Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 17/10/2023

Đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không? Chị em phụ nữ cần lưu ý!

Đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không? Chị em phụ nữ cần lưu ý!
Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu,... là những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới do vi khuẩn, nấm ngứa hay ký sinh trùng gây nên. Nhiều chị em chọn đặt thuốc trong âm đạo để chữa trị.

Vậy đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không? Và đặt thuốc phụ khoa có an toàn cho sức khỏe tình dục không? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các bạn về các vấn đề vừa đặt thuốc xong có thai được không. Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

Tác dụng của thuốc đặt phụ khoa

Trước khi tìm hiểu, đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không thì chúng ta cần tìm hiểu về loại thuốc này. Thuốc đặt âm đạo hay thuốc đặt phụ khoa là thuốc dùng để điều trị một loại bệnh phụ khoa nhất định. Thuốc được bào chế dưới dạng rắn; có thể là loại viên trứng hoặc viên nhét. Thuốc có chứa kháng sinh; giúp giữ độ pH âm đạo ở mức 3.5 – 4.5; có tác dụng tại chỗ và không gây kích ứng.

Thuốc được đưa vào âm đạo bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc bằng tay. Thuốc hoạt động theo cơ chế tan nhanh thành dạng lỏng nhờ nhiệt độ của cơ thể và nhanh chóng hấp thụ vào trong máu. Thông thường, thuốc đặt âm đạo tránh được quá trình chuyển hóa qua gan. Nên tác dụng của thuốc đặt qua đường âm đạo tốt hơn đường uống. Hiện nay, trên thị trường có 3 loại thuốc đặt phụ khoa chính là:

  • Thuốc chứa một kháng sinh: giúp tiêu diệt 1 tác nhân gây bệnh.
  • Thuốc chứa nhiều kháng sinh: giúp tiêu diệt nhiều tác nhân gây bệnh cùng lúc.
  • Thuốc chứa hormone estrogen: giúp quan hệ tình dục trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, thuốc đặt âm đạo chỉ được sử dụng nhiều vào mục đích chữa trị bệnh phụ khoa. Vì thế cho nên rất nhiều bạn nữ thắc mắc, không biết đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không?

>> Bạn có thể quan tâm: Nổi cục u ở mép vùng kín có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản không?

vừa đặt thuốc xong có thai được không
Đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không là điều các chị em quan tâm nhiều nhất!

Các vấn đề liên quan đến đặt thuốc âm đạo

1. Đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không?

“Đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không” hay “vừa đặt thuốc xong có thai được không” là những điều các chị em quan tâm nhiều nhất. Theo các chuyên gia, đang đặt thuốc vẫn có thể có thai. Vì thuốc có tác dụng tại chỗ, không ảnh hưởng đến việc thụ thai. Tuy nhiên, không khuyến khích chị em mang thai trong thời gian đặt thuốc điều trị bệnh phụ khoa.

Bởi vì, bệnh phụ khoa là bệnh lý do nhiễm khuẩn và nấm ở vùng âm đạo gây ra. Điều này dẫn đến tình trạng ngứa ngáy; khí hư bất thường và mùi hôi khó chịu ở âm đạo. Vì vậy, nó làm thay đổi độ pH vốn có của âm đạo.

Thuốc đặt có làm chết tinh trùng không? Nếu quan hệ và xuất tinh trong, số lượng tinh trùng sẽ giảm đáng kể về số lượng và cả chất lượng. Do đó; việc thụ tinh cũng là tăng nguy cơ mang mầm bệnh; hoặc đe dọa sự tồn tại của thai nhi. Hơn nữa, quan hệ trong thời gian đặt thuốc cũng làm giảm tác dụng của thuốc; tăng độ tổn thương vùng kín; và lây nhiễm bệnh…

Đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không? Hay vừa đặt thuốc xong có thai được không? Câu trả lời là, có thể mang thai trong thời gian đặt thuốc nhưng tốt nhất là không nên. Vậy ngừng đặt thuốc bao lâu thì có thai? Nếu bạn muốn sinh con, hãy đợi 1 đến 2 tháng sau khi điều trị dứt điểm bệnh phụ khoa để tránh những điều rủi ro đến cho thai nhi nhé.

đang đặt thuốc có dùng que thử thai được không
Vừa đặt thuốc xong có thai được không? Tốt nhất là không nên có thai

2. Đang đặt thuốc có dùng que thử thai được không?

Bên cạnh vấn đề, “đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không”; thì vấn đề “đang đặt thuốc có dùng que thử thai được không” cũng được chị em quan tâm. Nếu không may có dấu hiệu mang thai trong thời gian đặt thuốc, chị em vẫn có thể dùng que thử để kiểm tra nồng độ hCG.

Vì thử thai bằng que thử không ảnh hưởng đến cơ thể cũng như âm đạo. Vì thế, chị em cứ yên tâm dùng que thử thai nhé. Sau khi chắc chắn mình có thai, chị em nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn phương pháp chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé.

3. Bị viêm âm đạo khi mang thai có đặt thuốc được không?

Việc đặt thuốc để điều trị viêm âm đạo khi mang thai có thể thực hiện, nhưng phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc đặt có thể là một phần trong quá trình điều trị hiệu quả viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, quá trình điều trị cần phải được tuân theo một cách cẩn thận và dưới sự theo dõi của bác sĩ. Bác sĩ sẽ xác định loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp với trường hợp cụ thể của mẹ bầu, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Hãy luôn thảo luận với bác sĩ của bạn nếu bạn đang mang thai và bị viêm âm đạo hoặc có bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể và điều trị tốt nhất dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn.

Bị viêm âm đạo khi mang thai có đặt thuốc được không?
Bị viêm âm đạo khi mang thai có đặt thuốc được không?

Lời khuyên của chuyên gia khi đặt thuốc âm đạo

Ngoài việc, đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không thì đặt thuốc đúng cách sẽ giúp chị em nhanh hết viêm nhiễm. Ngoài ra, điều này còn giúp đẩy nhanh thời gian có thể mang thai. Vì thế, các chị em hãy lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.
  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên, hàng ngày và không thụt rửa quá sâu.
  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ.
  • Nên đặt thuốc âm đạo vào ban đêm trước khi đi ngủ để tăng tác dụng của thuốc.
  • Ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý. Không sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng…
  • Nếu có biểu hiện bất thường khi đặt thuốc thì nên dừng lại và liên hệ bác sĩ để kiểm tra.
  • Không quan hệ khi đang đặt thuốc trong âm đạo vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc; dễ tổn thương vùng kín; lây bệnh tình dục…

>> Bạn có thể quan tâm Uống thuốc tránh thai hàng ngày lâu năm bị ảnh hưởng gì

Những điều cần làm để tránh bệnh phụ khoa

Để không lo lắng về vấn đề “đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không”; thì chị em nên chủ động phòng ngừa bệnh phụ khoa bằng những điều cơ bản sau đây:

  • Hạn chế nạo phá thai.
  • Không quan hệ tình dục lung tung, bừa bãi.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, đặc biệt là khám phụ khoa.
  • Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách. Đặc biệt là vệ sinh âm đạo, duy trì độ pH ở mức 3.8 đến 4.5, có độ axit vừa phải.
đang đặt thuốc có thai được không
Để không lo lắng về vấn đề “đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không”, chị em cần duy trì độ pH âm đạo ở mức 3.8 đến 4.5 để ngăn ngừa viêm nhiễm.

Hy vọng với thông tin đang đặt thuốc phụ khoa có thai được không, MarryBaby sẽ giúp ích cho các chị em. Quan trọng nhất là, trong thời gian đặt thuốc, các chị em tuyệt đối không quan hệ để có thai nhé. Hơn nữa hãy nhớ ngừng đặt thuốc bao lâu thì có thai? Tốt nhất là 1-2 tháng sau khi ngừng đặt thuốc nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Gynecological Problems and Conditions

https://www.northshore.org/obstetrics-gynecology/conditions/

Truy cập ngày 30/7/2021

2. Normal Vaginal pH: How to Test, Balance, and Restore Vaginal pH

https://flo.health/menstrual-cycle/health/symptoms-and-diseases/normal-vaginal-ph-balance

Truy cập ngày 30/7/2021

3. Vaginitis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vaginitis/symptoms-causes/syc-203547

Truy cập ngày 30/7/2021

4. Vaginitis

https://www.nhs.uk/conditions/vaginitis/

Truy cập ngày 30/7/2021

5. Vaginitis

https://www.acog.org/en/Womens%20Health/FAQs/Vaginitis

Truy cập ngày 30/7/2021

x