Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 28/12/2021

Biến thể Omicron nguy hiểm đến mức nào bạn biết chưa?

Biến thể Omicron nguy hiểm đến mức nào bạn biết chưa?
Xuất hiện vào những tháng cuối cùng của năm 2019, SARS-CoV-2 đã và đang trở thành một trong những cơn đại dịch lớn nhất toàn cầu. 2 năm sau đó, vào tháng 11 năm 2021, một biến thể của SARS-CoV-2 xuất hiện và được báo cáo lên Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), được đặt tên là biến thể Omicron. WHO cũng đã phân loại và xếp biến thể này vào nhóm biến thể đáng lo ngại. 

Liệu biến thể covid-19 Omicron nguy hiểm đến mức nào, tốc độ lây lan có cao hơn biến thể Delta trước đó? Vaccine ngừa Covid-19 hiện nay có còn tác dụng đối với biến thể mới này? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay về biến thể SARS-CoV-2 mới nhất này nhé!

Biến thể Omicron
Omicron được đánh giá là một biến thể COVID-19 đáng lo ngại

Biến thể Omicron là gì?

Biến thể SARS-CoV-2 mới này được phát hiện đầu tiên tại Nam Phi (vào ngày 9 tháng 11 năm 2021) và sau đó được WHO đặt tên là biến thể virus Corona chủng mới B.1.1.529. Sau đó, biến thể có tên gọi là Omicron, có nghĩa là nhỏ bé trong bảng chữ cái Hy Lạp.

Hiện nay, không dừng lại ở Nam Phi mà biến chủng này đã bắt đầu xuất hiện tại các quốc gia Châu Âu và Châu Á như Anh, Ý, Đức, Nhật Bản,… Nhiều nước Châu Âu cũng đưa ra quyết định tạm đóng cửa, không khai thác chuyến bay từ miền Nam của Châu Phi.

Có thể thấy, biến thể Omicron là một biến thể đặc biệt nguy hiểm và đáng lo ngại, có thể “vượt mặt” biến thể Delta về tốc độ phát tán, nguy cơ tái nhiễm.

Biến thể SARS-CoV-2 Omicron nguy hiểm như thế nào?

Được WHO xếp loại vào biến thể đáng lo ngại, Omicron đang trở thành nỗi lo chung của toàn bộ các quốc gia trên thế giới. Theo các xét nghiệm ghi nhận, biến thể này có số lượng đột biến cao bất thường.

Cụ thể, biến thể này có đến tận 32 đột biến trên protein gai – một thành phần giúp virus bám vào các tế bào của cơ thể. Dựa trên cơ sở này, các nhà khoa học đang lo ngại Omicron sẽ có tốc độ lây lan nhanh hơn, làm giảm hiệu quả của các loại vaccine ngừa Covid-19 hiện đang được sử dụng.

1. Omicron có khả năng “vượt mặt” biến thể Delta về độ nguy hiểm?

Tuy biến thể Omicron được dự đoán sẽ có tốc độ lây lan nhanh nhưng vẫn chưa thể khẳng định biến thể này có nguy hiểm hơn biến thể Delta xuất hiện trước đó hay không.

Vẫn cần thêm rất nhiều nghiên cứu mới có thể đánh giá chính xác được về đặc điểm của biến thể này cũng như tính nguy hiểm mà Omicron tác động đến con người.

Cần thêm nhiều nghiên cứu về mức độ nguy hiểm của biến thể Omicron

2. Về khả năng lây truyền

Hiện nay, chưa có thống kê chính xác về tốc độ lây truyền của Omicron có cao hơn so với tốc độ lây từ người sang người của biến thể Delta hay không.

Tuy hiện nay tại các nước khu vực phía Nam châu Phi, số ca nhiễm COVID-19 liên quan đến biến thể Omicron đang có xu hướng tăng lên nhưng các nghiên cứu dịch tễ học vẫn đang được tiến hành để xác định có phải do biến thể SARS-CoV-2 Omicron hay do các yếu tố khác (tỷ lệ tiêm chủng thấp, các biện pháp phòng chống dịch chưa được đảm bảo,…)

3. Về mức độ nghiêm trọng

Thống kê sơ bộ cho thấy, số ca nhập viện do dương tính với COVID-19 đang có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, điều này có thể là do số người nhiễm bệnh tăng chứ chưa thể kết luận là do ảnh hưởng từ biến thể này.

Do đó, nếu nói đến mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể Omicron gây ra so với biến thể Delta thì vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác được.

Ngoài ra, chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy sau khi nhiễm COVID-19 với biến thể Omicron thì sẽ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với khi nhiễm các biến thể khác.

Một số thắc mắc chung về biến thể Omicron

1. Nhiễm biến thể Omicron sẽ có nguy cơ tái nhiễm cao hơn không?

Nhiều người lo ngại sau khi bị COVID-19 do biến thể Omicron sẽ có nguy cơ tái nhiễm (dương tính trở lại sau khi đã âm tính). Liệu câu trả lời chính xác sẽ như thế nào?

Theo các thống kê sơ bộ, biến thể Omicron có thể làm nguy cơ tái nhiễm cao hơn so với các biến thể thuộc nhóm đáng lo ngại khác. Tuy nhiên, để kết luận chính xác thì cần nhiều thông tin và nghiên cứu hơn.

2. Bị nhiễm COVID-19 từ trước có bị tái nhiễm khi “chạm mặt” biến thể Omicron?

Các bằng chứng ban đầu từ WHO cho thấy, những người từng dương tính với virus Corona sẽ có nguy cơ tái nhiễm cao hơn khi tiếp xúc với biến thể Omicron so với các biến thể thuộc nhóm đáng lo ngại khác.

Nguồn thông tin hiện nay vẫn còn khá hạn chế nên vẫn chưa thể đưa ra khẳng định chắc chắn về vấn đề này.

3. Trẻ em có nguy cơ mắc biến thể Omicron cao hơn không?

Chưa có nghiên cứu về nguy cơ mắc biến thể Omicron của trẻ em có cao hơn hay không. Tuy nhiên, nhóm đối tượng chưa tiêm vaccine và thường xuyên tiếp xúc nơi đông người sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Do đó, cần chủ động hướng dẫn trẻ các nguyên tắc phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Hiệu quả của các phương pháp xét nghiệm hiện tại với biến thể Omicron?

Cũng như ca nhiễm COVID-19 do các biến thể khác, ca nhiễm biến thể Omicron có thể được phát hiện thông qua phương pháp xét nghiệm PCR (xét nghiệm sinh học phân tử). Thông thường, xét nghiệm PCR sẽ cho ra kết quả với độ chính xác rất cao.

Ngoài ra, người dân cũng có thể chủ động mua các bộ kit xét nghiệm để tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình có dương tính với SARS-CoV-2. Nếu kết quả dương tính, nên chủ động cách ly và liên hệ với các cơ sở y tế, chính quyền địa phương để được hướng dẫn.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu xem biến thể Omicron liệu có những tác động, ảnh hưởng nào đến các phương pháp xét nghiệm hay không.

Các phương pháp phòng ngừa và điều trị người nhiễm biến thể Omicron?

1. Phương pháp điều trị

Tính đến thời điểm hiện tại, Corticosteroid và thuốc ức chế thụ thể IL6 vẫn là các loại thuốc được sử dụng để điều trị đối với bệnh nhân COVID-19 nặng. Bên cạnh đó, tuỳ theo tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Song song với việc sử dụng hai nhóm thuốc kể trên, các nhà nghiên cứu và các bác sĩ vẫn tiếp tục kiểm chứng, đánh giá về hiệu quả của các loại thuốc hiện có đối với biến thể Omicron và nghiên cứu các loại thuốc mới để đặc trị biến thể này.

2. Phương pháp phòng ngừa

Để có thể kiểm soát dịch bệnh, điều quan trọng nhất chính là hạn chế tối đa nguy cơ dương tính với virus. Theo WHO và CDC Việt Nam (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), tiêm vaccine vẫn là một trong những biện pháp phòng ngừa hàng đầu để có thể hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh cũng như giảm thiểu tình trạng bệnh chuyển nặng hoặc tử vong.

5K và vaccine vẫn là lá chắn tốt nhất bảo vệ con người trước Omicron

Hơn nữa, vaccine còn có hiệu quả trong việc làm giảm các biến thể mới, hạn chế dịch bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, CDC cũng tiếp tục khuyến nghị người dân chủ động đeo khẩu trang ở môi trường công cộng, thậm chí đeo khẩu trang trong nhà nếu người dân đang sinh sống ở những khu vực có mức độ lây lan trong cộng đồng ở mức trung bình hoặc cao, bất kể tình trạng tiêm chủng ra sao.

Không chỉ vậy, nên tiếp tục thực hiện nguyên tắc 5K (rửa tay, giữ khoảng cách với những người xung quanh, tránh xa không gian kín, không tụ tập nơi đông người,…)

Nhìn chung, biến thể Omicron là một biến thể đáng lo ngại và vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu, thông tin để đánh giá chính xác về mức độ nguy hiểm của biến thể này. Người dân không nên chủ quan mà cần áp dụng các biện pháp phòng tránh để hạn chế khả năng lây lan của biến thể Omicron và cả những biến thể khác, cũng như giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến thể mới, góp phần giúp dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Omicron: What we know about the symptoms

https://www.aljazeera.com/news/2021/12/22/covid-omicron-symptoms-what-we-know

Ngày truy cập: 28/12/2021

What Are the Symptoms of Omicron?

https://www.nytimes.com/2021/12/21/well/live/omicron-variant-symptoms-covid.html

Ngày truy cập: 28/12/2021

Omicron symptoms: What we know about illness caused by the new variant

https://www.nbcnews.com/health/health-news/omicron-symptoms-covid-what-to-know-rcna9469

Ngày truy cập: 28/12/2021

Classification of Omicron (B.1.1.529): SARS-CoV-2 Variant of Concern

https://www.who.int/news/item/26-11-2021-classification-of-omicron-(b.1.1.529)-sars-cov-2-variant-of-concern

Ngày truy cập: 28/12/2021

What do we know about the new B.1.1.529 coronavirus variant and should we be worried?

https://www.gavi.org/vaccineswork/what-we-know-about-new-b11529-coronavirus-variant-so-far?gclid=Cj0KCQiA7oyNBhDiARIsADtGRZagw1cxyVyC0UH68rPMgQbhsLvCjrZZoIt-lu1Ajo90wmitfp27CpwaAq3-EALw_wcB

Ngày truy cập: 28/12/2021

CDC Statement on B.1.1.529 (Omicron variant)

https://www.cdc.gov/media/releases/2021/s1126-B11-529-omicron.html

Ngày truy cập: 28/12/2021

x