Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 29/04/2022

Tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì? Cách phòng tránh và điều trị béo phì

Tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì? Cách phòng tránh và điều trị béo phì
Béo phì không chỉ là vấn đề của người lớn. Trẻ em thời nay đang ngày trở nên thừa cân và dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe.

Cha mẹ vì lo lắng mà cũng muốn tìm cách để tránh con bị nặng kí quá mức. Trước hết, hiểu tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì là vô cùng quan trọng để giúp cha mẹ xác định những phương pháp hỗ trợ trẻ có cân nặng và sức khỏe lành mạnh nhất.

Trong bài viết, cha mẹ sẽ hiểu nguyên nhân béo phì ở trẻ em; những tác hại về sức khỏe của tình trạng này; và cách phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em.

Làm thế nào để biết trẻ em bị béo phì?

tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì
Trước khi biết tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì, cần hiểu “béo phì” là như thế nào

Trước khi biết tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì; cha mẹ cần biết con như thế nào sẽ được gọi là béo phì.

Để xác định trẻ em có béo phì hay không; các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI sử dụng các phép đo chiều cao và cân nặng để ước tính lượng mỡ cơ thể của một người.

Trên biểu đồ BMI tiêu chuẩn, trẻ em từ 2 tuổi đến 19 tuổi thuộc một trong bốn loại:

  • Nhẹ cân: BMI dưới phân vị thứ 5
  • Cân nặng bình thường: BMI ở phân vị thứ 5 và dưới 85
  • Thừa cân: BMI ở phần trăm 85 và dưới 95
  • Béo phì: BMI bằng hoặc trên phân vị thứ 95

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, các bác sĩ sử dụng biểu đồ cân nặng theo chiều dài thay vì chỉ số BMI. Bất kỳ trẻ em nào dưới 2 tuổi đạt hoặc cao hơn phân vị thứ 95 đều có thể bị coi là thừa cân.

BMI không phải là thước đo hoàn hảo về lượng mỡ trong cơ thể và có thể gây hiểu nhầm trong một số trường hợp. Ví dụ, một người cơ bắp có thể có chỉ số BMI cao mà không bị thừa cân. Ngoài ra, chỉ số BMI có thể không quá chính xác trong giai đoạn dậy thì. Hãy nhớ rằng, BMI thường là một chỉ số tốt về lượng mỡ trong cơ thể; nhưng nó không phải là một phép đo trực tiếp.

Nếu cha mẹ lo lắng, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi về thói quen ăn uống, sinh hoạt và đưa ra những gợi ý về cách tạo ra những thay đổi tích cực. Bác sĩ cũng có thể phân tích tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì để tìm một số vấn đề y tế liên quan đến béo phì.

>> Cha mẹ có thể xem thêm Sức khỏe trẻ em và những căn bệnh thường gặp bố mẹ cần lưu ý

Tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì?

Khi được hỏi tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì; có lẽ nhiều bậc phụ huynh suy nghĩ đến thói quen ăn uống của trẻ. Điều này đúng nhưng vẫn chưa đủ.

Một số nguyên nhân gây béo phì khác bao gồm: ít vận động, di truyền, do vấn đề nội tiết, hội chứng di truyền hoặc một số loại thuốc.

1. Chế độ ăn uống và lối sống

Cuộc sống hiện đại và ngày càng tiện lợi; thức ăn nhanh đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn không chỉ với những người trưởng thành bận rộn; mà còn với các bạn nhỏ. Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh là một trong những nguyên nhân tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì.

Hơn nữa, những thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói sẵn cũng là thủ phạm cho tình trạng béo phì ở trẻ em. Cha mẹ do lịch trình bận rộn; và không thể chuyên tâm chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh; để con ăn những món chế biến sẵn đã góp phần khiến con trẻ bị thừa cân.

Thói quen ăn uống trong gia đình cũng là lý do tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì. Nếu cha mẹ thường xuyên ăn khẩu phần lớn, con trẻ cũng có thể sẽ nạp quá nhiều năng lượng so với mức cần thiết; khiến trẻ bị béo phì.

>> Cha mẹ có thể xem thêm Dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi giúp con phát triển khỏe mạnh!

chế độ ăn uống và lối sống
Chế độ ăn uống và lối sống là lý do lớn giải thích tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì

2. Tập thể dục và hoạt động thể chất giải thích tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì

Vận động là lý do lớn thứ hai giải thích tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì? Trẻ em ngày nay dường như ngồi nhiều hơn; ít vận động. Hơn nữa, đại dịch Covid vừa qua đã trở thành một rào cản lớn đối với hoạt động thể chất của trẻ.

Trẻ em đang ngày dần dành nhiều thời gian chơi với các thiết bị điện tử hơn là tích cực chơi bên ngoài. Một số nghiên cứu cho thấy:

3. Di truyền

Di truyền có thể đóng một vai trò nào đó trong lý do tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì. Gen giúp xác định cách cơ thể lưu trữ và đốt cháy chất béo. Nhưng riêng gen không thể giải thích được cuộc khủng hoảng béo phì ở trẻ em hiện nay.

Vì cả gen và thói quen đều được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên nhiều thành viên trong một gia đình có thể phải vật lộn với cân nặng. Những người trong cùng một gia đình có xu hướng ăn uống giống nhau, mức độ hoạt động thể chất và thái độ đối với tình trạng thừa cân.

Khả năng thừa cân của trẻ sẽ tăng lên nếu một hoặc cả cha và mẹ đều thừa cân hoặc béo phì.

4. Bệnh thể chất cũng là lý do tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì

Béo phì ở trẻ em do bệnh thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,… Có thể kể đến như:

  • Suy giáp trạng: Béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
  • Cường năng tuyến thượng thận: Béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá, huyết áp cao.
  • Thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn.
  • Các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não.
  • Do dùng thuốc: Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen.

Hậu quả do thừa cân béo phì ở trẻ em gây ra

Những hậu quả do thừa cân béo phì ở trẻ em gây ra
Ngoài biết tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì, cần hiểu hậu quả để cha mẹ ý thức và chú ý đến cân nặng của con

Cha mẹ sau khi hiểu tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì; để biết chăm sóc sức khỏe cho con tốt hơn; cha mẹ cũng cần biết những hậu quả khi con bị thừa cân:

  • Nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng: Tiểu đường tuýp 2; huyết áp cao, cholesterol cao.
  • Các vấn đề về xương khớp.
  • Khó thở khi vận động, hoạt động thể chất, tập thể dục.
  • Trầm trọng các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em; hoặc thậm chí phát bệnh hen suyễn.
  • Vấn đề hô hấp vào ban đêm dẫn đến ngủ không yên giấc.
  • Nguy cơ mắc bệnh gan và túi mật.
  • Với các bé gái béo phì, nguy cơ cao bị kinh nguyệt không đều; ảnh hưởng khả năng sinh sản khi trưởng thành.

Trẻ béo phì cũng có thể gặp các vấn đề về tâm lý, cảm xúc (chẳng hạn như sự tự ti); và có thể bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt hoặc cô lập. Trẻ em không hài lòng với cân nặng của mình có thể có nguy cơ:

  • Ăn kiêng không lành mạnh và rối loạn ăn uống.
  • Trầm cảm.
  • Lạm dụng chất kích thích.

>> Cha mẹ có thể xem thêm Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu học và những điều bố mẹ cần quan tâm

Tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì và thiếu chất?

Ngoài băn khoăn về tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì; nhiều cha mẹ còn lầm tưởng bé thừa cân có nghĩa là đang dư chất quá mức.

Bởi thừa cân béo phì là do bé chủ yếu tiêu thụ các chất đạm, đường, chất béo; còn các chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết khác có thể bị thiếu hụt mà cha mẹ không hề biết, chỉ đến khi đi thăm khám mới phát hiện ra.

Đặc biệt, trẻ thừa cân, béo phì rất hay thiếu vitamin D. Đây là một chất rất cần thiết cho quá trình tổng hợp xương vững chắc, giúp trẻ cao lớn hơn. Khi thiếu vitamin D trẻ cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp như hen phế quản, bệnh nhiễm trùng,…

Chế độ ăn và sinh hoạt cho trẻ thừa cân – béo phì

Sau khi hiểu tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì; cha mẹ xem thêm chế độ ăn uống để hỗ trợ con.

Bên cạnh việc tiêu thụ ít thực phẩm, đồ uống và đồ ăn nhẹ có nhiều calo, chất béo, đường và muối; cha mẹ có thể cho con ăn uống lành mạnh hơn bằng cách cho trẻ thường xuyên ăn:

  • Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt.
  • Thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, đậu và đậu Hà Lan; các sản phẩm từ đậu nành và trứng; thay vì thịt nhiều chất béo.
  • Sữa không béo hoặc ít béo và các sản phẩm từ sữa hoặc các sản phẩm thay thế sữa; chẳng hạn như đồ uống từ đậu nành có bổ sung canxi và vitamin D; thay vì sữa nguyên chất hoặc kem.
  • Sinh tố trái cây và rau làm từ sữa chua không béo hoặc ít béo, thay vì sữa lắc hoặc kem.
  • Nước, sữa không béo hoặc ít chất béo; thay vì soda và đồ uống khác có thêm đường.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tránh để trẻ ăn quá mức bằng cách:

  • Tránh phục vụ khẩu phần lớn. Cho trẻ ăn một ít nếu con vẫn còn đói.
  • Đặt loại thực phẩm và đồ uống lành mạnh ở nơi dễ nhìn thấy.
  • Tránh xa tầm nhìn, tầm với của con các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng calo cao.
  • Ăn thức ăn nhanh ít hơn.

>> Cha mẹ có thể xem thêm Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì khoa học và hiệu quả

Chế độ ăn và sinh hoạt cho trẻ thừa cân – béo phì
Hiểu tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì, cha mẹ sẽ biết cách thiết kế chế độ ăn uống phù hợp.

Cách phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em

Cách phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em cũng vô cùng quan trọng như hiểu tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì.

Để duy trì cân nặng hợp lý cho trẻ; cả gia đình cần phải tự xây dựng và phát triển những thói quen tốt. Cha mẹ hãy cùng con tập thể dục; đi mua sắm thực phẩm và chỉ con biết những thực phẩm lành mạnh.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cố gắng tránh những lỗi như sau:

  • Khuyến khích trẻ chỉ nên ăn khi đói; và không ép con ăn khi con đã thấy no.
  • Đừng thưởng cho trẻ khi có hành vi ăn uống lành mạnh; hoặc nỗ lực để trẻ tránh đồ ngọt, đồ ăn vặt. Tìm những cách khác để thay đổi hành vi.
  • Đừng nói nhiều về “thực phẩm không lành mạnh”; hoặc cấm hoàn toàn tất cả đồ ngọt và đồ ăn nhẹ yêu thích. Trẻ em có thể nổi loạn và ăn quá nhiều các loại thực phẩm bị cấm; hoặc tự mình lén lút đưa chúng vào nhà.
  • Dành nhiều thời gian cho trẻ ăn món ăn lành mạnh và thỉnh thoảng mời các món ăn vặt.

Cách phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em theo độ tuổi:

  • Sơ sinh đến 1 tuổi: Cho con bú sữa mẹ có thể giúp ngăn ngừa tăng cân quá mức.
  • Từ 1 đến 5 tuổi: Bắt đầu sớm những thói quen tốt. Giúp hình thành sở thích ăn uống bằng cách cung cấp nhiều loại thực phẩm lành mạnh. Khuyến khích xu hướng hoạt động tự nhiên; và giúp trẻ xây dựng các kỹ năng vận động.
  • Từ 6 đến 12 tuổi: Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hàng ngày. Duy trì tính năng động của con ở nhà với các hoạt động hàng ngày như vui chơi hoặc đi dạo cùng gia đình. Hãy để trẻ được tham gia vào việc lựa chọn thực phẩm tốt.
  • Từ 13 đến 18 tuổi: Hướng dẫn thanh thiếu niên cách chuẩn bị các bữa ăn và đồ ăn nhẹ lành mạnh tại nhà. Khuyến khích họ đưa ra những lựa chọn lành mạnh khi ở ngoài nhà và vận động hàng ngày.

Ngoài ra, cha mẹ hãy cắt giảm thời gian xem TV, điện thoại, máy tính, trò chơi điện tử và không khuyến khích ăn trước màn hình. Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh thường xuyên nhất có thể. Khuyến khích trẻ ăn sáng hàng ngày; có ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày; hạn chế đồ uống có đường.

Đồng thời, cha mẹ hãy là một tấm gương bằng cách ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên; và xây dựng những thói quen lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày của chính mình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Overweight and Obesity
https://kidshealth.org/en/parents/overweight-obesity.html#:~:text=
Ngày truy cập: 27.04.2022

2. Helping Your Child Who is Overweight
https://www.niddk.nih.gov/health-information/weight-management/helping-your-child-who-is-overweight
Ngày truy cập: 27.04.2022

3. What can I do if my child is very overweight?
https://www.nhs.uk/live-well/healthy-weight/childrens-weight/very-overweight-children-advice-for-parents/
Ngày truy cập: 27.04.2022

4. More than half of today’s children will be obese adults
https://www.health.harvard.edu/blog/more-than-half-of-todays-children-will-be-obese-adults-2017120512879
Ngày truy cập: 27.04.2022

5. Kids Obese at Young Age Often Stay That Way, Study Shows
https://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=185190
Ngày truy cập: 27.04.2022

x