của bé
Bệnh Pellagra không phải tên gọi quen thuộc với nhiều người. Phải đến khi bác sĩ chuẩn đoán và khẳng định thì người bệnh mới biết tới bệnh lý này.
Nội dung bài viết
Thói quen tìm hiểu trước về các căn bệnh thường gặp hoặc hiếm gặp thường chỉ “dành trọn” cho bác sĩ. Ý thức về việc tự nhận diện các triệu chứng cơ thể thông qua tìm kiếm thông tin không phổ biến với hầu hết mọi người. Về bệnh Pellagra cũng vậy, chỉ tới khi thực sự bị bệnh thì mới cuống cuồng lo lắng.
Bệnh Pellagra là bệnh gì?
Pellagra là bệnh do rối loạn chuyển hoá vitamin PP. Vitamin PP, còn được gọi a-xit nicotinic, là vitamin B3. Nhận diện bệnh thông qua tổn thương da ở vùng hở, nặng lên vào mùa Xuân – Hè, thuyên giảm mùa Thu – Đông.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phụ nữ mang thai hay sau khi sinh cũng là đối tượng dễ tấn công. Bệnh không tự khỏi nếu không được điều trị. Ngoài tổn thương ở da còn tổn thương nội tạng như tiêu hoá, thần kinh.
Bệnh pellagra đặc trưng bởi tam chứng “3 chữ D”: Viêm da (dermatitis), Tiêu chảy (diarrhea) và Giảm trí nhớ (dementia).
Lần đầu tiên Pellagra được tìm thấy và mô tả bởi một bác sĩ người Tây Ban Nha, theo tiếng mẹ đẻ, Pellagra có nghĩa là “làn da thô ráp” – “rough skin”. Pellagra lần đầu tiên được báo cáo tại Hoa Kỳ năm 1902.
Nguyên nhân gây bệnh Pellagra
Như đã nói, bệnh là do rối loạn chuyển hoá vitamin PP. Nguyên nhân thiếu vitamin PP rất đa dạng:
- Ăn ngô hoặc lúa miến nguyên chất, kkhông chế biến
- Chỉ ăn ngô và ăn lúa miến mà không ăn thêm các loại ngũ cốc khác
- Rối loạn hấp thụ của cơ quan tiêu hoá do thiếu vitamin PP và các vitamin nhóm B khác như B1, B2, B6.
- Nhiều chị em muốn giảm cân sau sinh, ăn chế độ ăn hoàn toàn bằng rau cũng dễ gây ra bệnh
- Kém hấp thu các chất dinh dưỡng
- Ăn uống mất cân bằng a-xit amin có thể ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp niacin của cơ thể
- Chán ăn tâm thần
- Tiêu chảy kéo dài
- Do dùng một số loại thuốc làm ảnh hưởng tới chuyển hoá và hấp thụ vitamin PP
- Do khối u ác tính

Bệnh Pellagra có thể gây nên những tổn thương về da nghiêm trọng
Dấu hiệnh nhận biết bệnh Pellagra
Nói về các triệu chứng tiền triệu thường gặp nhất trước khi có các biệu hiện về ngoài da có thể kể đến biểu hiện về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, tiêu chảy…
Khi đã khởi phát, các thay đổi về da là các biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh. Vị trí hay gặp là vùng tiếp xúc với ánh nắng hoặc vùng cọ xát nhiều.
Triệu chứng ban đầu thường là ban đỏ ở vùng mu tay kèm theo ngứa và cảm giác rát bỏng, tổn thương đối xứng và da hơi phù nề nhẹ.
Một số ít trường hợp mụn nước xuất hiện sau vài ngày bị ban đỏ, các tổn thương liên kết với nhau thành bọng nước rồi vỡ ra. Trong một số trường hợp khác xuất hiện các vảy da khô màu nâu.
Giai đoạn tổn thương da trở nên cứng, khô ráp, dễ vỡ màu hơi nâu. Thượng bì các ngón tay dày và các nếp gấp bị xóa. Xuất hiện các vết nứt đau ở lòng bàn tay và ngón tay.
Giai đoạn bệnh toàn phát, da bệnh nhân trở nên cứng hơn, khô hơn, dễ vỡ hơn và trên da phủ một lớp vảy màu hơi đen do xuất huyết.
Biến chứng nguy hiểm
Với phụ nữ, bệnh có biểu hiện gây viêm âm hộ được gọi là viêm âm hộ, âm đạo pellagra và tổn thương vùng quanh hậu môn và bìu.
Bệnh có thể gây rối loạn tâm thần với các biểu hiện như mệt mỏi về tinh thần, thể chất, chóng mặt, đau các dây thần kinh, rối loạn thị giác, nhìn không rõ, vẻ mặt lạnh nhạt, giảm trí nhớ hay buồn vô cớ, thiểu năng tinh thần.
Nguy hiểm hơn là tam chứng pellagra. Triệu chứng càng trầm trọng bệnh càng nặng, bệnh nhân có thể giảm thân nhiệt toàn thân, liệt và trầm cảm pellagra. Có khi bệnh nhân sốt cao làm cơ thể suy sụp có thể dẫn đến tử vong.
Cách điều trị và phòng ngừa
Cách tốt nhất để điều trị bệnh là thăm khám bác sĩ và điều trị theo đơn thuốc được kê.
- Điều trị đặc hiệu là uống vitamin PP
- Thuốc bong vảy: salicylic 5%.
- Nên ăn các loại ngũ cốc khác nhau tránh chỉ ăn hai loại ngũ cốc là ngô và lúa miến đơn thuần
- Chế độ ăn nên kèm theo thịt cá và các chất có nhiều vitamin nhất là vitamin nhóm B để phục hồi sức khỏe
- Nên kiểm tra sức khoẻ thường xuyên, phát hiện một số bệnh có liên quan
- Không uống nhiều rượu bia
- Bảo vệ và bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời.
Thiếu vitamin PP gây bệnh gì?
Người thiếu vitan PP thường suy dinh dưỡng, chán ăn. Một lý do đơn giản bởi thiếu vitamin PP nó là “ hung thủ” khiến bạn cảm thấy đau đớn và khó có thể ăn thứ gì ngon miệng trong khi miệng của bạn đang bị đau.
Ngoài việc gây ra bệnh Pellagra, thiếu vitanin PP còn gây viêm lưỡi, viêm da, ăn không ngon miệng, tiêu hoá kém, buồn nôn, chóng mặt, trí nhớ giảm sút.

Chỉ điểm 12 bệnh thường gặp thời kỳ hậu sản sau sinh Thời kỳ hậu sản kéo dài khoảng 6 tuần, tức là 42 ngày sau sinh. Việc chăm sóc cơ thể trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, vì chỉ một chút sơ sảy, nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Mẹ nên tham khảo danh sách 12 bệnh hậu sản sau sinh để tìm cách ngăn ngừa và phòng tránh.
Bệnh Pellagra cần được hiểu đúng về nguyên nhân và các triệu chứng. Từ đó sớm thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị hợp lý. Với phụ nữ mang thai, khi mắc bệnh cần thông báo càng sớm càng tốt để được chỉ định dùng thuốc sao cho hợp lý.
-
"Cứu nguy" cho bà bầu bị trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.
-
"Giải cứu" mẹ khỏi 5 bệnh thường gặp khi mang thai, cập nhật ngay cẩm nang bà bầu cần biếtKhông chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, sự phát triển của thai nhi cũng ít nhiều bị tác động nếu mẹ bầu lỡ mắc phải 5 loại bệnh thường gặp trong thai kỳ sau đây. Không cần hoang mang quá mức,...
-
“Chung sống hòa bình” với bệnh viêm da cơ địa ở trẻKhông ảnh hưởng đến tính mạng nhưng viêm da cơ địa là bệnh về da thường khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy, cào gãi và thường xuyên mất ngủ kéo theo nỗi ưu phiền của nhiều ông bố bà mẹ. Bệnh kéo dài...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!