Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/12/2020

Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều khi bị thiểu kinh?

Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều khi bị thiểu kinh?
Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều khi bị thiểu kinh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn đã biết? Tham khảo ngay những gợi ý vừa ngon miệng vừa hiệu quả sau!

Nếu bị thiểu kinh hay kinh nguyệt ra ít dưới 2 ngày thì uống gì để kinh nguyệt ra nhiều và chấm dứt tình trạng này? Các món thức uống dễ làm và công hiệu dưới đây sẽ giải tỏa nỗi băn khoăn của bạn, đừng bỏ qua nhé!

Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều

1. Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều? Hãy uống đủ nước

Bạn không thể có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định nếu cơ thể đang kiệt sức vì mất nước. Trong khi đó, nước không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hydrat hóa của cơ thể mà còn giúp hỗ trợ nhu động ruột, làm giảm sự tích nước của cơ thể nên sẽ gián tiếp giúp điều chỉnh lưu lượng máu kinh. Hãy uống đủ 8 ly nước mỗi ngày chứ đừng đợi đến khi khát mới uống hay uống kiểu đối phó, uống nước ấm hay nước lạnh đều được.

2. Nước cam

Chị em phụ nữ rất dễ gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít nếu bị thiếu máu. Để cải thiện tình trạng này, trước hết bạn cần giúp cơ thể bổ sung đầy đủ vitamin C bởi đây là vitamin đóng vai trò quan trọng trọng việc hấp thu chất sắt giúp tạo máu.

Chính vì vậy, thêm nước cam hay các loại thức uống giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày cũng rất có ích cho những người bị thiểu kinh. Đó là chưa kể loại thức uống này còn giúp làm giảm hiệu quả tình trạng đau bụng kinh, chuột rút, sưng phù hay gặp trong thời gian hành kinh.

[remove_img id=3971]

3. Sữa

Hãy khuyên uống sữa nếu có ai đó hỏi bạn nên uống gì để kinh nguyệt ra nhiều khi bị thiểu kinh. Một ly sữa ấm sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng đau bụng kinh, đặc biệt khi sử dụng mỗi ngày, sữa còn có tác dụng điều chỉnh lượng máu kinh nguyệt hiệu quả. Theo tạp chí Y khoa Mỹ, can-xi đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình cân bằng hormone của cơ thể, thiếu can-xi cũng là nguyên nhân gây thiểu kinh, chậm kinh phổ biến.

Tuy nhiên, nếu bạn dị ứng với sữa hoặc không dung nạp được đường lactose, bạn cũng có thể bổ sung can-xi bằng cách ăn các thực phẩm giàu can-xi như rau lá xanh đậm, đậu nành, mè… thay vì uống sữa.

4. Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều? Đừng quên trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc như gừng, bạc hà, hoa cúc không chỉ là những thức uống làm ấm bụng, cải thiện chứng đau bụng kinh. Thức uống này còn là cách điều trị tình trạng kinh nguyệt ra ít vô cùng công hiệu được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Để pha trà gừng, bạn hãy rửa sạch củ gừng tươi, thái lát mỏng, cho vào khoảng 240ml nước rồi đem đun sôi khoảng 5 phút sau đó tắt bếp, đậy kín nắp ngâm 10 phút. Tiếp theo, vớt bỏ lát gừng, thêm vào 1 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi và một ít mật ong hoặc đường rồi uống khi còn ấm. Tốt nhất, bạn nên uống trà gừng 2 lần/ngày.

Cách pha trà hoa cúc hoặc trà bạc hà dễ hơn nhiều, bạn chỉ cần trực tiếp cho hoa cúc và lá bạc hà khô xay nhuyễn vào nước sôi, để nguội rồi thêm mật ong vào là dùng được.

Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều - Trà thảo mộc
Trà thảo mộc rất tốt cho các trường hợp thiểu kinh

5. Nước dừa

Dù ít có tài liệu y khoa nào nghiên cứu nhưng trên thực tế nước dừa chính là một trong những loại thức uống hỗ trợ tạo máu tốt nhất vì giàu các vitamin, chất chống ô-xy hóa và chứa nhiều khoáng chất quan trọng như magiê, mangan, kali, canxi… Do đó, uống nước dừa thường xuyên có thể giúp cải thiện hiệu quả tình trạng thiểu kinh do cơ thể thiếu máu.

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý, bạn có thể dùng nước dừa mỗi ngày nhưng không quá 1 quả/ ngày bởi nước dừa cũng chứa nhiều đường có thể làm tăng cân. Đặc biệt, cần tránh dùng trong những ngày có kinh vì nước dừa chứa nhiều chất béo và calorie, có thể gây nặng bụng, tăng cảm giác khó chịu trong những ngày hành kinh.

6. Nước ép nho

Nếu vẫn còn thắc mắc uống gì để kinh nguyệt ra nhiều? Bạn hãy uống 8 muỗng cà phê nước ép nho, tốt nhất là nước ép nho đỏ đều đặn 2-3 lần ngày liên tục 1 tháng. Nếu tuân thủ chế độ này, ngay trong tháng sau, kinh nguyệt sẽ ra nhiều trở lại như cũ bởi nước ép nho đỏ giúp tăng cường và cải thiện tình trạng thấp RBC, HB trong máu – một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

7. Nước ép cà rốt cải thiện chứng thiểu kinh

Nếu bỗng dưng kinh nguyệt ra ít hẳn, chỉ 2 ngày là ngưng hẳn, bạn hãy thử điều chỉnh ở chu kỳ sau bằng cách uống nước ép cà rốt.

Là thực phẩm chứa chất sắt dồi dào, nước ép cà rốt không chỉ là một món thức uống ngon miệng mà còn là một biện pháp đơn giản giúp điều chỉnh tình trạng thiểu kinh do thiếu máu. Sau khi thường xuyên uống loại nước ép này hoặc phối hợp cùng thực phẩm khác 3 lần/ tuần trong suốt 3 tháng liên tục, lượng máu kinh của bạn sẽ ổn định và bình thường lại giống như trước.

[remove_img id=18505]

Ngoài nước ép cà rốt, bạn có thể thay thế các loại nước ép có tác dụng tương tự để làm phong phú thực đơn là nước ép ngô, rau diếp, củ dền… Đặc biệt, việc uống nước ép mía 1-2 tuần trước thời gian hành kinh cũng sẽ giúp điều chỉnh lượng máu kinh hiệu quả.

Ngoài việc chú trọng đến vấn đề ăn hay uống gì để kinh nguyệt ra nhiều, để điều chỉnh lượng máu kinh khi bị thiểu kinh, chị em phụ nữ nên cố gắng thư giãn tinh thần và ổn định sức khỏe thể chất, tránh để cơ thể bị suy dinh dưỡng hay thiếu máu. Nếu các cách khắc phục trên cũng không thể giúp cải thiện tình trạng thiểu kinh, hãy đi khám phụ khoa để để được tầm soát các bệnh lý ở cơ quan sinh sản.

Đặc biệt, với phụ nữ trên 40 tuổi gặp tình trạng thiểu kinh kéo dài, đi kèm với các triệu chứng như đau bụng dưới dữ dội, tiểu buốt, đau khi giao hợp… thì càng cần phải đi thăm khám sớm để xác định nguyên nhân, kịp thời chữa trị.

Hoa Mai

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x