển sách Đông y cổ, người này tình cờ đọc được thông tin huyệt Tam Gian (三閒) có tác dụng chữa đau răng. Anh dùng thuật châm cứu châm vào huyệt này và cảm thấy cơn đau răng giảm đi rõ rệt.

“Nhất đau mắt, nhì đau răng”. Nhờ các bài ấn huyệt này, bạn sẽ cắt được cơn đau răng hành, chờ điều trị chuyên khoa.

[remove_img id=3983]

Giảm nhức buốt răng bằng day ấn huyệt

Bệnh đau răng thường gặp do sâu răng, áp xe răng, bệnh nướu, răng nứt, răng khôn mọc.. Theo Tây y là do các dây thần kinh ở chân răng bị sưng tấy hay nhiễm trùng.

Khi ăn uống không khoa học, răng miệng vệ sinh không đảm bảo là môi trường cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu răng, nứt răng. Trong khi đó, theo Đông y, khi cơ thể vị nhiệt, thận hư thấp nhiệt cũng làm cho răng lợi sưng đau, sâu răng hay mưng mủ.

Huyệt Tam gian

Đông y quan niệm răng là phần mở rộng của xương và thuộc tạng thận. Huyệt Tam Gian nằm ở cuối lóng ngón tay trỏ, lại là huyệt thứ 3 của kinh Đại Trường. Huyệt này nằm tại chỗ lõm, sau và ngoài khớp xương bàn – ngón trỏ, trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay. Huyệt này chủ trị ngón tay trỏ viêm, lưng bàn tay đau, mắt đau, răng hàm dưới đau, họng đau, thần kinh sinh ba đau. Các lương y châm cứu vùng này giúp hỗ trợ Thận, giảm đau răng.

Cách chữa đau răng- Tam gian

Các huyệt khác

Day ấn các huyệt đạo này không trị dứt đau răng, nhưng nhanh chóng giảm cảm giác đau nhức.

Hạ quan: Ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má. Day vào huyệt hạ quan, mỗi bên 50 lần.

Giáp xa: Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức. Dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt giáp xa, mỗi bên day 50 lần.

Cách chữa đau răng ấn huyệt
Vị trí huyệt Hạ quan và Giáp xa

Hợp cốc: Khép chặt hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2. Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc mỗi bên 10 lần.

Cách chữa đau răng ấn huyệt

Thái khê: Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau. Dùng ngón cái day huyệt thái khê mỗi bên khoảng 100 lần.

Cách chữa đau răng ấn huyệt Thái Khê

Cách chữa đau răng theo Đông y

Đau răng có hai nguyên nhân chính: Đau răng và đau lợi.

Đông y quan niệm răng là phần mở rộng của xương, và vì thận chủ cốt, chúng cũng điều khiể răng. Khi thận có vấn đề, răng cũng có vấn đề. Do vậy, muốn răng khỏe mạnh và không đau phải giữ cho Thận khỏe mạnh. Khi răng lung lay và chân răng sưng, đó là dấu hiệu cho thấy thận yếu và làm việc quá sức.

Đau nướu có nguyên nhân khác, Đau nướu dưới là Thủ Dương Minh, tức kinh Đại Trường có vấn đề, đau nướu trên là Túc Dương Minh, tức vấn đề ở dạ dày.

[remove_img id=4280]

Các phương thuốc chữa trị đau răng

Ngâm Bạch Tật Lê trong nước và dùng như nước súc miệng.

Súc miệng bằng muối khoáng cũng giúp trị đau răng. Cách này giúp răng chắc khỏe hơn. Hiện nay, bên cạnh các loại kem đánh răng có chứa flour, bạn cũng có thể tìm mua kem đánh răng chứa muối khoáng, kem chứa chiết xuất than tre…

Tiêu có tác dụng như thuốc gây tê. Khi đau răng, cắn hạt tiêu vào vùng răng đang đau một lúc cũng giúp giảm cơn đau.

Cây hẹ có tác dụng tăng cường thận. Ăn canh hẹ trong trường hợp bị đau răng hoặc suy thận sẽ giúp bớt đau.

Đau răng do phong nhiệt nguyên nhân chính do dạ dày nóng. Nướu răng sưng to, đau nhức khi tiếp xúc đồ ăn thức uống nóng hoặc lạnh quá. Sử dụng các loại thảo dược có tác dụng làm mát, hạ hỏa sẽ giúp bớt đau. Trong trường hợp này, dùng nước nha đam súc miệng giúp giảm đau nhanh chóng.

Cách chữa đau răng nguồn gốc tự nhiên

Nếu đau răng do phong nhiệt, có thể điều trị bằng Ôn Phong Tán. Bài thuốc này gồm: Đương quy 6gr, Tế tân 4,5gr, Xuyên khung 6gr, Cảo bản 6gr, Bạch chỉ 6gr, Phong phòng 18gr, Tất bát 6gr. Sắc lấy nước.

Trong trường hợp đau răng không sưng tấy nhưng nướu đau, uống nước ấm nóng sẽ làm dịu cơn đau. Hoặc có thể cho thêm Khương hoạt, Ma hoàng, Phụ tử vào thang Ôn Phong tán. Một nửa ngậm súc miệng, một nửa uống.

Chăm sóc răng miệng, giữ gìn sức khỏe cho cơ thể, lục phũ ngũ tạng là cách chữa đau răng hữu hiệu. Ngay khi có các dấu hiệu răng sâu, răng lung lay, bạn nên đến chuyên khoa điều trị để giữ răng miệng luôn khỏe mạnh.

Theo EpochTimes và nhiều nguồn khác

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x