Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/01/2021

Ăn cá nhiều có tốt không? Những điều bạn cần biết

Ăn cá nhiều có tốt không? Những điều bạn cần biết
Cá là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp ngừa bệnh tim mạch và hỗ trợ chị em đang ăn kiêng giảm cân. Vậy bạn ăn cá nhiều có tốt không?
ăn cá nhiều có tốt không?
Bạn ăn cá nhiều có tốt không? Liệu cá có giúp bạn ngừa được bách bệnh?

Giá trị dinh dưỡng của cá

Dưới đây là các chỉ số thành phần dinh dưỡng trong 154g phi lê cá hồi Đại Tây Dương do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture) cung cấp:

  • Lượng calo: 280
  • Chất béo: 12,5g
  • Natri: 86mg
  • Carbohydrate: 0g
  • Chất xơ: 0g
  • Đường: 0g
  • Chất đạm: 39,2g

Lượng calo trong cá sẽ thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào cách chế biến. Vì vậy sẽ rất khó so sánh lượng calo khi cá đã qua sơ chế. Nhưng theo dữ liệu dinh dưỡng của USDA, bạn có thể so sánh lượng calo trong cá sống. Trong 100g các loại cá sống có thành phần dinh dưỡng và lượng calo như sau:

  • Cá bơn còn da: 116 calo, 3g chất béo, 0g carbohydrate, 20g chất đạm.
  • Cá ngừ vây vàng: 109 calo, chất béo chưa tới 1g, 0g carbohydrate, 24g chất đạm.
  • Cá tuyết: 82 calo, 0,7g chất béo, 0g carbohydrate, 18g chất đạm.
  • Cá nục heo: 85 calo, 0,7g chất béo, 0g carbohydrate, 18,5g chất đạm.
  • Cá rô biển: 79 calo, 1,4g chất béo, 0g carbonhydrate, 15g chất đạm.

Ngoài ra, trong một số loại cá còn có chứa axit béo (omega-3). Chất này giúp cải thiện và ngăn ngừa một số bệnh lý như tim mạch, viêm khớp… và một số vấn đề liên quan đến mắt và não. Đồng thời các loại cá có nhiều omega-3 rất phù hợp cho các chị em bổ sung vào thực đơn ăn kiêng góp phần cải thiện vóc dáng. Trong 100g các loại cá sống có hàm lượng omega-3 như sau:

ăn cá nhiều có tốt không

Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên ăn cá 2 lần mỗi tuần. Vì trong thành phần của cá chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch và não bộ. Vậy thì bạn ăn cá nhiều có tốt không? Giáo sư dịch tễ học và dinh dưỡng học Eric Rimm cho biết: “Thói quen ăn cá hàng ngày còn tốt hơn so với ăn thịt bò”.

Tuy không nói rõ về lượng cá cần ăn mỗi ngày, nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã cho biết bạn ăn cá ở mức tương đối trong tuần sẽ ít gặp nguy cơ mắc các bệnh đau tim gây tử vong.

Thế nhưng, ông Eric Rimm cảnh báo phụ nữ mang thai và trẻ em nên tránh ăn những loại cá to lớn có tuổi thọ cao như cá kiếm, cá ngừ. Vì trong các loại cá này có chứa hàm lượng độc tố cao như thủy ngân. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn những loại cá nhỏ có tuổi thọ thấp sẽ chứa ít hàm lượng thủy ngân hơn.

Thủy ngân không gây thiệt hại lâu dài cho người lớn nhưng chất độc này có thể gây ra các tác động thần kinh tạm thời. Một số bệnh nhân đã có dấu hiệu chóng mặt hoặc khó tập trung sau khi ăn món cá sống hoặc cá ngừ 2 lần/ngày.

Mặt khác, nếu nhu cầu tiêu thụ cá quá nhiều thì sẽ dẫn đến đánh bắt quá mức, gây mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, hiện nay các mô hình nuôi cá ngày càng được mở rộng để đáp ứng đủ cho thị trường. Một số loài cá được nuôi trại có thể bổ dưỡng hơn ở môi trường tự nhiên.

Qua những nhận định của các nhà khoa học thì bạn chỉ nên ăn cá từ 2-3 lần/tuần để đảm bảo được sức khỏe và không làm mất cân bằng sinh thái.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên thay thế cá bằng các loại hải sản khác như rong biển, động vật thân mềm, động vật có vỏ để làm phong phú thực đơn hơn.

Những đối tượng không nên ăn cá

những đối tượng không nên ăn cá

Cá có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không vì thế mà ai ăn cá cũng có lợi. Dưới đây là những đối tượng không nên ăn cá vì có thể làm cho tình trạng nặng hơn hoặc không thuyên giảm.

Người bị dị ứng hải sản: Một số loại cá biển có chứa một loại protein gọi là parvalbumin gây phản ứng với cơ thể như cá ngừ. Các dấu hiệu dị ứng khi ăn cá biển hay hải sản là ngứa khắp người, nổi ban đỏ, chóng mặt, buồn nôn…

Người bị gout: Người bị gout ăn cá nhiều có tốt không? Câu trả lời là không. Trong cá có chứa chất purine khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa trong huyết tương gây ra bệnh gout. Người bệnh nên hạn chế ăn cá ít nhất có thể để tránh làm tình trạng xấu đi.

Người bị xơ gan: Bệnh nhân xơ gan có yếu tố cầm máu bị suy giảm, số lượng tiểu cầu thấp. Nếu ăn nhiều cá biển có chứa nhiều chất gây máu khó đông sẽ dẫn đến bị xuất huyết.

Người bị rối loạn tiêu hóa: Cá giàu chất đạm sẽ gây khó tiêu và nặng bụng, không tốt cho người bệnh.

Bạn ăn cá nhiều có tốt không phụ thuộc vào loại cá bạn ăn và bạn có đang mắc bệnh về đường tiêu hóa hay dị ứng không. Bạn chỉ nên ăn cá 2-3 lần mỗi tuần để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và hạn chế làm mất cân bằng sinh thái. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm dầu cá để bổ sung chất omega-3 và thay cá bằng các loại hải sản khác để làm phong phú thực đơn nhé.

Ngọc Trân

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x