Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/12/2013

Giúp trẻ phát triển tối ưu trí thông minh tiềm ẩn

Giúp trẻ phát triển tối ưu trí thông minh tiềm ẩn
Để phát triển sự thông minh này, bạn nên khuyến khích trẻ viết nhiều, đọc nhiều, kể chuyện hoặc chơi ô chữ cùng trẻ. Hãy cùng đọc sách với trẻ, lắng nghe trẻ một cách chăm chú về những câu hỏi, mối bận tâm, những trải nghiệm của trẻ.

Theo Thomas Armstrong, tác giả cuốn “7 loại hình thông minh”, con người có ít nhất 7 loại trí thông minh khác nhau. Mỗi người có thể trội ở trí thông minh này, nhưng lại kém ở trí thông minh khác, hoặc đồng đều ở nhiều loại thông minh khác nhau. Bạn hãy bỏ thời gian quan sát con mình và xem trẻ nổi trội ở trí thông minh nào nhé:

1.Trí thông minh về ngôn ngữ

Đối với trẻ có năng khiếu này, niềm say mê được viết, được đọc sách và kể chuyện hiện rõ trên nét mặt. Trẻ sẽ rất cân nhắc trong từng lời ăn tiếng nói của mình, cũng như hay suy nghĩ về những lời nói của người khác. Đây là kiểu thông minh có ở nhiều người nhất, và thể hiện rõ ràng ở các nhà văn, nhà thơ, phóng viên, biên tập viên hay các diễn giả,… Tài năng về từ ngữ là dấu hiệu cho thấy trẻ sau này có thể trở thành luật gia, nhà soạn kịch, thi sĩ hay nhà hùng biện.

Để phát triển sự thông minh này, bạn nên khuyến khích trẻ viết nhiều, đọc nhiều, kể chuyện hoặc chơi ô chữ cùng trẻ. Hãy cùng đọc sách với trẻ, lắng nghe trẻ một cách chăm chú về những câu hỏi, mối bận tâm, những trải nghiệm của trẻ. Khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe những câu chuyện mà chúng vừa đọc, tạo cơ hội cho trẻ được đến các thư viện công cộng hoặc các nhà sách.

2.Trí thông minh về logic

Nếu con bạn ưa thích những con số, mô hình, các trò chơi chiến lược và thích làm thí nghiệm, ắt hẳn trẻ thuộc nhóm có năng khiếu trong lĩnh vực logic, toán học. Đây là một loại năng khiếu thông minh “rất thông minh” không phải trẻ nào cũng có. Bạn hãy tự hào về những gì mà trẻ sẽ đạt được ở lĩnh vực khoa học tự nhiên và đừng đắn đo, ngăn cản khi sau này trẻ chọn con đường này vì đó là một con đường bằng phẳng đối với trẻ.

Hãy giúp trẻ phát triển bằng những bài toán, những con số và những trò chơi đòi hỏi sự logic như xếp tranh, lắp ráp, cùng chơi các loại cờ với trẻ như cờ vua, cờ caro, cờ tướng,… hoặc từ chính những công việc nhỏ lặt vặt trong nhà như tạo ra các màu sơn mới bằng cách trộn các màu sơn có sẵn, yêu cầu con bạn giúp bạn xếp đặt bàn ăn, sắp xếp quần áo hoặc sắp xếp ngăn bàn,…

Giúp trẻ phát triển tối ưu trí thông minh tiềm ẩn

3.Trí thông minh về không gian

Nếu trẻ luôn miệt mài quan sát, so sánh giữa những vật thể với nhau hay mơ mộng và thích thú vẽ tranh, nặn tượng; hoặc nếu trẻ là một người rất nhạy bén với chất liệu, màu sắc, hình khối,… và luôn bị trò chơi ghép, xếp hình hoặc thú vẽ tranh lôi cuốn thì trẻ có khả năng có trí thông minh nổi trội về không gian. Đây là dấu hiệu cho biết tương lai của trẻ được định dạng trong các lĩnh vực kiến trúc, hội hoạ hoặc thiết kế thời trang.

Bạn hãy khuyến khích trẻ chơi các trò chơi nói trên, mua cho trẻ các trò chơi sắp xếp hình khối, nhà cửa,… để giúp trẻ phát huy trí thông minh này.

4.Trí thông minh vận động

Trẻ có năng khiếu trong lĩnh vực này thường biết cách phối hợp cơ bắp tốt, có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử dụng động tác, cảm thấy thích thú khi vận động cơ thể. Đa phần những trẻ mang năng khiếu này thường rất nhanh nhẹn, dẻo dai, ưa vận động và thích chơi thể thao. Ngoài ra, nó còn biểu hiện thông qua sự khéo léo, tỉ mỉ trong các hoạt động thường nhật. Đây sẽ là những vận động viên, nghệ sĩ múa, diễn viên, người mẫu,… trong tương lai.

Hãy giúp trẻ phát triển bằng cách tạo mọi điều kiện cho trẻ được thỏa sức hoạt động. Bạn đừng quá lo ngại nếu trẻ cứ mải miết ở ngoài nắng mặc cho mồ hôi đầm đìa hay khi trẻ quá chú tâm, tỉ mỉ cắt tỉa từng mảnh giấy, mảnh vải,… vì đó là lúc năng khiếu trong trẻ đang được thỏa mãn và phát triển đấy.

5.Trí thông minh âm nhạc

Bạn hãy thử quan sát xem trẻ nhà bạn có hay hát và hát đúng theo những giai điệu mà trẻ vẫn thường hay nghe không? Trẻ có cảm thụ được bài hát hay có được tâm trạng mà bài hát mang lại dù cho chưa hiểu được nội dung bài hát không? Nếu câu trả lời là có, đồng nghĩa với việc trẻ là một người nhạy cảm và đặc biệt là tai phát triển tốt. Có khả năng cảm nhận độ cao thấp, nhịp điệu, âm sắc, nói chung là các kiểu âm thanh. Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua các giai điệu, âm nhạc, thích chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm các tác phẩm,…

Giúp trẻ phát triển tối ưu trí thông minh tiềm ẩn

Điều này sẽ rất phù hợp nếu bạn cho trẻ tham gia sinh hoạt tại các nhà văn hóa, các khóa học thanh nhạc, học chơi nhạc cụ. Bạn có thể nghĩ đến việc trẻ sẽ trở thành một ca sĩ, một nhạc công, một giáo viên thanh nhạc, một nhà soạn nhạc chẳng hạn. Trẻ sẽ rất thích hợp với những ngành nghề liên quan đến nghệ thuật.

6.Trí thông minh xã hội

Trẻ có năng khiếu này rất dễ tiếp xúc giao lưu với người khác. Trí thông mình này còn thể hiện ở việc trẻ có khiếu lãnh đạo bẩm sinh, trẻ giao tiếp tốt, thích gặp gỡ, trò chuyện và biết thấu hiểu người khác. Nhờ thế trẻ có thể trở thành những nhà quản lý, thầy giáo, bác sĩ giỏi hoặc những nhà lãnh đạo trong tương lai.

Để rèn luyện kiểu thông minh này, bạn nên tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu, tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, đặc biệt là những nơi đông người, khuyến khích trẻ chơi những trò chơi tập thể, các hoạt động nhóm.

7.Trí thông minh nội tâm

Trí thông minh nội tâm là khả năng hiểu được bản thân một cách sâu sắc, và cũng như những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Nó giúp trẻ phân tích và làm chủ được những phẩm chất, hành vi của mình. Trẻ có trí thông minh này thường có tính trầm, trẻ có năng khiếu thông hiểu nội tâm người khác. Khi lớn lên, trẻ có thể trở thành chuyên gia tâm thần học, nhà tư vấn, triết gia, hoặc bác sĩ.

Vì thế, bạn hãy dành nhiều thời gian tâm sự với trẻ, giáo dục trẻ thông qua những câu chuyện và nên cận trọng vì những trẻ này rất dễ bị tổn thương và ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của trẻ.

Lâm Sơn Vương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x