Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: undefined
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/12/2020

Thực đơn tăng cân ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi (phần 1)

Thực đơn tăng cân ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi (phần 1)
Khi bé nhà bạn bước sang tháng thứ 6 cũng là lúc mẹ đang loay hoay tìm kiếm thực đơn. Để giúp các mẹ không mất nhiều thời gian tìm kiếm mình xin chia sẻ. Những thực đơn ăn dặm dành cho các bé từ 6 tháng tuổi dễ làm mà lại giàu dưỡng chất. Các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé nhà mình.

1. Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

Ngày nay có nhiều phương pháp ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo như: Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm kết hợp truyền thống và kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm vượt trội riêng với cách chế biến và áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì mẹ cũng phải ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau đây.

1. Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày

2. Lượng sữa bột/sữa mẹ: Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu của bé

3. Độ thô của thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn dặm 6 tháng phải được nghiền nhuyễn.

4. Nên cho bé làm quen thứ tự các loại thực phẩm từ nhóm I, nhóm II, nhóm III

Nhóm I: Chủ yếu là bột ngũ cốc (Có thể bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)

Nhóm Ⅱ: Rau củ, quả (Cà rốt, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, chuối, bơ)

Nhóm Ⅲ: Thịt nạc lợn, thịt nạc gà, thịt cá trắng.

5. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chế biến từ loãng đến đặc dần: hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn non nớt, tuyến nước bọt chưa đủ Enzim để tiêu hóa được hết các loại thực phẩm và thực phẩm chế biến đặc nên mẹ cần cho bé làm quen từ loãng rồi đặc dần. Mẹ có thể bắt đầu bằng 1 -2 thìa bột với lượng nước sao cho đặc như nước cơm rồi tăng dần lên sau 3-4 hôm ½ thìa. Cứ như vậy tăng dần chứ không được cho bé ăn quá đặc khi mới bắt đầu.

6. Ăn từ ít đến nhiều: Do hệ tiêu hóa còn yếu nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ làm cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.

7. Ăn từ vị ngọt đến vị mặn: Hãy cho bé tập quen với bột ngọt trước rồi sau đó mới tới bột mặn.

2. Thành phần dinh dưỡng cần thiết khi xây dựng thực đơn ăn dặm 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là giai đoạn bé sẽ được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Mặc dù lúc này sữa vẫn là thực phẩm chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày.

Mẹ cần lưu ý thực phẩm dành cho bé ăn dặm 6 tháng cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là: Chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhằm cho bé một sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

Ngoài ra, chất xơ cũng rất quan trọng, nó góp phần vào hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ có thể thực hiện phương pháp “tô màu bát bột” bằng cách thay đổi thành phần các loại rau củ có nhiều màu sắc như: màu xanh lá của rau, màu đỏ của cà chua, màu cam cà rốt, bí đỏ,…

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Khi mẹ nhận thấy bé nhà mình có những dấu hiệu sau đây là chứng tỏ bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm:

Bé có thể tự ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ

Bé hợp tác ăn, không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng, hay từ chối thức ăn khi mẹ đút ăn.

Bé bắt đầu sẵn sàng tập nhai bất kì thứ gì khi mẹ cho vào miệng

Bé biết dùng tay để nắm bất cứ cái gì bé thấy và cho vào miệng gặm.

Bé rất thích thú và háo hức tham gia vào bữa cơm của gia đình

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, phát triển tốt

1. Cháo cà rốt nghiền

Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.2

Khi bắt đầu ăn dặm mẹ cần cho bé ăn cà rốt nghiền để tráng ruột hoặc giúp bé phát triển thị lực, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, cà rốt rất giàu beta – carotene rất có lợi cho sự phát triển của bé 6 tháng tuổi.

Nguyên liệu:

Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê

Cháo trắng: 2 thìa cà phê.

Cách nấu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món cháo cà rốt:

Mẹ nấu cháo gạo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó rây cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa cà phê.

Cà rốt mẹ đem rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ

Trộn cháo với cà rốt và cho bé ăn.

2. Súp sữa bí đỏ

Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.3

Bí đỏ là loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin A và muối khoáng, axit hữu cơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nguyên liệu:

Bí đỏ: 20g

Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml

Cách nấu:

Bí đỏ mẹ có thể hấp hoặc luộc chín mềm, sau đó đem nghiền nhuyễn hoặc rây cho nhỏ mịn.

Nếu dùng sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ quy định rồi cho bí đỏ nghiền vào

Nếu dùng sữa mẹ thì đun nhỏ lửa cùng với bí đỏ nghiền đến khi sôi là được.

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với cháo rau chân vịt

Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.4

Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina rất giàu sắt, kali tốt cho sự phát triển của não bộ và quá trình tuần hoàn máu nhanh hơn. Ngoài ra, rau chân vịt còn giàu canxi và magie giúp hệ xương của bé cứng cáp hơn.

Nguyên liệu:

Cháo trắng: 2 thìa cà phê

Rau chân vịt: 2-3 lá

Cách thực hiện:

Rau chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.

Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây, rây nhuyễn

Trộn cháo với rau vào rồi cho bé ăn luôn.

4. Súp khoai tây sữa

Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.5

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món khoai tây sữa

Nguyên liệu:

Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml

Khoai tây: ½ củ

Cách thực hiện:

Khoai tây mẹ đem rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ rồi luộc hoặc hấp chín.

Sữa pha theo đúng tỷ lệ, sau đó cho vào nồi nấu cùng khoai tây nhỏ lửa cho đến khi khoai chín mềm.

Cho hỗn hợp vào rây qua lưới hoặc xay cho mịn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x