Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/04/2021

Hiện tượng ra máu nâu có đáng lo ngại?

Hiện tượng ra máu nâu có đáng lo ngại?
Bạn thường xuyên phát hiện thấy ra máu nâu ra vào trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này làm không ít phụ nữ băn khoăn liệu nó có ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của bản thân?

Ra máu nâu có phải là bình thường? Đôi khi, lượng máu tiền kinh nguyệt vẫn còn trong tử cung và không thể thoát ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu cũ này thường có màu nâu hoặc màu sẫm.

Vì vậy hiện tượng ra dịch màu nâu là hoàn toàn tự nhiên, và không phải một vấn đề đáng quan tâm hoặc biến chứng nào đó cần được để ý.

Ra máu nâu có phải hiện tượng bất thường?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng hàng tháng của chị em phụ nữ, và thực tế là nó phụ thuộc vào một số yếu tố bất định như cảm xúc, sức khỏe và cả sự thay đổi của các nội tiết tố và trễ kinh 12 ngày ra dịch màu nâu cũng là một hện tương bạn cần để ý.

Tất cả những yếu tố này “bắt tay” với nhau để đảm bảo tính liên tục cho nguồn cung cấp trứng trưởng thành sẵn sàng tại thời điểm rụng trứng.

ra máu nâu 2
Ra huyết nâu có thể là lời cảnh báo một số bệnh lý trong cơ thể

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 5% phụ nữ gặp phải tình trạng này, và nó được xem là chuyện khá bình thường.

Theo nhận định của các chuyên giá nếu mắc phải tình trạng khí hư bất thường nhưng nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố hay sau chu kỳ kinh nguyệt thì không đáng lo.

Chị em chỉ cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ khắc phục dần dần.

Nhưng với những ai đang mang thai thì cần ghi chú ngay vào sổ tay những điều cần biết khi mang bầu, và tìm hiểu chậm kinh 10 ngày ra máu nâu có thai không? Chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ thể thôi cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Nguyên nhân ra khí hư màu nâu

Ra máu do yếu tốc bệnh lý cần được thăm khám và điều trị sớm. Yếu xuất phát từ yếu tố sinh lý mẹ chỉ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày là được.

Ra huyết nâu do tác nhân bệnh lí

  • Lạc tuyến cơ tử cung: Đây là bệnh liên quan đến tử cung, với các mô niêm mạc phát triển bất thường bên ngoài tử cung gây ra hiện tượng đông máu, máu ra nhiều và thay đổi màu sắc.
  • Rối loạn cảm xúc: Căng thẳng và trầm cảm có thể làm loãng các lớp lót bên trong tử cung, đồng thời làm chậm trễ quá trình phát tán tế bào nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến quá trình ô-xy hóa của máu, dẫn đến hiện tượng máu nâu.
  • Máu đông vón cục: Để vận chuyển những cục máu đông ra ngoài, một ít dịch máu nâu cũng thoát ra theo. Hiện tượng nhanh chóng trở lại màu sắc bình thường trong một vài ngày.
ra máu nâu
Ra máu nâu khi mang thai là hiện tượng bình thường

Ra huyết nâu do yếu tố sinh lí

  • Do rụng trứng: Dịch âm đạo có màu nâu đậm thường xuất hiện dưới dạng đốm nhỏ vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, khoảng ngày 14-16 (với chu kỳ 28 ngày).
  • Dấu hiệu mang thai sớm: Màu nâu màu sắc máu báo thai là hiện tượng khá phổ biến trong những ngày đầu tiên mang thai, và thường là dấu hiệu “chỉ điểm” của sự thụ thai thành công. Điều này xảy ra sau một vài ngày thụ thai, kéo dài khoảng 3-4 ngày.
  • Tử cung lớn: Đôi khi, kích cỡ tử cung cũng dẫn đến hiện tượng ra máu nâu. Sau khi sinh, tử cung bị giãn nở và không lấy lại kích thước bình thường, lúc này bạn rất dễ xuất hiện máu nâu.
  • Do sự tắc nghẽn lưu lượng máu kinh nguyệt: Bất cứ điều gì gây cản trở hoặc tắc nghẽn sự lưu thông của lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt từ tử cung qua cổ tử cung và ra khỏi âm đạo đểu có thể ảnh hưởng đến màu sắc hay độ nhiều hay ít của máu kinh nguyệt. Sự hiện diện của khối u lành tính trong tử cung cũng có thể được tính là một vật cản trở dòng lưu thông máu.

Hiện tượng máu nâu trở nên đáng lo ngại khi nào?

Nếu hiện tượng ra khí hư báo thai màu nâu kéo dài và màu nâu của máu đậm hơn bình thường, rất có thể đó là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung, tiền mãn kinh, mãn kinh, viêm vùng chậu, rối loạn chảy máu tử cung, hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.

ra máu nâu
Khí hư màu nâu có thể xuất phát từ nguyên nhân uống thuốc tranh thai

Ngoài ra, đó có thể là hệ quả của việc sử dụng một số loại thuốc tránh thai đường uống hoặc tiêm steroid. Thành phần hóa học có trong thuốc có khả năng làm đổi màu máu kinh nguyệt.

Cách khắc phục hiện tượng ra máu nâu trong chu kỳ

Thay đổi lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng, luyện tập điều độ, uống đủ lượng nước thiết yếu hằng ngày, chính là giải pháp đơn giản nhất để bình thường hóa máu sắc của máu kinh nguyệt. Đặc biệt với ai đang mong có con càng cần lưu ý tới vấn đề này.

Bài thuốc gợi ý: Nước ép mùi tây. Chất apiol có trong loại rau này cũng là một thành phần của hormone nữ giới. Mỗi ngày bạn uống khoảng 75ml nước ép mùi tây, kết hợp với củ cải, cà rốt, thơm hoặc dưa chuột để tăng hiệu quả. Đu đủ cũng là loại quả khá hữu dụng trong trường hợp này.

Ra máu nâu khi mang thai hoặc máu báo thai màu nâu là một dấu hiệu đáng mừng khi bạn có hiện tương ra máu màu nâu ở âm đạo. Kiểm tra bằng que thử thai ngay bạn nhé! Nếu không phải, nên gặp bác sĩ để chắc chắc bạn không có vấn đề gì về sức khỏe.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://www.whattoexpect.com/pregnancy/brown-discharge/ https://www.healthline.com/health/pregnancy/pinkish-brown-discharge https://www.healthline.com/health/pregnancy/spotting-in-pregnancy
x