Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 05/06/2022

Ăn măng cụt có nóng không và kỵ gì? Tác dụng phụ của măng cụt

Ăn măng cụt có nóng không và kỵ gì? Tác dụng phụ của măng cụt

Một mùa măng cụt nữa lại đến. Vị chua chua ngọt ngọt khó cưỡng từ măng cụt chắc hẳn khiến nhiều người mê đắm, đặc biệt là các chị em.

Thế nhưng, dù ngon là vậy. Ăn măng cụt có khiến chị em nóng không? Ăn măng cụt có gây béo không? Hoặc là ăn măng cụt có kỵ gì không là những câu hỏi chị em cần cân nhắc trước khi ăn loại quả này để có một sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp.

1. Ăn măng cụt có tác dụng gì?

ăn măng cụt
Ăn măng cụt có nóng không? Măng cụt có tác dụng gì?

Trước khi tìm câu trả lời cho “ăn măng cụt có nóng không”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng của nó nhé. Bảo đảm nhiều chị em sẽ thích lắm đấy.

Măng cụt (Garcinia mangostana) là một loại trái cây nhiệt đới, có vị ngọt và chua. Nó có nguồn gốc từ Đông Nam Á; nhưng có thể được tìm thấy ở nhiều vùng nhiệt đới khác nhau trên thế giới. Loại trái cây này khi chín có vỏ màu tím và phần thịt màu trắng đục.

Măng cụt khiến nhiều người yêu thích vì vừa ngon; vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng, chất xơ và chất chống oxy hóa độc đáo. Cùng điểm qua lợi ích trước khi biết ăn măng cụt có nóng không nhé.

1.1 Tăng cường hoạt động của não

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất măng cụt giúp ngăn ngừa suy giảm tinh thần, giảm viêm não và cải thiện các triệu chứng trầm cảm.

Ngoài ra, măng cụt còn chứa nhiều flavonoid (chất chống oxy hóa mạnh) và folate (vitamin B9). Hai chất này hỗ trợ truyền tín hiệu thông suốt qua các dây thần kinh dẫn đến não.

Măng cụt còn ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng trong tế bào não và cũng giúp cải thiện trí nhớ. Do đó, nó rất hữu ích trong việc tăng cường khả năng nhận thức trong các tình trạng thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.

1.2 Làm chậm quá trình lão hóa

Chưa cần quan tâm ăn măng cụt có nóng hay không; chị em hãy quan tâm đến công dụng làm chậm quá trình lão hóa thần thánh của măng cụt trước nhé.

Măng cụt chứa một số chất dinh dưỡng có khả năng chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C và folate . Thêm vào đó, nó cung cấp xanthones – một loại hợp chất thực vật độc đáo được biết đến là có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Cũng nhờ vậy mà quá trình “già đi” của chị em cũng chậm hơn.

1.3 Ăn măng cụt có nóng, hại da không? Thật ra, măng cụt nuôi dưỡng các mô da

nuôi dưỡng mô da
Măng cụt giúp nuôi dưỡng mô da. Vậy ăn măng cụt có nóng không?

Măng cụt chứa một lượng dồi dào vitamin C, vitamin B, cũng như chất chống oxy hóa xanthone, flavonoid và catechin. Nhờ vậy, măng cụt là một liều thuốc tuyệt vời cho việc trẻ hóa kết cấu da.

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể và ngăn chặn chúng làm oxy hóa các tế bào da khỏe mạnh và vitamin B. Đặc biệt là folate, tăng cường lưu thông máu để tạo ra một lớp mô da mới.

Xanthones và flavonoid giúp giảm viêm và chữa lành mụn, sẹo, bảo vệ da khỏi tia UV có hại của mặt trời. Trong khi catechin mang lại lợi ích chống lão hóa tuyệt vời bằng cách giảm thiểu nếp nhăn, chảy xệ, nếp nhăn cho làn da trẻ trung, tươi sáng.

1.4 Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Cả nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đều cho thấy các hợp chất xanthone trong măng cụt có thể giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh.

Một nghiên cứu khác ở phụ nữ béo phì cho thấy những người nhận được 400mg chiết xuất măng cụt bổ sung mỗi ngày đã giảm đáng kể tình trạng kháng insulin – một yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường.

Mang cụt cũng là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp ổn định lượng đường trong máu và cải thiện việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

1.5 Ăn măng cụt có nóng không? Có ngăn ngừa tỷ lệ mắc bệnh ung thư không?

Các nghiên cứu dân số cho thấy rằng chế độ ăn nhiều rau và trái cây như măng cụt có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Măng cụt chứa nhiều thành phần hoạt tính sinh học có nguồn gốc từ thực vật, có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư tuyệt vời. Các hợp chất bao gồm polyphenol, xanthones, tannin, procyanidins, anthocyanins có vai trò to lớn trong việc tiêu diệt các tế bào khối u và ngăn chặn sự di căn của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Với quá nhiều tác dụng thần thánh như trên thì liệu ăn măng cụt có nóng không? Câu trả lời sẽ có ngay đây.

>> Bạn có thể xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn chuối không và một số điều cần lưu ý

2. Ăn măng cụt có nóng không?

Ăn măng cụt không nóng
Ăn măng cụt có nóng không?

Trước khi trả lời cho câu hỏi “Ăn măng cụt có nóng không?”, chị em đã biết tại măng cụt lại là nữ hoàng của tất cả các loại trái cây chưa? Đáp án vô cùng thú vị.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, măng cụt được cho là có đặc tính giải nhiệt tốt nhất so với bất kỳ loại cây nào được biết đến. Nó có năng lượng âm cực kỳ mạnh mẽ, (âm liên quan đến việc làm mát, năng lượng nữ). Hiển nhiên, măng cụt được tôn lên làm Nữ hoàng.

Nó được cho là có tác dụng hạ nhiệt khi cơ thể quá nóng. Măng cụt còn được khuyến cáo loại trái cây này như một phương pháp điều trị các chứng rối loạn liên quan đến nhiệt như viêm họng, đau mắt và huyết áp cao. Các đặc tính bổ dưỡng của trái cây cũng được coi là có lợi cho những người bị bệnh hoặc suy dinh dưỡng.

Thế ăn măng cụt có nóng không? Câu trả lời là không. Chẳng những không nóng, măng cụt còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe được kể như trên. Thế nhưng, bạn chỉ nên ăn măng cụt ở số lượng vừa phải. Nếu không sẽ bị mắc một số triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa.

3. Ăn măng cụt có nóng và béo không?

Bên cạnh vấn đề “Ăn măng cụt có nóng không?”, “Ăn măng cụt có khiến chị em béo lên không” cũng được nhận được nhiều sự quan tâm.

Câu trả lời là không. Trong 100g măng cụt chỉ chứa 63 calo và không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol. Vì vậy, chị em có thể an tâm ăn “quả nữ hoàng” mà không cần quá lo lắng về cân nặng. Thêm vào đó, măng cụt còn giàu chất xơ (100g cung cấp khoảng 13% RDA), giúp hỗ trợ quá trình giảm cân.

Ngoài ra, một số nghiên cứu bổ sung đưa ra giả thuyết rằng tác dụng chống viêm của quả măng cụt đóng một vai trò trong việc thúc đẩy chuyển hóa chất béo và ngăn ngừa tăng cân.

Mặc dù ăn măng cụt có thể không gây nóng cũng như tăng cân nhưng chị em cũng đừng vì vậy mà ăn quá mức. Vì trong quả măng cụt có nhiều chất chua. Nếu ăn nhiều sẽ làm tăng hàm lượng axit trong cơ thể và gây ra tình trạng nhiễm axit sau khi tiêu thụ quá nhiều. Ngoài ra, hàm lượng cellulose trong măng cụt tương đối cao, chúng sẽ hút nước trong đường ruột. Ăn nhiều sẽ gây táo bón.

Ngoài ra, có một số kiêng kỵ khi ăn măng cụt với một số thực phẩm khác. Hãy cùng khám phá những kiêng kỵ đó là gì ở phần bên dưới.

>> Bạn có thể đọc thêm: Tác dụng của quả sung xanh là gì? Uống cà phê buổi sáng có giảm cân không? Cách uống cà phê để đánh tan mỡ bụng

4. Ăn măng cụt có nóng không và kỵ gì?

ăn măng cụt có nóng không
Bên cạnh vấn đề “Ăn măng cụt có nóng không?”, ăn măng cụt kỵ gì cũng được quan tâm không kém
  • Kỵ các thực phẩm có tính hàn: Măng cụt và dưa hấu, mãng cầu xiêm, bắp cải, lê,… là các loại thực phẩm không thể không ăn cùng nhau. Vì măng cụt là một loại trái cây có tính hàn, và dưa hấu, mãng cầu xiêm,… cũng vậy. Khi ăn cùng nhau, chúng sẽ gây hại cho lá lách và dạ dày, gây ra nhiều triệu chứng bất lợi như khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy.
  • Kỵ bia, sữa đậu nành: Sau khi ăn măng cụt, bia và sữa đậu nành cùng nhau, người ăn sẽ bị buồn nôn, đau bụng, nôn mửa và các triệu chứng bất lợi khác. Điều này là do một số chất dinh dưỡng trong măng cụt không tương thích với một số chất trong sữa đậu nành và bia. Nếu chúng được tiêu hóa cùng 1 lúc sẽ gây ra nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa.
  • Kỵ đường cát: Khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ gây đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, gián đoạn giấc ngủ, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng, chóng mặt,…

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn sầu riêng kỵ gì?

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 19 Benefits of eating mangosteen fruit and side effects
https://healthbenefitsof.org/19-shocking-health-benefits-of-mangosteen/
Ngày truy cập:03/06/2022

2. Medicinal properties of mangosteen (Garcinia mangostana)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18725264/
Ngày truy cập:03/06/2022

3. Mangosteen
https://www.drugs.com/npp/mangosteen.html
Ngày truy cập:03/06/2022

4. Mangosteen
https://medlineplus.gov/druginfo/natural/1081.html
Ngày truy cập:03/06/2022

5. Polyphenols from the mangosteen (Garcinia mangostana) fruit for breast and prostate cancer
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2013.00080/full
Ngày truy cập:03/06/2022

6. Medicinal properties of mangosteen (Garcinia mangostana L.): A comprehensive update
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28842267/
Ngày truy cập:03/06/2022

x