của bé
Bạn bị nhiệt miệng và ước gì nó biến mất nhanh chóng. Vậy bạn biết cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày chưa? Dùng phương pháp nào an toàn và hiệu quả nhanh chóng?
Nội dung bài viết
- Nhiệt miệng là gì?
- Vì sao bị nhiệt miệng?
- Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày
- ♦ Sử dụng chất có thành phần sát khuẩn
- ♦ Dùng các nguyên liệu có thành phần kháng khuẩn để bôi trực tiếp
- ♦ Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày – Bổ sung dinh dưỡng (vitamin B, kẽm…)
- Bị nhiệt miệng khi nào cần tới gặp nha sĩ?
- Những loại đồ ăn nên tránh khi bị nhiệt miệng

Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày hiệu quả
Những vết loét trong miệng khiến bạn ăn cũng đau, nói cũng đau, cười cũng khó. Bạn muốn “thổi bay” chúng để được thoải mái ăn uống, nói cười. MarryBaby mách bạn cách để trị nhiệt miệng trong 1 ngày.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (còn gọi là loét aphthous, loét áp-tơ) là những thương tổn cơ bản với những vết loét hình tròn hoặc oval trên mô mềm như môi, bên trong má, dưới lưỡi, nướu răng.
Vết loét có quầng đỏ, đáy màu vàng hoặc xám, số lượng vết có thể nhiều hoặc ít. Tình trạng này có thể hết nhanh thì trong 1 vài ngày hoặc chậm có thể là 7-10 ngày.
Nguyên nhân của nhiệt miệng là gì và làm thế nào để trị nhiệt miệng nhanh và hiệu quả nhất?
Vì sao bị nhiệt miệng?
Muốn biết cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày, bạn cần hiểu vì sao mình gặp rắc rối này. Có một số nguyên nhân gây nhiệt miệng như sau:
- Nhiệt miệng là do cơ thể bị nóng hoặc do hấp thụ thức ăn có tính nóng. Điều này làm suy giảm chức năng lọc chất độc trong cơ thể của gan. Các chất độc tích tụ trong gan và gây ảnh hưởng đến cơ thể.
- Nhiệt miệng cũng có thể là hiện tượng viêm nhiễm do sự cư trú của vi khuẩn đến từ các bệnh lý về răng như viêm răng, viêm tủy.
- Cơ thể thiếu hụt một số dưỡng chất như vitamin B12, kẽm, sắt.
- Ngoài ra cũng có thể có một số yếu tố khác gây nhiệt miệng như loại kem đánh răng, nước súc miệng không phù hợp, stress, căng thẳng, rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone, sốt cao, ăn phải đồ cứng đâm vào niêm mạc miệng gây loét.
Với nhiều nguyên nhân như vậy, thì cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày là thế nào?
Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày
Như đã nói ở trên, phần lớn nhiệt miệng đều có thể tự khỏi trong 7-10 ngày nhưng cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày bạn cần kết hợp cả các biện pháp vệ sinh vùng răng miệng, bôi sát khuẩn và tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
♦ Sử dụng chất có thành phần sát khuẩn
Trước hết, vì nhiệt miệng có khả năng cao chính là sự cư trú của các loại vi khuẩn nên việc đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng hoặc bôi các dung dịch có chất sát khuẩn như dưới đây:
– Oxy già: Pha loãng oxy già 3% mua tại các hiệu thuốc rồi dùng bông thấm dung dịch, thoa trực tiếp lên vùng nhiệt miệng 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. Hoặc pha oxy già làm nước súc miệng để súc mỗi lần 1 phút, ngày 2 hoặc 3 lần. Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày với oxy già khá hiệu quả, bạn nên thử nhé.
– Trà hoa cúc La Mã: Vì có chứa hợp chất azulene và levomenol có tác dụng chống viêm và sát trùng nên trà hoa cúc La Mã là phương thức tự nhiên hiệu quả để trị nhiệt miệng.
Cách sử dụng: Súc miệng 3-4 lần mỗi ngày bằng trà hoa cúc sẽ giúp dịu vết thương và hết nhiệt miệng nhanh chóng.
– Giấm táo: Nhờ có thành phần axit axetic – một chất diệt các loại vi khuẩn có hại và gia tăng vi khuẩn có lợi, giấm táo là một chất kháng sinh tự nhiên hữu ích trong trị nhiệt miệng.
Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày với giấm táo như sau: Pha giấm táo và nước ấm với tỷ lệ 50-50, súc miệng 3-4 lần mỗi ngày bằng dung dịch này.
♦ Dùng các nguyên liệu có thành phần kháng khuẩn để bôi trực tiếp
Ngoài việc súc miệng, để tăng cường khả năng diệt khuẩn và giảm khó chịu trong ngày, bạn có thể bôi vào vết loét những nguyên liệu tự nhiên có chứa chất kháng khuẩn như mật ong hoặc dầu dừa.
Cách sử dụng: Bôi trực tiếp mật ong hoặc dầu dừa vào vết loét 2-3 lần trong ngày. Bạn cũng có thể kết hợp mật ong với tinh bột nghệ hoặc kết hợp dầu dừa và mật ong để đắp lên vết nhiệt.
♦ Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày – Bổ sung dinh dưỡng (vitamin B, kẽm…)
Cơ thể khỏe mạnh với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi các vết loét khó chịu. Vì vậy, ngay khi bắt đầu có triệu chứng nhiệt miệng, hãy bổ sung ngay các thức ăn, đồ uống giàu vitamin B6, vitamin B12, kẽm, sắt, axit folic… cho cơ thể.
– Sữa chua: Sữa chua có nhiều lợi khuẩn, nên khi đang bị nhiệt miệng, bạn hãy ăn 1-2 cốc sữa chua mỗi ngày để vi khuẩn lợi khuẩn đi qua vùng nhiệt miệng và làm cho vết loét nhanh lành.
– Rau diếp cá hoặc rau má: Rau diếp cá và rau má có tính mát, giúp hạ nhiệt cho cơ thể. Bổ sung một cốc sinh tố rau má hoặc diếp cá sẽ làm mát cơ thể và trị nhiệt miệng an toàn.
Cách làm hết sức đơn giản: Cắt nhỏ rau 1 cm, cho vào máy sinh tố xay cùng nước, một chút muối và đường. Sau đó lọc lấy nước, bỏ phần bã và uống.
– Bột sắn dây: Bột sắn dây với khả năng làm mát và giải độc cơ thể cũng là một trong những loại thức uống được khuyên dùng khi bị nhiệt miệng. Bạn có thể pha trực tiếp bột sắn dây với nước để uống hoặc nấu chín lên sử dụng.
Một số loại đồ uống khác như nước râu ngô, nước chanh, nước cam với thành phần vitamin C cao cũng có thể là cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày siêu hiệu quả bạn nên thử.
Bị nhiệt miệng khi nào cần tới gặp nha sĩ?
Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài không khỏi kèm các dấu hiệu như sốt, tiêu chảy, phát ban, bạn cần tới gặp nha sĩ để được thăm khám và điều trị.
Ngoài ra, nếu nhiệt miệng là một vết loét to, kéo dài (hơn 2 tuần) gây đau đớn hoặc mưng mủ, khoét sâu vào môi, tiết dịch bất thường thì bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.
Những loại đồ ăn nên tránh khi bị nhiệt miệng
Các cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày trên không thể phát huy tác dụng nếu bạn không tránh các loại đồ ăn như cà phê, thức ăn cay nóng nhiều tiêu ớt, thức ăn có tính axit cao như dưa, cà muối, các loại nước ngọt… Các loại thức ăn này có thể kích ứng làm gia tăng các triệu chứng của nhiệt miệng.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai với hệ miễn dịch suy giảm có thể thường xuyên bị nhiệt miệng. Nhưng để an toàn cho mẹ và bé, bà bầu nên sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên để trị nhiệt miệng. Nếu hiện tượng này tái phát nhiều lần, bạn nên đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài việc có chế độ ăn uống phù hợp, bạn cũng cần chú ý tới việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng mỗi ngày 2-3 lần khi bị nhiệt miệng cũng là một cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày hiệu quả. Sau mỗi bữa ăn, hãy súc miệng bằng nước muối để miệng luôn được sạch sẽ, giảm tình trạng sưng viêm ở các vết loét.
Đừng cắn răng chịu đựng những nốt nhiệt miệng đau rát! Hãy lựa chọn cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày trên đây và nhớ tránh xa cám dỗ của những đồ ăn cay nóng để những vết loét sớm lành bạn nhé!

Trẻ bị nhiệt miệng: Xử nhanh kẻo hại! Chắc hẳn mẹ đã không ít lần bị chứng nhiệt miệng khó chịu hành hạ. Đối với trẻ bị nhiệt miệng, sự khó chịu còn gấp nhiều lần so với người lớn.
Hương Hoa
-
6 cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu không cần dùng thuốcNhiệt miệng là một vấn đề rất phổ biến khi mang thai. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhiệt miệng có thể khiến bà bầu khá mệt mỏi, đau và khó chịu, ăn uống kém và ít nhiều ảnh hưởng...
-
Bà bầu ăn gì để giải nóng trong người?Mang thai, trọng lượng cơ thể tăng, cả thân nhiệt cũng tăng. Mùa lạnh, mát mẻ thì không sao, hễ cứ đến mùa hè là lại bứt rứt nóng nực, đứng ngồi không yên. Bà bầu nóng trong người nên ăn gì? Bà...
-
"Bỏ túi " 6 cách hạ sốt hoàn toàn tự nhiênTuy hầu hết các trường hợp sốt đều vô hại, nhiệt độ cơ thể tăng quá cao có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, đau nhức và gây co giật. Để giảm nhẹ tất cả những vấn đề trên, bạn có thể thử một vài biện...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!