của bé
Những lời khuyên về kiêng cữ sau sinh không thiếu, nhưng trong đó khá thừa những điều vô lý. Vì vậy, mẹ cần lựa chọn sáng suốt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.
Nội dung bài viết
- 1. Nằm than sau sinh
- 2. Những kiêng cữ sau sinh: Cấm kỵ chuyện tắm gội
- 3. Ăn càng nhiều móng giò càng tốt
- 4. Những kiêng cữ sau sinh: Ăn kiêng
- 5. Kiêng cữ quan hệ vợ chồng
- 6. Những kiêng cữ sau sinh: Tránh gió mọi lúc mọi nơi
- 7. Tốt nhất nên nằm một chỗ
- 8. Kiêng cữ đánh răng sau sinh
- 9. Kiêng nói chuyện nhiều
- 10. Kiêng cữ sau sinh cần tránh ăn đồ chua
- 11. Di chuyển sẽ khiến vết mổ bị rách
- 12. Những kiêng cữ sau sinh: Bó bụng quá chặt
- 13. Xem tivi, đọc sách gây mỏi mắt
- 14. Tránh uống nhiều nước trong thời gian kiêng cữ
1. Nằm than sau sinh
Quan niệm ngày xưa của ông bà cho rằng phụ nữ sau sinh về nhà phải nằm hong than để phòng lạnh cơ thể. Đây là một trong những kiêng cữ sau sinh đã quá lỗi thời. Các bác sĩ khuyến cáo không nên áp dụng cách giữ ấm không hợp lý này, bởi trong khói than chứa rất nhiều khí CO2 ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Hơn nữa, làn da em bé mới sinh quá mỏng manh và yếu ớt. Chỉ cần tác động nhiệt quá nóng cũng đủ làm bé bị bỏng nhẹ hoặc rôm sảy. Với các bé sinh mổ, nhiệt độ phòng quá nóng có thể làm chậm quá trình tống đàm nhớt ra ngoài, tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
Có rất nhiều cách giữ ấm cơ thể như mặc ấm, uống nước ấm, chườm ấm bụng sau khi ăn xong. Mẹ nên nằm trong không gian thoáng đãng và mát mẻ nhưng không nên để gió lùa, để quạt và máy lạnh quá lạnh…
2. Những kiêng cữ sau sinh: Cấm kỵ chuyện tắm gội
Kiêng tắm 3-5 ngày sau sinh có thể được chấp nhận, nhưng cấm suốt cả thời gian nằm cữ quả là quá vô lý. Tình trạng vệ sinh không sạch sẽ kéo dài tạo điều kiện cho mụn nhọt xuất hiện, vi khuẩn có cơ hội phát triển, tấn công vào cơ thể đang còn yếu của phụ nữ sau sinh.

Sau sinh, mẹ nên tắm nước ấm với vòi hoa sen, tuyệt đối không ngâm bồn
Mẹ chỉ nên kiêng tắm gội tối đa là một tuần sau sinh. Trong thời gian đó, luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ với khăn ấm.
Về đầu tóc, mẹ nên sắm dầu gội khô để tránh tình trạng dính bết khó chịu, rất dễ làm bạn nhức đầu. PGS-TS-BS. Nguyễn Bay – Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cho biết: “Bà mẹ sau sinh cần gội đầu thường xuyên để tránh mồ hôi bết trong tóc gây nấm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và một số vấn đề khác”. Sau khi cơ thể đã khỏe dần, mẹ có thể tắm bình thường, với nước ấm, dưới vòi hoa sen, ở nơi tránh gió. Tuyệt đối không tắm bồn, bởi nguy cơ cảm hàn rất cao.
3. Ăn càng nhiều móng giò càng tốt
Không có mẹ nào lại không biết nguyên tắc ăn uống lợi sữa hết sức hiệu quả này. Tuy nhiên, thay vì chăm chăm vào món móng giò, sáng, trưa, chiều tối đều móng giò, mẹ có thể tìm nguồn lợi sữa ở rất nhiều thực phẩm khác.
Mẹ có biết kẽ móng heo tiếp xúc lâu ngày với môi trường chuồng trại không sạch sẽ chứa hàng tá vi khuẩn gây bệnh? Nếu chế biến không sạch, nấu không kỹ, nguy cơ hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé bị ảnh hưởng là rất cao.
4. Những kiêng cữ sau sinh: Ăn kiêng
Thực đơn ăn uống sau sinh của các mẹ thường khá nhàm chán, chủ yếu là cơm trắng với thịt kho khô, móng giò, trứng… Tình trạng ăn uống nghèo nàn kéo dài rất có thể làm cả mẹ lẫn bé rơi vào chứng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là bé sơ sinh.
Thực tế, mẹ nên đa dạng hóa thực đơn ăn uống càng nhiều càng tốt. Bổ sung nhiều loại dưỡng chất, các nhóm thực phẩm đa dạng. Chỉ thiên về một số món nhất định sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ cho con bú.
5. Kiêng cữ quan hệ vợ chồng
Nếu cơ thể đã hồi phục và “cô bé” đã sẵn sàng cho “chuyện ấy” sau sinh, tại sao phải kiêng cữ? Quan niệm xưa cho rằng, quan hệ tình dục khi đang cho con bú sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, không tốt cho bé con.
Đây là kiêng cữ đã lỗi thời, phản khoa học. Chỉ cần bạn cảm thấy ổn với chuyện quan hệ tình dục, cứ việc tiến tới, không phải “lăn tăn”.
6. Những kiêng cữ sau sinh: Tránh gió mọi lúc mọi nơi
Phụ nữ sau sinh cần được giữ ấm trong thời gian ở cữ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa phòng mẹ và bé sinh hoạt cần bít gió ở mọi ngóc ngách. Thử hỏi trong mùa hè nóng bức, sự bí bách, ngột ngạt của môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé ra sao?
Sốt hậu sản do dính gió độc không phải là kết luận đúng đắn. Thông thường, viêm nhiễm sau sinh từ vết thương rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ mới là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
7. Tốt nhất nên nằm một chỗ
Phụ nữ sau sinh thường được khuyên nên nằm một chỗ, trừ khi đi vệ sinh, còn đâu ăn, uống, tất tần tật nên ở trên giường. Liệu có quá lợi bất cập hại? Thiếu vận động sau sinh có thể làm bạn mắc chứng tắc động mạch, làm ù lì những bộ phận cần hồi phục sau sinh như khoang chậu, trực tràng, bàng quang.
Tốt nhất, mẹ vẫn nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, bởi nó không chỉ có lợi cho việc lưu thông máu, mà còn giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn, nhất là với các mẹ sinh mổ. Khoảng 6 tuần sau sinh, mẹ có thể thực hiện những bài tập phù hợp như yoga.
8. Kiêng cữ đánh răng sau sinh
Nếu sợ đánh răng sau sinh sẽ gây ra chứng ê buốt răng về sau, mẹ có thể dùng nước ấm để súc miệng. Tuyệt đối không kiêng cữ vệ sinh răng miệng sau sinh, bởi chế độ ăn uống bổ dưỡng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn răng miệng sinh sôi nảy nở.
9. Kiêng nói chuyện nhiều
Bà mẹ sau sinh vẫn có thể giao tiếp bình thường với mọi người. Tuy nhiên, chị em không nên nói lớn tiếng kẻo ảnh hưởng thanh quản, hầu họng gây tổn thương dây thanh âm.
10. Kiêng cữ sau sinh cần tránh ăn đồ chua
Một số quan điểm dân gian cho rằng sau sinh, mẹ cần kiêng cữ tránh đồ chua sợ sau này bị trung tiện nhiều, em bé bị tiêu chảy… PGS. Bay cho rằng, vấn đề kiêng cữ này không đúng hoàn toàn.
Ăn chua hay bổ sung vitamin C ở mức độ vừa phải là tốt. Tuy nhiên, mẹ cần tránh thức ăn quá chua, quá mặn hay có tính hàn như ốc, cải chua… có thể gây ra tiêu chảy và phản ứng sản hậu.

Mẹ có thể ăn các loại trái cây có múi như cam, quýt để bổ sung vitamin C
Những thực phẩm có tính ấm thường được sử dụng cho bà mẹ sau sinh như nghệ, thịt kho tiêu, gừng cần kết hợp thêm với rau xanh, trái cây…
11. Di chuyển sẽ khiến vết mổ bị rách
Sinh mổ thường không xuống cân dễ dàng như sinh thường vì do ảnh hưởng của vết mổ làm bà mẹ sau sinh khó khăn khi đi lại. Một số người còn lo sợ nếu di chuyển nhiều sẽ làm vết mổ bị rách.
Đây là một quan điểm hoàn toàn không đúng. Sau khi mổ, mẹ nên ngồi, đi lại chậm rãi, nhẹ nhàng, vận động điều hòa sẽ giúp vết mổ mau lành.
12. Những kiêng cữ sau sinh: Bó bụng quá chặt
Hy vọng mau lấy lại vòng eo săn chắc là mong muốn của chị em phụ nữ sau sinh. Một số sử dụng phương pháp bó bụng để mau đạt kết quả như mong muốn.
Tuy nhiên, bó bụng quá sớm, quá chặt ngay sau sinh có thể làm chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng. Nó làm ảnh hưởng xấu đến tiến trình lành sẹo tự nhiên đối với người sinh mổ.
Bên cạnh đó, sau sinh và chăm sóc con nhỏ vốn có nhiều áp lực. Cộng với việc bó bụng chặt gây cản trở sinh hoạt làm cho tâm lý bà mẹ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Vì thế, khi các vết may đã lành, bạn hãy ăn uống điều độ, cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và tập thể dục nhẹ nhàng. Đây là chìa khóa giúp các bà mẹ lấy lại vóc dáng ban đầu.
13. Xem tivi, đọc sách gây mỏi mắt
Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy xem tivi, đọc sách trong vòng 1 tháng ở cữ gây mỏi mắt và nhanh lão hóa về sau. Tuy nhiên, người mẹ sau sinh có rất nhiều việc phải làm như canh giờ cho con bú, lo ăn, lo vệ sinh cho em bé…
Vì vậy, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để lấy lại sức. Nếu xem thì chỉ nên ở mức độ vừa phải, tránh tập trung lâu và điều tiết mắt nhiều.
14. Tránh uống nhiều nước trong thời gian kiêng cữ
Niềm tin chắc chắn này có thể xuất phát từ những lo ngại xung quanh việc tích trữ nước nhiều trong cơ thể. Tuy nhiên, uống đủ lượng nước là cần thiết trong thời gian ăn kiêng giảm cân sau sinh.
Điều quan trọng là tránh dùng nước lạnh. Mẹ uống nước ấm hoặc hơi nóng vào buổi sáng sớm rất tốt cho việc tiêu hao cân nặng.
MarryBaby
-
8 lời khuyên về kiêng cữ sau khi sinhGiai đoạn kiêng cữ sau khi sinh nên kéo dài trong khoảng 30-44 ngày. Tuy nhiên nếu bạn sinh mổ, thời gian ở cữ nên lâu hơn. Cùng MarryBaby điểm qua 7 lời khuyên thường gặp nhất về chuyện kiên cữ...
-
9 khó khăn mẹ phải đối mặt sau khi sinhMột thiên thần nhỏ vừa ra đời, điều tuyệt vời này sẽ khiến cuộc sống của bạn giàu ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, những bà mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ đối mặt với không ít khó khăn sau khi sinh con....
-
Cân bằng cuộc sống sau khi sinh conLên kế hoạch cho những công việc cần phải làm trong ngày và phải luôn nguyên tắc với kế hoạch mình đã đặt ra để kiểm soát, giải quyết những việc phát sinh, tránh được những công việc tồn đọng.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Dương Mai
tóm lại quan niệm dân gian xưa nay cần linh hoạt áp dụng
Dương Mai
nằm 1 chỗ những ngày đầu thôi, còn vận động nhẹ trong nhà cho thoải mái
Dương Mai
tắm gội, đánh răng, nằm than là những cái mình nghĩ k đúng
Nguyen Thi Bich Ngoc
hồi sinh đứa đầu m k bit,vào viện còn đem theo cả lược thế là bị ăn mắng,mấy ngày trog viện chỉ cào tóc bằng tay rồi buộc. M cug k kiêng khem nhiều, hơn tuần tự giặt giũ, con đầy tháng chạy từ tầng 1 lên tàng 4- đẻ mổ mới liều. Nghĩ lại thấy thg cái thân mình,cơm cho bà đẻ còn phải ăn cơm nguội, ức phát khóc ý.. khi vọng sắp tới tập 2 khá khẩm hơn
Mẹ Nha Đam
Mình không kiêng cữ bất cứ vấn đề gì. Chỉ cần tắm nhanh bằng nước ấm. An chín uống sôi, hạn chế các món dễ gay tiêu chảy. còn lại mình ăn tất cả. Bị mọi người hăm "sau này mới biết" hoài. May mắn là sau 6 năm, sức khỏe mình vẫn tốt!