Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn
Cập nhật 12/07/2022

Biến chủng BA.5 nguy hiểm như thế nào? Cách phòng tránh

Biến chủng BA.5 nguy hiểm như thế nào? Cách phòng tránh
Trong thời gian gần đây, tại một số khu vực và quốc gia, dịch bệnh Covid-19 có xu hướng phức tạp trở lại với sự xuất hiện của các biến chủng covid mới.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay biến chủng BA.5 của chủng Omicron đã xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam và có nguy cơ lây nhiễm nguy hiểm hơn các biến thể cũ hiện đang tồn tại.

1. Biến chủng BA.5 là gì?

Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2019, virus SARS-Cov-2 đã có nhiều đột biến. Gần đây và cũng là biến chủng mới nhất của covid là Omicron. Đặc biệt nguy hiểm khi chủng Omicron này đã trở nên ưu thế và đã có nhiều đột biến và hình thành thêm biến chủng phụ; trong đó có BA.4 và BA.5.

Biến chủng covid mới BA.4 và BA.5 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi, tháng 01/2022. Sau đó chúng bắt đầu lây lan sang các quốc gia lân cận trên Thế Giới và gần đây là Việt Nam. Biến thể phụ BA.5 đã có những sự thay đổi trong protein của chúng với tên gọi là L452R và F486V, sự thay đổi này giúp chúng tăng khả năng bám dính vào tế bào vật chủ; và tự điều chỉnh trung hòa với hệ miễn dịch.

2. Mức độ nguy hiểm của biến chủng mới BA.5

"Mức

Sự nguy hiểm của biến chủng này ở điểm tốc độ lây lan của chúng rất nhanh; khả năng cao là sẽ thay thế biến chủng BA.1 và BA.2 trước đó.

Theo cơ sở dữ liệu toàn cầu từ GISAID cho thấy, việc các biến thể virus và số ca mắc bệnh đang tăng mạnh trên diện rộng toàn cầu. Đặc biệt, tại Nam Phi, biến chủng BA.4 tăng từ 1% lên 35%, biến chủng BA.5 hiện tại là 20% kể từ đầu tháng 01/2022.

Theo những công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc gây bệnh nặng và khiến cho các ca tử vong tăng lên của BA.5 tuy không bằng chủng Delta; nhưng chúng có khả năng tấn công, gây lây nhiễm cho những người từng đã từng mắc chủng Omicron và những biến chủng trước đó.

Điều này có nghĩa rằng nếu bạn từng mắc các biến chủng của Omicron, bạn vẫn không có khả năng miễn dịch với các biến chủng mới này. Chính vì vậy, chúng rất có thể gây ra một làn sóng dịch khác. Các chuyên gia cho rằng virus còn sẽ tiến hóa nhiều hơn khiến cho nhiều người có thể mắc bệnh tới 3 hoặc 4 lần cùng với những triệu chứng kéo dài không dứt.

>>> Bạn có biết: Bệnh đậu mùa khỉ: Cơn đại dịch tiếp theo sau COVID-19?

3. Triệu chứng do các biến chủng BA.4 và BA.5 gây ra

Khi bị nhiễm biến thể này, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thường thấy ở các biến chủng của Omicron đó là:

  • Các bộ phận chịu tác động chủ yếu thuộc đường hô hấp trên trong khi chủng gốc của virus ảnh hưởng tới phổi nhiều hơn.
  • Có thể gây sốt, khó chịu hoặc cảm giác ớn lạnh, mất khứu giác, mệt mỏi, sổ mũi.
  • Đau cơ bắp, đau đầu, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra chủ trương về việc đánh giá đúng tình hình diễn biến của dịch bệnh để có phương án ứng phó kịp thời và phù hợp; tránh tạo tâm lý chủ quan nhưng cũng tránh việc gây ảnh hưởng tới mọi hoạt động của đời sống.

>>> Bạn nên đọc thêm: Các nhóm đối tượng dễ bị nhiễm Covid-19, bạn có nằm trong số đó?

4. Hiệu quả của vắc xin trong phòng chống biến chủng mới

Hiệu quả của vắc xin trong phòng chống biến chủng mới

Nghiên cứu gần đây do tạp chí y khoa NEJM công bố cho thấy hiệu quả bảo vệ đạt được sau tiêm mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ của bệnh, cụ thể là:

  • Hiệu quả chống lại SARS-CoV-2 là 45%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi các triệu chứng của Covid-19 là 55%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do mắc COVID-19 là 68%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 ở thể nặng, nguy kịch là 62%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ tử vong do mắc COVID-19 là 74%.

Bên cạnh đó, họ cũng lưu ý rằng, đối với biến chủng của Omicron là BA.4 và BA.5 đã phát triển nhanh và mạnh đến mức có thể trung hòa và né tránh kháng thể của vắc xin. Dù vậy, vắc xin vẫn thể hiện được vai trò giảm nhẹ các triệu chứng khi chúng ta nhiễm bệnh.

Chính vì vậy, cách bảo vệ bản thân an toàn nhất hiện tại là đi tiêm vắc xin khi được nhà nước chỉ định. Đặc biệt là nhóm người cao tuổi, có bệnh nền.

Các loại vắc xin khẩn cấp do tổ chức y tế thế giới WHO đề xuất sử dụng, bao gồm:

  • Covovax(Novavax formulation).
  • Novavax Nuvaxovid.
  • Moderna Spikevax.
  • Pfizer/BioNTech Comirnaty.
  • CanSino Convidecia.
  • Janssen (Johnson & Johnson) Ad26.COV2.S.
  • AstraZeneca Vaxzevria.
  • Covishield (Oxford/ AstraZeneca formulation).
  • Bharat Biotech Covaxin.
  • Sinopharm (Beijing) Covilo.
  • Sinovac CoronaVac.
  • 5. Cách phòng ngừa mắc bệnh covid cũng như các biến chủng mới

    Cách phòng ngừa mắc bệnh covid cũng như các biến chủng mới

    Tương tự như khẩu hiệu 5K đã được áp dụng tại Việt Nam, song song đó tổ chức CDC khuyến nghị người dân toàn cầu khẩn cấp thực hiện những nguyên tắc sau để bảo vệ bản thân trước biến chủng BA.5.

    • Tiêm vắc xin ngừa COVID-19; bao gồm cả tiêm lần đầu và tiêm các mũi nhắc lại.
    • Đeo khẩu trang.
    • Hạn chế tụ tập đông người.
    • Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và tránh lây lan cho người khác.
    • Rửa tay thường xuyên.
    • Che miệng, mũi khi hắt hơi và ho.
    • Làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt tiếp xúc.
    • Theo dõi sức khỏe hàng ngày và bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C, và sinh dưỡng.
    • Hạn chế di chuyển giữa các nước; trong trường hợp phải di chuyển cần thực hiện khai báo y tế..
    • Tuân thủ các quy định phòng chống dịch của nhà nước; và địa phương nơi bạn sinh sống.

    Bên cạnh đó cần loại bỏ những tâm lý chủ quan như:

    • Đánh giá không đúng về tác động của vắc xin: chẳng hạn một số người cho rằng việc tiêm vắc xin có thể gây ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản.
    • Cho rằng nếu đã mắc Covid-19 thì không cần tiêm vắc xin: thực tế cho thấy bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh nhiều lần với những biến chủng khác nhau.
    • Nghi ngờ về độ an toàn của vắc xin: mặc dù được sản xuất trong thời gian ngắn nhưng vắc xin đã được thử nghiệm và kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng trước khi công bố toàn cầu.

    Tóm lại, biến thể phụ BA.4 và BA.5 đang có tốc độ lây lan chóng mặt với diễn biến phức tạp. Để bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người; bạn hãy thực hiện các quy định phòng tránh dịch bệnh như chỉ thị 5K; tiêm phòng theo đúng lịch; và hạn chế di chuyển hoặc tiếp xúc quá đông người.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Neutralization Escape by SARS-CoV-2 Omicron Subvariants BA.2.12.1, BA.4, and BA.5
    https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMc2206576
    Ngày truy cập: 05/07/2022

    2. Fourth Dose of BNT162b2 mRNA Covid-19 Vaccine in a Nationwide Setting
    https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2201688
    Ngày truy cập: 05/07/2022

    3. How to Protect Yourself & Others
    https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-sick/prevention.html
    Ngày truy cập: 05/07/2022

    4. 11 Vaccines Granted Emergency Use Listing (EUL) by WHO
    https://covid19.trackvaccines.org/agency/who/
    Ngày truy cập: 05/07/2022

    5. Tracking SARS-CoV-2 variants
    https://www.who.int/activities/tracking-SARS-CoV-2-variants
    Ngày truy cập: 05/07/2022

    6. Tracking of Variants – GISAID
    https://www.gisaid.org/hcov19-variants/
    Ngày truy cập: 05/07/2022

    x