Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/05/2021

Gai cột sống kiêng ăn gì? Những thực phẩm mà người bị gai cột sống cần lưu ý

Gai cột sống kiêng ăn gì? Những thực phẩm mà người bị gai cột sống cần lưu ý
Gai cột sống kiêng ăn gì là vấn đề khá quan trọng. Ngoài điều trị, việc ăn uống, kiêng cữ cũng là điều mọi người cần lưu ý để có thể cải thiện sức khỏe của bản thân.

Gai cột sống kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc để chữa trị hay áp dụng các phương pháp luyện tập, thì việc ăn uống cũng có tác động đến người bị gai cột sống.

Một chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng có thể giúp họ cải thiện được tình trạng sức khỏe. Vậy nên, người bị gai cột sống kiêng ăn gì hay nên ăn gì luôn là vấn đề được mọi người quan tâm và chú ý đến.

Khái quát về gai cột sống

Trước khi tìm hiểu bị gai cột sống kiêng ăn gì, bạn cần biết đây là bệnh gì, tác hại ra sao.

Gai cột sống là loại bệnh thoái hóa cột sống, khi đó các phần xương sẽ mọc ra ở phía ngoài hay hai bên cột sống.

Gai cột sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống, nhưng tình trạng thường thấy là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Các xương gai chèn ép lên hệ thống thần kinh dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội.

Gai cột sống kiêng ăn gì
Gai cột sống là vấn đề nhiều người quan tâm

Gai cột sống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi mắc bệnh gai cột sống, bạn sẽ xuất hiện cảm giác đau ở vùng thắt lưng, vai hay cổ do gai chèn ép ở dây thần kinh và còn làm hạn chế khả năng vận động ở vùng bị ảnh hưởng.

Gai cột sống kiêng ăn gì?

Nếu bạn đang mắc bệnh gai cột sống hay có người thân bị gai cột sống và mong muốn đạt hiệu quả tốt nhất thì hãy nhớ không nên ăn một số thực phẩm. Dưới đây là những thứ mà người bị gai cột sống kiêng ăn:

1. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật, sẽ cung cấp nguồn năng lượng và các chất béo bão hòa có hại cho cơ thể. Ăn quá nhiều chất béo sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì cùng với hàng loạt bệnh lý đi kèm khác.

Bị gai cột sống kiêng ăn gì? Đặc biệt, đối với người mắc bệnh gai cột sống thì việc tăng cân sẽ tạo áp lực cho các khớp xương ở cột sống, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và mọc xương gai.

Trong khi hạn chế ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất béo, người bệnh gai cột sống cần chú ý đến việc luyện tập thể dục để có được một cân nặng ổn định cũng như cải thiện tình trạng gai cột sống.

Bị gai cột sống kiêng ăn gì
Thực phẩm nhiều dầu mỡ không tốt cho gai cột sống

2. Thịt đỏ

Thịt đỏ gồm có các loại như thịt bò, dê, lợn… Chúng có nhiều sắc tố cơ, nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho người gai cột sống. Các loại thịt này chứa nhiều đạm nhưng khó tiêu hóa, hấp thu do thành phần đạm không cân đối.

Đồng thời, các axit amin dư thừa cũng sẽ tăng thoái hóa do ăn quá nhiều thịt đỏ. Kết quả là các axit uric và các chất chuyển hóa sẽ lắng đọng ở các khớp và xương dẫn đến tình trạng đau nhức. Thậm chí, tình trạng gai cột sống càng thêm nghiêm trọng hơn.

Chính vì thế, với câu hỏi bị gai cột sống kiêng ăn gì, đáp án là nên kiêng ăn thịt đỏ. Thay vào đó, bạn dùng các thực phẩm khác như thịt gà, ngan…

3. Thực phẩm tinh chế

Các loại thực phẩm qua tinh chế như mì, miến khô, bột tinh chứa nhiều carbohydrate đơn thuần, dù chúng mang lại nhiều năng lượng cho cơ thể nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng cao. Ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ dẫn đến việc tăng cân khiến cho tình trạng bệnh gai cột sống dần xấu đi.

Điển hình là việc tăng tải trọng cho cột sống, bệnh thoái hóa xương khớp cũng bắt đầu nặng hơn. Chưa kể, các loại thực phẩm tinh chế còn gây no lâu làm cản trở quá trình hấp thu những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác cung cấp cho quá trình chuyển hóa ở các khớp xương.

4. Thực phẩm có nhiều phụ gia

Chúng ta thường yêu thích những loại thực phẩm có nhiều phụ gia như mì tôm, xúc xích, thịt nguội… nhưng lại không biết rằng chúng mang đến nhiều tác hại cho cơ thể và đặc biệt là căn bệnh gai cột sống.

Các loại phụ gia trong thực phẩm sẽ gây độc hại khi ăn quá nhiều. Chúng sẽ tích tụ ở xương hay gây rối loạn quá trình thay mới, đổi cũ của xương.

Tất cả sẽ khiến cho quá trình thoái hóa khớp trở nên nhanh hơn và tình trạng gai cột sống càng thêm tệ hơn.

5. Gai cột sống kiêng ăn gì? Chất kích thích

Người bị gai cột sống cần nói không với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… bởi chúng tác động tệ đến xương khớp một cách rõ rệt.

Một số ảnh hưởng của chất kích thích đến người bị gai cột sống gồm: giảm hấp thu canxi, giảm lắng đọng canxi vào xương, tăng hủy xương… Việc này dẫn đến hậu quả là gây loãng xương, thoái hóa xương khớp nhanh chóng mà biểu hiện chính là gai xương.

Bị gai cột sống kiêng ăn gì
Bị gai cột sống kiêng ăn gì? Rượu bia cũng nằm trong nhóm thực phẩm cần kiêng

Bị gai cột sống nên ăn gì?

Trong khi kiêng ăn một số loại thực phẩm để cải thiện sức khỏe, người bệnh gai cột sống nên chú ý cung cấp cho cơ thể các loại dưỡng chất sau để có được một cơ thể khỏe mạnh hơn.

1.Thực phẩm giàu canxi

Canxi luôn tốt cho xương khớp và khi bổ sung vào cơ thể sẽ giúp cho cột sống thêm chắc khỏe hơn.

Bên cạnh đó, canxi còn giúp cho cột sống bị gai phục hồi tổn thương. Thế nên, trong chế độ ăn uống thường ngày, người mắc gai cột sống cần cung cấp thêm nhiều canxi có trong rau củ, tôm, cá hồi và các loại sữa để cơ thể được nạp thêm một lượng canxi cần thiết.

2. Thực phẩm có chứa vitamin D, K, C

Vitamin D có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu vitamin D gồm có: sữa, trứng, nấm, ngũ cốc các loại…

Vitamin K cũng là một “người bạn” giúp cho bệnh nhân gai cột sống phục hồi tốt hơn. Cụ thể, vitamin K giúp tăng mật độ xương, thúc đẩy quá trình điều trị tốt hơn. Những loại thực phẩm chứa vitamin K gồm măng tây, húng quế…

Vitamin C là một loại kháng sinh tự nhiên. Chúng sẽ giúp cho người bị gai cột sống giảm đau, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng cũng như để cột sống thêm dẻo dai. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: cam, bưởi, cà chua, ớt chuông…

3. Chất xơ

Giống với vitamin C, chất xơ có trong rau xanh cũng có tác dụng kháng viêm và giảm đau. Người bị gai cột sống cần cung cáp đủ chất xơ để hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn.

Một số biện pháp phòng tránh gai cột sống

Mỗi người hãy tự trang bị cho bản thân một số biện pháp phòng ngừa gai cột sống để có được một cơ thể khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số cách mà cả người bệnh và người khỏe mạnh cần lưu ý:

  • Không nên ngồi quá lâu hoặc ngồi sai tư thế.
  • Kiểm soát cân nặng và giảm cân khi bị béo phì để tránh gây áp lực cho xương.
  • Tập vận động nhẹ nhàng bằng các môn thể thao như bơi lội, yoga. Cần tránh khiêng vác nặng và chơi các môn thể thao vận động mạnh như cử tạ, đá bóng…
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất cần thiết đối với những bệnh nhân gai cột sống. Hãy nạp đủ canxi để giúp cho xương luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nên ăn thêm thịt, cá, rau để bổ sung protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Sử dụng nệm mềm mại, không quá cứng và nằm ở tư thế phù hợp, thoải mái để tránh tình trạng cột sống bị đau nhức.

Nếu đã tìm hiểu bị gai cột sống kiêng ăn gì, bạn cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng trên. Gai cột sống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho quá trình sinh hoạt của người bệnh gặp khó khăn. Thế nên, hãy ngăn ngừa bệnh ngay từ đầu bạn nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x