Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/12/2022

Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không?

Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không?
Người mắc bệnh bạch tạng thường phải chịu những ánh nhìn tò mò, kì thị từ những người xung quanh dù họ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào. Cùng Marrybaby tìm hiểu tất cả về bệnh bạch tạng để biết thêm về căn bệnh. Từ đó có thể giúp những người bệnh dễ hòa nhập xã hội hơn nhé.

Bệnh bạch tạng là gì, có nguy hiểm không? Bạn tìm hiểu tất tần tật các thông tin trong bài viết sau nhé.

1. Bệnh bạch tạng là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh

Bệnh bạch tạng (albinism) là một rối loạn di truyền hiếm gặp; người mắc bệnh bạch tạng khi mới chào đời không có lượng sắc tố melanin (*) bình thường. Do đó, người bệnh sẽ có màu da, tóc và mắt rất nhợt nhạt.

(*) Melanin là một chất hóa học trong cơ thể quyết định màu da, tóc và mắt của bạn.

Nguyên nhân bạch tạng là do rối loạn bẩm sinh di truyền theo gen lặn đồng hợp tử. Gen này làm cơ thể bị khiếm khuyết men tyrosinase (loại men tham gia vào việc sản xuất melanin). Khi cơ thể không có melanin, da sẽ bị giảm hoặc mất hẳn sắc tố, lông tóc bạc trắng, tròng mắt mất màu.

2. Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không?

Bệnh bạch tạng tuy không nguy hiểm nhưng cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt hơn. Da của người mắc bệnh này dễ mắc phải bệnh ung thư da, bỏng nắng. Ngoài ra người bị bệnh bạch tạng còn bị ảnh hưởng đến thị giác như sợ ánh sáng, giảm thị lực hay có thể bị rối loạn thị giác.

Bệnh bạch tạng có nguy hiểm đến chết, tử vong không? Bệnh bạch tạng không liên quan đến tỷ lệ tử vong. Tuổi thọ của người bệnh nằm trong giới hạn bình thường. Vì việc giảm sắc tố melanin ở tóc, da và mắt không gây ảnh hưởng toàn bộ; nên sức khỏe của trẻ và người lớn mắc bệnh bạch tạng là bình thường.

3. Biểu hiện của bệnh bạch tạng là gì?

Sắc tố Melanin đóng vai trò tạo nên màu tóc, màu da, đồng thời giúp bảo vệ tế bào khỏi tia UV. Người mắc bệnh bạch tạng sẽ không thể tổng hợp được melanin; nên họ sẽ có các biểu hiện về da, màu tóc và mắt cũng như các nguy cơ bệnh.

3.1 Biểu hiện trên da

Phần lớn người mắc bệnh bạch tạng có làn da nhợt nhạt và màu tóc trắng. Một số ít trường hợp mắc bệnh vẫn có màu da từ trắng đến nâu.

Sắc tố da ở người bệnh bạch tạng có màu nhạt hơn so với những người bình thường. Ngoài ra trên da người bạch tạng có thể có những đốm tàn nhang, nốt ruồi nâu đen và nốt ruồi đỏ hồng.

3.2 Biểu hiện ở màu mắt và tóc

bệnh bạch tạng có nguy hiểm không 2
Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không?

Màu mắt người bệnh thường có màu từ xanh đến nâu, ngoài ra màu mắt có thể thay đổi theo từng độ tuổi. Đặc biệt, tình trạng thiếu sắc tố sẽ khiến mắt bị mờ dần khiến mắt người bệnh trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Màu tóc của người mắc bệnh có màu từ trắng đến nâu.

>> Bạn xem thêm: Trẻ em bị tóc bạc sớm là bệnh gì? Cách điều trị tận gốc cho trẻ

3.3 Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không? Có, vì ảnh hưởng thị lực

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch tạng ở mắt như

  • Rung giật nhãn cầu.
  • Loạn thị gây mờ mắt.
  • Thường bị bệnh cận thị hay viễn thị sớm.
  • Mất khả năng nhìn về một hướng hoặc di chuyển cùng 1 hướng.

4. Giải đáp một số thắc mắc về bệnh bạch tạng có nguy hiểm không?

Bệnh bạch tạng thật ra không nguy hiểm tuy nhiên người bạch tạng có nguy cơ dễ mắc phải bệnh ung thư da, bỏng nắng. Những người mắc phải bệnh bạch tạng còn bị ảnh hưởng đến thị giác như sợ ánh sáng, giảm thị lực hay có thể bị rối loạn thị giác.

4.1 Bệnh bạch tạng có lây không?

Bạch tạng là bệnh lý rối loạn di truyền, bệnh gây ảnh hưởng đến ngoại hình về: màu mắt, màu da, tóc…Bố hoặc mẹ bị mắc bệnh bạch tạng hoặc mang gen bệnh thì trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bệnh bạch tạng hoàn toàn không có khả năng lây lan giữa người với người.

4.2 Bệnh bạch tạng sống được bao lâu?

bệnh bạch tạng có nguy hiểm không 3
Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?

Người mắc bệnh bạch tạng có tuổi thọ tương tự với người bình thường. Vì bệnh không nguy hiểm; nên người bạch tạng đều có thể sống đến già nếu được quan tâm và chăm sóc y tế ngay từ đầu khi mới mắc bệnh.

Đồng thời, người mắc bệnh cần có có chế độ dinh dưỡng healthy, lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

4.3 Bệnh bạch tạng có chữa được không?

Y học hiện nay không có cách nào có thể chữa khỏi bệnh bạch tạng, nghĩa là các bộ phận bị ảnh hưởng như da, tóc và mắt không thể trở về màu sắc tự nhiên.

Tuy nhiên bệnh bạch tạng có thể không quá nghiêm trọng; và vẫn có điều trị để giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa tác hại từ ánh nắng mặt trời như:

  • Đeo kính áp tròng và tái khám mắt thường xuyên theo hướng dẫn của các bác sĩ nhãn khoa. Ở một số trường hợp nhất định các bác sĩ sẽ tiến hành mổ mắt, mục đích là giảm tình trạng rung giật nhãn cầu, lác mắt và cải thiện tầm nhìn.
  • Tái khám da định kỳ nằm để các bác sĩ có thể đánh giá được mức độ tổn thương, đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm như ung thư da. Bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh bạch tạng cần phải khám mắt và da định kỳ theo lịch của bác sĩ.

Qua bài viết, hy vọng bạn đã được giải đáp thắc mắc “bệnh bạch tạng có nguy hiểm không”.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Information Bulletin – What is Albinism?
https://www.albinism.org/information-bulletin-what-is-albinism/
Ngày truy cập: 06.12.2022

2. Gene Therapy in Oncology – James E. Talmadge, Kenneth H. Cowan, in Abeloff’s Clinical Oncology (Fifth Edition), 2014
https://www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-genetics-and-molecular-biology/tyrosinase
Ngày truy cập: 06.12.2022

3. Chapter 6 – Dermatological Aspects of Albinism
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9780128133163000064
Ngày truy cập: 06.12.2022

4. Oculocutaneous albinism. (2015).
https://www.medlineplus.gov/genetics/condition/oculocutaneous-albinism
Ngày truy cập: 06.12.2022

5. Albinism in life
https://www.albinism.org.nz/wp-content/uploads/2014/11/Albinism-in-life.pdf
Ngày truy cập: 06.12.2022

x