Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/10/2017

5 cách giúp bạn tránh xa những suy nghĩ tiêu cực

5 cách giúp bạn tránh xa những suy nghĩ tiêu cực
Cho dù bạn luôn muốn suy nghĩ lạc quan về cuộc sống, nhưng vào một thời điểm nào đó những suy nghĩ tiêu cực lại đến với bạn. Làm sao để chặn đứng những ý nghĩ này?

Thiết lập hàng rào bảo vệ não khỏi những suy nghĩ tiêu cực để sẵn sàng vượt qua tình huống không mấy vui vẻ trong tương lai. Quyết tâm tập luyện là điều bạn nên theo đuổi để loại bỏ dần thói quen hay nghĩ đến những tình huống xấu mỗi khi gặp chuyện.

Tham khảo 5 tình huống điển hình và cách vượt qua đơn giản dưới đây để trang bị thêm kỹ năng sống cho bản thân bạn nhé!

1. Bạn dự đoán các tình huống xấu xảy ra từ mọi góc độ

những suy nghĩ tiêu cực 1
Bạn nên nghĩ rằng bất kỳ vấn đề gì xảy ra cũng đều có hướng giải quyết

Bạn muốn tổ chức một bữa tiệc thật bất ngờ cho một người bạn, nhưng trong lúc lên kế hoạch bạn lại e dè những tình huống xấu có thể xảy ra. Ví như: Chuyện gì sẽ xảy ra khi một ai đó sẽ đánh đổ rổ đậu? Sẽ phải làm sao khi bạn mời nhầm người? Phải làm gì khi ngọn lửa bùng lên?…

  • Các chuyên gia gọi đó là: Bi kịch hóa vấn đề
  • Những suy nghĩ này nói nên rằng: Bộ não của bạn hay suy nghĩ về những điều bất trắc. Bạn thường bỏ qua những yếu tố tích cực, thực tế mà hay nghĩ đến những hệ quả xấu có thể xảy ra.
  • Giải pháp tức thời: Barbara Fredrickson, Giám đốc Khoa Cảm xúc Tích cực và Thí nghiệm Tâm sinh lý, Mỹ, đưa lời khuyên: “Bạn hãy nhắc nhở bản thân rằng những suy nghĩ tiêu cực này chỉ là do bộ não đang cố gắng giữ cho bạn an toàn bằng cách chuẩn bị cho mọi vấn đề tiềm ẩn phía trước.
  • Cách loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực: Khi bạn bắt đầu lo lắng về những bữa tiệc sinh nhật khủng khiếp và những tòa nhà đang cháy, hãy từ bỏ dòng tư tưởng đó bằng tâm niệm “Bất kể điều gì xảy ra, tôi cũng có thể đối phó được”. Sự tuyên bố mạnh mẽ đó sẽ giúp bạn cảm thấy tập trung hơn là bị thất bại.

[remove_img id= 26059]

2. Bạn cho rằng tất cả mọi thứ là do lỗi của bạn

Bạn vừa mới giao lưu với một thành viên mới trong câu lạc bộ sách của mình. Nhưng sau đó bạn nghe một người bạn nói rằng cô ấy đã xin ngừng tham gia câu lạc bộ mà không đưa ra lý do. Ý nghĩ đầu tiên của bạn: “Có lẽ tôi đã nói điều gì sai”, “Phải chăng tôi đã không chào đón cô ấy nhiệt tình?”, “Có thể cô ấy không thích tôi”…

  • Chuyên gia gọi nó là: Cá nhân hóa
  • Những suy nghĩ này nói nên rằng: Bạn có xu hướng nghĩ rằng bạn chịu trách nhiệm cho tất cả các phiền toái xung quanh bạn, mà không cần phải xem xét các yêu tố khác.
  • Giải pháp tức thời: Hãy thu thập thêm nhiều thông tin để cắt đứt suy nghĩ sai lệch này. Trong những tình huống về sau, bạn không nên cá nhân hóa cảm xúc của mình mà suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Kiểu như “Đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân tôi. Tôi không chịu trách nhiệm về mọi thứ”…

Một giải pháp mạnh hơn, bạn hãy đi ra khỏi cửa căn phòng bạn đang đứng. Bởi điều này sẽ mang đến cho bạn một khung cảnh mới. Theo các nhà khoa học tại Đại học Notre Dame, việc thay đổi không gian sẽ giúp bộ não được mặc định rằng câu chuyện này đã kết thúc và hiện tại, bạn đang sẵn sàng để tiếp nhận những điều mới mẻ.

  • Cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực: Rebecca Gladding, nhà tâm lý học và đồng tác giả của cuốn sách You Are Not Your Brain chia sẻ: “Hãy mặc định rằng 99% thời gian của bạn không liên quan gì đến tâm trạng của ai đó”.

Có lẽ người bạn mới tại câu lạc bộ sách chuyển sinh hoạt chỗ khác hay có thể cô ấy đang chăm lo cha mẹ ốm đau, hoặc có thể là hàng trăm lý do khác, hoàn toàn không liên quan đến bạn. Nếu chưa thuyết phục, bạn nên hỏi lại những người biết chuyện hay tham khảo họ về suy nghĩ của mình.

3. Bạn không vui thì mọi thứ cũng vậy

Đôi khi bạn muốn thưởng thức một buổi tối ở nhà, nhưng tối nay vì không có kế hoạch trước nên bạn ở nhà một mình và cảm thấy cô đơn. Bạn cuộn tròn trên ghế và nghĩ rằng “không ai quan tâm đến mình, mình hoàn toàn cô độc”.

những suy nghĩ tiêu cực 2
Đánh lạc hướng vấn đề mà bộ não đang quan tâm sẽ giúp bạn vượt qua những giây phút không vui vẻ
  • Các chuyên gia gọi nó là: Tư duy cảm xúc
  • Những suy nghĩ này nói nên rằng: Tâm trí của bạn đã hòa nhập với cảm xúc theo hoàn cảnh thực tế. Khi bạn cảm thấy cô đơn, bạn nghĩ rằng không ai quan tâm đến bạn. Khi bạn cảm thấy có lỗi, bạn nghĩ rằng bạn đã làm sai điều gì đó.
  • Giải pháp tức thời: Hãy tìm đến những bức hình gia đình ghi lại giây phút sum họp, cười nói trong vui vẻ. Cách này sẽ nhanh chóng xua tan cảm giác chỉ có 1 mình nơi bạn.
  • Cách loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực: Ngăn chặn sự phát triển của cảm xúc bằng cách tìm đến thiền định. Nếu cách này cũng không giúp bạn khá lên, hãy dành 1 phút quay lại vấn đề của bạn. Suy nghĩ về món ăn mà bạn muốn thưởng thức ngay lúc này. Đó có thể là một tô mì gói thơm hương ngào ngạt mà đã lâu rồi bạn chưa thưởng thức. Chắc hẳn ngay sau khi thưởng thức xong món ăn này tâm trạng bạn sẽ phơi phới trở lại đấy!

4. Bạn suy nghĩ mãi về lỗi lầm

Rượu nho trong bữa tiệc tối hôm qua thật tuyệt vời, cuộc trò chuyện râm ran, thậm chí cả người anh em họ hàng xa của bạn cũng rất thoải mái. Nhưng món tráng miệng của bạn thì thất bại, món bánh nếm có vị chua hơn là ngọt. Ba ngày sau bữa tiệc, bạn vẫn nghĩ về nó và tự vấn mình.

  • Chuyên gia gọi nó là: Trầm trọng hóa vấn đề
  • Những suy nghĩ này nói nên rằng: Bạn có một tầm nhìn xa cho mọi thứ kế cả tình huống xấu nhất. Và bạn có xu hướng phóng đại chúng lên.
  • Giải pháp tức thời: Hãy liệt kê ba điều tốt mà bạn đã từng làm để thay thế. Sonja Lyubomirsky, giáo sư tâm lý học tại Đại học California, Riverside khuyên rằng: Nếu ý nghĩ xấu tiếp tục quay trở lại, bạn nên nói ra, hoặc thậm chí hét lên để nhắc nhở mình: Dừng lại.
  • Cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực: Ghi lại suy nghĩ tiêu cực, vò nát tờ giấy và vứt nó vào thùng rác. Trong một nghiên cứu tại Đại học bang Ohio cho thấy, điều này đã loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực từ hành động thể chất bên ngoài cho tới nội tâm bên trong. Do đó, cứ khi nào dằn vặt vì điều gì đó hãy viết ra bạn nhé!

5. Tự kỷ rằng mình đã thất bại

những suy nghĩ tiêu cực 3
Làm trầm trọng hóa vấn đề không giúp bạn thoát khỏi tâm trạng tồi tệ

Bạn có kế hoạch duy trì việc tập chạy bộ trên máy trong 3 tuần. Nhưng sau đó bạn bị một vết thương khá nghiêm trọng và phải ngừng việc luyện tập nhiều ngày. Bạn nghĩ rằng, rốt cuộc mình đã không thực hiện lời hứa với bản thân. Bạn đau khổ bởi ý nghĩ mình là một kẻ lười nhác.

  • Chuyên gia gọi nó là: Thổi phồng mọi chuyện
  • Dấu hiệu báo hiệu: Bạn đã hao tốn quá nhiều thời gian để vẽ ra một cái kết khá lâm li bi đát mà thực tế lại không đến mức như vậy.
  • Giải pháp tức thời: Làm cho bản thân bị xao lãng. Hãy lên kế hoạch chuẩn bị cho một bữa tối. Tìm tòi công thức, thành phần, giá thành… sẽ giúp bạn quên đi vấn đề đang khiến bạn xuống tinh thần.
  • Cách loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực: Hãy thử đặt cảm xúc của bạn vào một người mà bạn yêu thương và luôn muốn mang đến những điều tốt nhất cho họ. Bạn tự hỏi nếu người đó cũng đang có cùng một ý nghĩ tiêu cực như mình, người đó sẽ ra sao. Bạn sẽ nói gì với họ?

Sự đổi vai này là cách khôn ngoan để kích thích lòng từ bi, hướng thiện trong tâm thức của bạn. Bạn mong muốn tìm ra giải pháp an ủi cho người mình thương quý cũng chính là cách bạn tìm ra lối thoát cho chính bạn.

[remove_img id= 25759]

Trong một vài trường hợp những suy nghĩ tiêu cực không hoàn toàn xấu vì có thể giúp bạn phòng tránh được những điều không may có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu điều đó chi phối hoàn toàn tâm trạng của bạn, ảnh hưởng đến những hoạt động diễn ra hàng ngày, bạn nên học cách thoát khỏi chúng càng nhanh càng tốt.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x