Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 12/01/2023

Trẻ bị chóng mặt thường xuyên khi nào là dấu hiệu bất thường?

Trẻ bị chóng mặt thường xuyên khi nào là dấu hiệu bất thường?
Mẹ thấy bé hay xây xẩm mặt mày mà không biết con có bị gì không. Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu hơn về hiện tượng chóng mặt ở trẻ và cách khắc phục cho con nhé!

Đôi khi trẻ bị chóng mặt, cảm thấy đầu óc lâng lâng, không ổn định là bình thường. Tuy nhiên, nếu cảm giác này lặp đi lặp lại ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thì có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần điều trị lâu dài.

Mẹ hãy tìm hiểu về chứng bị chóng mặt ở trẻ để giúp con phát hiện bệnh kịp thời và chữa trị đúng cách nhé.

1. Vì sao bé hay bị chóng mặt ba mẹ đã biết chưa?

1.1. Trẻ em bị chóng mặt là bệnh gì?

Chóng mặt là hiện tượng trẻ có giác lâng lâng, choáng váng, xây xẩm mặt mày. Nếu nặng chóng mặt có thể dẫn đến ngất xỉu.

Từ lâu, các chuyên gia tại Mỹ đã nghi ngờ rằng những vấn đề chóng mặt và mất cân bằng ở trẻ em thường bị bỏ qua và không được điều trị.

Theo bác sĩ nhi khoa James F. Battery thuộc Viện Nghiên cứu về Điếc và Rối loạn giao tiếp khác của NIH thì sự cân bằng (trạng thái không chóng mặt) là một quá trình phức tạp. Khi cân bằng, các tín hiệu giữa não, tai, mắt và cảm biến ở khớp cùng các bộ phận cơ thể khác làm việc hiệu quả với nhau.

Rối loạn thăng bằng có thể khiến trẻ bị chóng mặt; bước đi lảo đảo và dễ bị ngã. Trẻ cảm thấy như chính mình hoặc mọi thứ xung quanh đang quay cuồng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm mờ mắt, nôn mửa, tiêu chảy, hay dễ nhầm lẫn và lo lắng.

Ngoài ra, chóng mặt nhức đầu còn có thể là biểu hiện của nhiều chứng bệnh tiềm ẩn ở trẻ mà cha mẹ cần phải cảnh giác. Những chứng bệnh này bao gồm: Thiếu máu, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ hoặc rối loạn tiền đình.

1.2. Nguyên nhân trẻ hay bị chóng mặt, mất cân bằng

bị chóng mặt 3

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay bị chóng mặt, mất cân bằng, đặc biệt là trẻ 7 tuổi. Song nguyên nhân chính là do máu lên não giảm đột ngột trong thời gian ngắn. Sự giảm lượng máu lên não có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố như:

  • Đứng quá lâu ở một chỗ: Điều này gây ra tụ máu ở chân.
  • Đang đứng dậy đột ngột: Điều này khiến huyết áp giảm đột ngột do thay đổi tư thế.
  • Mất nước: Điều này có thể là do mất nước hoặc do uống không đủ nước.
  • Oxy thấp (chẳng hạn như vận động mạnh nhiều): Mức oxy thấp hơn bình thường dẫn đến thiếu oxy lên não.
  • Tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời hoặc tắm nước quá nóng: Làm tăng tiết mồ hôi gây mất nước.
  • Thiếu ngủ: Thiếu ngủ dẫn đến thiếu oxy khiến trẻ dễ bị chóng mặt.
  • Ăn chay, bỏ bữa: Thiếu chất khiến lượng đường trong máu thấp dẫn đến trẻ bị chóng mặt.
  • Hội chứng siêu vi: Những trẻ bị bệnh do virus (sốt siêu vi, cảm lạnh, cúm) thường dễ bị chóng mặt.
  • Bị thiếu máu: thường gặp ở trẻ bị thiếu máu thiếu sắt, xuất huyết tiêu hóa) do cơ thể không cung cấp đủ lượng máu lên não.
  • Bị tăng huyết áp: thường gặp ở trẻ béo phì hoặc có bệnh lý về mạch máu hay thận.
  • Do mắc bệnh viêm tai giữa.
  • Các yếu tố sức khỏe di truyền.

Tóm lại nguyên nhân trẻ hay bị chóng mặt do tình trạng máu lên não giảm đột ngột trong thời gian ngắn. Việc giảm máu đột ngột có thể do quá trình hoạt động, sinh hoạt; hoặc do mắc một bệnh nào đó.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em uống nhiều nước có tốt cho sức khỏe không?

2. Các triệu chứng chóng mặt ở trẻ em

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ em bị chóng mặt có thể là:

  • Trẻ cảm thấy chóng mặt hoặc đầu nhẹ.
  • Cảm thấy không vững và hơi mất thăng bằng.
  • Cảm thấy “mơ hồ” hoặc suy nghĩ mơ mơ màng màng.
  • Nhìn thấy mọi thứ xung quanh mờ.

Các triệu chứng cóng mặt ở trẻ em có thể chia thành 3 mức độ:

  • Nhẹ: đi lại bình thường.
  • Trung bình: cản trở các hoạt động bình thường như chơi, học hoặc thể thao.
  • Nặng: không thể đứng được, cần hỗ trợ để đi lại, cảm giác như muốn ngất xỉu tại chỗ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị đau đầu buồn nôn, mẹ cần làm gì?

3. Ba mẹ phải làm gì khi trẻ bị chóng mặt?

3.1. Đưa trẻ bị chóng mặt đến bệnh viện

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu hay bị chóng mặt và các vấn đề về thăng bằng; cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám sớm. Đó là cách loại trừ tình trạng bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Tại bệnh viện, trẻ sẽ được bác sĩ nhi khoa đặt câu hỏi về thời điểm xuất hiện các triệu chứng, thời gian xảy ra và mức độ sử dụng thuốc của trẻ. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra mắt, tai, thính giác và thăng bằng của bé.

Nếu gặp vấn đề về cân bằng, bác sĩ sẽ giới thiệu bé qua khoa tai, mũi, họng để tiếp tục thăm khám và điều trị.

Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị chóng mặt, đi đứng lảo đảo ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì nhiều khả năng con đã mắc phải chứng rối loạn thăng bằng hoặc cũng có thể là một chứng bệnh nào đó nghiêm trọng. Lúc này, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm nhé.

3.2. Sơ cứu nếu trẻ bị chóng mặt dẫn đến ngất

  • Đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng.
  • Nâng chân của con bạn cao hơn ngực bằng cách sử dụng gối hoặc vật khác.
  • Sau khi trẻ ngủ dậy, hãy cho trẻ uống các loại nước như nước cam để tăng lượng nước và tăng lượng đường trong máu.

Nếu các triệu chứng của trẻ không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp này, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Đôi khi trẻ cần được điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch (IV).

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Xương sườn của bé nhô cao là bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa

3.3. Trẻ em bị chóng mặt uống thuốc gì?

trẻ bị chóng mặt

Cha mẹ có thể điều trị các triệu chứng khi trẻ bị chóng mặt bằng thuốc Paracetamol… kết hợp với nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh. Liều lượng khuyến cáo đối với Paracetamol là 10-15mg/kg/ lần, cách 4-6 tiếng uống lại; không uống quá 4 lần/ngày; do quá liều sẽ gây ngộ độc, nặng hơn là suy gan.

Và lưu ý khi cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào, cha mẹ hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian và loại thuốc. Hạn chế cho trẻ ăn một số loại thức ăn có thể gây cơn đau đầu ở trẻ như socola, sữa bò, trứng, pho-mát.

4. Biện pháp giúp giảm tình trạng chóng mặt ở trẻ em

Vì mất nước có thể dẫn đến chóng mặt hoặc ngất xỉu, cha mẹ có thể tăng lượng nước cho trẻ uống mỗi ngày. Cha mẹ cũng có thể tăng lượng muối cho trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Muối giúp cơ thể giữ nước.

  • Có thể cho con ăn một túi nhỏ khoai tây chiên hoặc bánh quy mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đồ uống thể thao cũng là một gợi ý giúp giữ cho lượng muối và chất lỏng của trẻ tăng lên.
  • Cha mẹ cũng nên hạn chế cho con tắm nắng, tiếp xúc nắng nhiều để tránh trẻ bị mất nước.
  • Cha mẹ có thể bằng việc thêm muối vào khẩu phần ăn của con để tăng lượng muối con hấp thụ (chỉ áp dụng với trẻ em bị chóng mặt do tăng huyết áp).

Hạn chế cho trẻ chơi các trò chơi liên quan đến thăng bằng như đu quay, xoay người, leo cầu, leo cành cây, nhảy một chân… Những trò này có thể dẫn đến chứng rối loạn cân bằng ở trẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pediatric Dizziness
https://childrensnational.org/visit/conditions-and-treatments/brain–nervous-system/dizziness
Ngày truy cập: 08/07/2022

2. Dizziness, vertigo, and balance disorders in children
https://answers.childrenshospital.org/dizziness-balance-disorders-children/
Ngày truy cập: 08/07/2022

3. Dizziness and Balance Problems in Kids
https://newsinhealth.nih.gov/2016/03/dizziness-balance-problems-kids
Ngày truy cập: 08/07/2022

4. When Your Child Has Dizziness or Fainting
https://www.fairview.org/Patient-Education/Articles/English/w/h/e/n/_/When_Your_Child_Has_Dizziness_or_Fainting_89531
Ngày truy cập: 08/07/2022

5. A to Z Symptom: Dizziness
https://kidshealth.org/ChildrensAlabama/en/parents/az-symptoms-dizziness.html
Ngày truy cập: 08/07/2022

x