của bé
Sau sinh, các bà mẹ thường được khuyên hạn chế vận động. Tuy nhiên, một số mẹ lại cho rằng càng ít vận động càng tốt nên nằm lì trên giường. Điều này có thể gây ra tình trạng bế sản dịch rất nguy hiểm.
Nội dung bài viết
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết: Bế sản dịch (Ứ đọng sản dịch) là một trong những tình trạng phổ biến trong giai đoạn hậu sản. Nhiều sản phụ sau khi sinh không vận động nhiều, dẫn đến tử cung không co hồi, gây ứ đọng sản dịch. Kèm theo vệ sinh không tốt dẫn đến nhiễm trùng. Kết hợp 2 lý do trên khiến bệnh trở nặng.
Bế sản dịch là gì?
Sản dịch sau sinh thực chất là màng rau, dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra, dễ phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục phát triển.
Thông thường, sau khi sinh, tử cung sẽ co bóp để đẩy hết sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tử cung không co bóp. Do đó sản dịch cũng không thể thoát ra ngoài được và bị ứ đọng lại trong tử cung. Trường hợp này gọi là bế sản dịch sau sinh.

Bế sản dịch gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mẹ sau sinh
Sản phụ bị bế sản dịch nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn tới các chứng rối loạn đông máu. Chảy máu không cầm được dẫn đến mất máu quá nhiều và nguy hiểm đến tính mạng.
Những biến chứng của tình trạng bế sản dịch
Hiện tượng bế sản dịch nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như sản dịch bị nhiễm khuẩn, gây ra rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.
Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hằng, Phó giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương chia sẻ:
“Hàng tháng, bệnh viện đều có những trường hợp tái nhập viện vì bế sản dịch, thường kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng hậu sản như đau bụng, sốt, sản dịch hôi.
Thậm chí có nhiều ca chảy máu ồ ạt, phải truyền máu, hút dịch lòng tử cung, mổ để cầm máu, trường hợp nghiêm trọng hơn phải cắt tử cung khi dùng thuốc không hiệu quả.
Thực tế, sản dịch là hiện tượng sinh lý bình thường sau sinh. Tuy nhiên sản phụ không nên chủ quan vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như trên. Đặc biệt là khi thấy tử cung có dấu hiệu bất thường phải đi khám ngay để chữa trị kịp thời.
Làm sao phát hiện bị bế sản dịch?
Ra sản dịch là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ sau sinh con, gọi là quá trình hậu sản. Hậu sản ở mỗi người biểu hiện khác nhau., Tùy theo cơ địa, có người ra nhiều, người ra ít, người ra dài ngày, người chỉ vài ngày là hết.
Tuy nhiên, có một đặc điểm của quá trình sản dịch, đó là ra máu loãng, ít dần, nâu sẫm và không có màu đỏ tươi. Quá trình này cho phép kéo dài đến 45 ngày. Có nghĩa là từ sau sinh mà sản dịch kéo dài tối đa đến 45 rồi hết là bình thường.

Sản phụ ra sản hơn 45 ngày sau sinh có thể đã bị bế sản dịch
Còn sau thời gian này, sản dịch vẫn tiếp tục kéo dài, kèm những dấu hiệu sau là điều bất thường, rất có thể là bạn đã bị bế sản dịch:
- Sản phụ sốt nhẹ
- Căng tức, đau trằn vùng hạ vị
- Khám âm đạo rất ít sản dịch có thể kèm mùi hôi do nhiễm trùng.
- Sờ vào bụng thấy cứng, có cục.
- Cổ tử cung đóng kín, dùng tay nong cổ tử cung sản dịch ra màu đen sậm kèm mùi hôi, đau nhiều khi ấn đáy tử cung.
Do đó, ngoài đi khám phụ khoa thông thường, bạn cũng nên đi siêu âm để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Nếu đúng bị bế sản dịch kèm viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị bế sản dịch sau sinh mổ để kích thích co bóp tử cung, đẩy hết sản dịch ra ngoài và điều trị cả phụ khoa.
Cách đề phòng bế sản dịch sau sinh
Nhằm tránh sản dịch ứ lại trong buồng tử cung, phụ nữ sau khi sinh nhất thiết phải kiểm tra cổ tử cung. Nhiều người cho rằng nằm gác chéo hai chân lên nhau thì âm đạo sẽ khép lại. Thực chất nằm như vậy là không tốt vì sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài.
Thường trong 10 ngày đầu sau sinh, tử cung co hồi tốt, mỗi ngày co hồi khoảng 1cm, để tống sản dịch ra ngoài. Sau sinh, nếu sản phụ lười vận động, nằm nhiều thì tử cung sẽ không co lại được.
Đây là nguyên nhân gây bế sản dịch. Nó làm sản dịch sẽ bị ứ đọng trong tử cung sẽ gây nhiễm trùng tử cung. Vì thế, sau sinh sản phụ chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong 8h đồng hồ.

Vận động nhẹ nhàng, cho con bú sau sinh là cách chống bế sản dịch hiệu quả
Sau đó phải dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng, vừa giúp co dạ con nhanh chóng, vừa giúp sản dịch đẩy nhanh ra ngoài, rút ngắn quá trình hậu sản.
Sản phụ cũng có thể nằm sấp với thời gian từ 20 – 30 phút mỗi ngày đối với người mẹ có tử cung ở tư thế gập trước, giúp cho sản dịch ra dễ dàng.
Sản dịch tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong đường sinh dục nên trong thời gian này mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Những ngày đầu, khi sản dịch ra nhiều, mẹ cần thường xuyên thay băng 4-5 lần/ngày hoặc nhiều hơn.
Những ngày sau lượng sản dịch tuy ít đi, nhưng mẹ vẫn cần thay băng thường xuyên, không nên để quá 6 tiếng. Ngoài ra, mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc vùng kín sau sinh bằng cách dùng nước đun sôi để nguội hay dùng nước vệ sinh pha loãng để vệ sinh âm đạo.

5 loại trái cây lợi sữa giúp mẹ sau sinh cho con bú thỏa thích Sau sinh, ngoài các bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung những bữa ăn phụ gồm các thực phẩm lợi sữa để đủ sức nuôi con và cho con bú. Bên cạnh gà hầm, móng giò đu đủ xanh, bạn dùng thêm một số loại trái cây lợi sữa sẽ rất tốt cho mẹ và bé.
Theo bác sĩ Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho con bú đúng cách cũng là biện pháp giúp chống bế sản dịch. Khi người mẹ cho bé bú, cơ thể sẽ tiết ra Oxytocin – chất nội tiết giúp khả năng co hồi tử cung làm đẩy sản dịch ra ngoài tốt hơn. Mẹ có thể kết hợp với một số bài thuốc dân gian đã được chứng minh tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh như ngải cứu, rau dền, đặc biệt là nghệ.
-
6 biến chứng bệnh hậu sản mẹ cần biếtDo sau sinh, cơ thể người mẹ cần rất nhiều thời gian đề hồi phục, không chỉ về thể chất, mà lẫn tinh thần và tình cảm. Chỉ một chút lơ là, bạn có thể vô tình khiến mình phải đối mặt với nguy cơ...
-
Chỉ điểm 12 bệnh thường gặp thời kỳ hậu sản sau sinhThời kỳ hậu sản kéo dài khoảng 6 tuần, tức là 42 ngày sau sinh. Việc chăm sóc cơ thể trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, vì chỉ một chút sơ sảy, nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm là rất cao....
-
Hậu sản mòn – “Kẻ cắp” dinh dưỡng của mẹ và béHậu sản mòn nếu không được phát hiện kịp thời có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ sau sinh. Tuy nhiên, hiện nhiều chị em vẫn chưa biết hậu sản mòn là gì, cách chữa hậu sản mòn sau...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Dư Thị Lương
Sau sinh làm thế nào để sản dịch nhanh chóng hết nhỉ?