của bé
Nắm bắt những biểu hiện bệnh ung thư vòm họng để có các biện pháp phòng tránh căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến này.
Nội dung bài viết
Biểu hiện bệnh ung thư vòm họng giai đoạn sau tương đối rõ ràng. Do đó, căn bệnh này nên được theo dõi và chữa trị kịp thời nếu phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm.
Biểu hiện bệnh ung thư vòm họng giai đoạn sau
Những cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn vì khối u chèn lên nền sọ gây cảm giác đau đầu dữ dội khiến người bệnh kiệt sức. Ngoài ra, những biểu hiện bệnh ung thư vòm họng còn được cụ thể bằng những hiện tượng như giảm thính lực, không thể nghe rõ vì tai luôn xuất hiện những tiếng ù; Mũi thường xuyên tắc nghẽn và khó thở, chảy nước mũi liên tục, có thể trong nước mũi còn kèm theo máu. Trường hợp này, nếu người bệnh có thói quen nuốt vào và nhổ ra thì rất khó phát hiện triệu chứng; Hạch nổi ở góc hàm khiến bệnh nhân có cảm giác vướng, khó ăn, khó nuốt.
Trong trường hợp khối u phát triển lớn, người bệnh sẽ có các biểu hiện nặng hơn như lé mắt, lưỡi bị tê cứng, cơ mặt không linh hoạt… đây là những dấu hiệu cho biết khối u đã chèn ép lên dây thần kinh sọ não.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vòm họng

Bieu hien benh ung thu vòm hong
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, khí thải công nghiệp, hóa chất, thuốc diệt sâu bọ,… thì nguy cơ có những biểu hiện bệnh ung thư vòm họng sẽ ngày càng trở nên rõ ràng. Ngoài ra, điều kiện sống thấp, nguồn nước sinh hoạt, không khí xung quanh không đảm bảo an toàn. Thói quen sử dụng các món lên men lâu ngày như dưa muối, cà muối,… Việc sử dụng thức ăn quá hạn sử dụng, thức ăn có nấm mốc cũng là nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng tìm đến.

Rượu, bia, thuốc lá luôn là “kẻ thù” của sức khỏe
Rượu, bia, thuốc lá luôn là “kẻ thù” của sức khỏe nếu bạn không biết tiết chế. Thói quen nghiện ba chất trên không chỉ gây nguy cơ tăng huyết áp, xơ gan, lao phổi mà còn gây ra bệnh ung thư vòm họng tỉ lệ cao.
Một nguyên nhân gây bệnh khác mà bạn khó có thể chủ động phòng tránh, đó là do di truyền từ người thân trong nhà. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường. Do đó, nếu nằm trong đối tượng này, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân hơn nữa.
Virus EPV và HPV cũng là thủ phạm gây ra căn bệnh quái ác này.
Chế độ dinh dưỡng khi điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị
Khi điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, không thể ăn uống ngon miệng. Nhưng chế độ dinh dưỡng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ điều trị. Vì thế người nhà không nên hạn chế quá nhiều thực phẩm, ngược lại cần cho người bệnh ăn nhiều thức ăn chứa calo cao và hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú hơn.

Chế độ dinh dưỡng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ điều trị bằng phương pháp hóa trị
Vì rất khó nhai nuốt nên thức ăn cho người bệnh nên ở thể nhão, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, sữa,… những món ăn nhẹ, ít dầu mỡ sẽ khiến bệnh nhân dễ ăn và không bị kiệt sức. Đồng thời tránh xa những thực phẩm cay, nóng, đồ hộp, thức ăn nhanh, thịt nướng, dưa cà muối… Những thức ăn này gây nóng rát cho cơ thể cũng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Nếu những biểu hiện bệnh ung thư vòm họng đã rõ ràng thì việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh nên được thực hiện nghiêm túc. Bổ sung thức ăn giàu chất xơ, vitamin, làm mát, giải độc cho cơ thể như: măng cụt, hạt sen, khổ qua, la hán quả, và các loại rau củ quả khác.
Nói không với rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích trong quá trình điều trị. Một chế độ dinh dưỡng hợp lí không những giúp cho bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh chóng mà còn hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bằng phương pháp hóa học.

Bổ sung thức ăn giàu chất xơ, vitamin giúp làm mát, giải độc cho cơ thể
Ngoài ra, vấn đề tâm lí hết sức quan trọng, người nhà cần quan tâm đến cảm xúc của người bệnh, giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ rất sốc, bi quan, buồn bã vì những thay đổi trong quá trình sinh hoạt, người nhà cần thường xuyên an ủi, động viên vì tinh thần rất quan trọng trong việc điều trị.
Với những biểu hiện bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm sẽ có khả năng chữa khỏi lên đến 70%. Do đó, việc duy trì khám sức khỏe tổng quát định kỳ, thực hiện tầm soát ung thư… sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh nếu không may xảy đến với bản thân.
Thanh Thảo

Rạn da khi mang thai - Vết dấu của tình yêu thương vĩ đại 80% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Mỗi ngày cùng với sự lớn lên của con, những vết rạn xuất hiện như chứng tích của tình yêu thương và hạnh phúc làm mẹ.
Trầm cảm sau sinh là căn bệnh thường hay gắn liền với phụ nữ, đặc biệt nhất đối với người lần đầu làm mẹ. Theo đó, người mẹ sẽ trải qua hàng loạt những cảm xúc như hạnh phúc, vui mừng, lo lắng, buồn rầu, khóc lóc kéo dài…
Trầm cảm sau sinh từ sự vô tâm của chồng
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Công chúng Anh chỉ trích thời trang bầu...Thời trang bầu của Meghan Markle rất tôn dáng, sang trọng và tinh tế. Tuy...
-
Con gái mỹ nhân đẹp nhất Philippines...Marian Rivera và tài tử Dingdong Dantes đã tổ chức tiệc đón chào đứa con thứ...
-
Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu vừa đón...Trang On đưa tin vào ngày 15-2 vừa qua, diễn viên Trịnh Gia Dĩnh có con trai...
-
Phát hiện một ca sinh 7 hiếm gặp ở IraqTheo Healthmedicinet, đây là trường hợp sinh 7 đầu tiên vừa xảy ra tại Bệnh...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!