Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/11/2020

Trẻ thay răng sớm có tốt không?

Trẻ thay răng sớm có tốt không?
Khi tròn 3 tuổi, trẻ sẽ có hàm răng sữa hoàn chỉnh. Việc thay răng sữa sớm hay muộn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé cũng như cách chăm sóc của bạn vì những thói quen xấu như ăn đồ ngọt, mút tay... có thể ảnh hưởng tới việc thay răng của trẻ

Mọc răng vĩnh viễn là một trong những cột mốc quan trọng nhất của trẻ. Bạn cần phải quan sát kỹ quá trình thay răng để có những điều chỉnh hợp lý cho trẻ có hàm răng xinh, nụ cười đẹp. Trẻ thay răng sớm có tốt không chính là nhờ vào sự quan sát đúng thời điểm của bạn.

Quy trình thay răng sữa

Từ 6-12 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ thay răng sữa. Trẻ thay răng sớm thường bắt đầu từ 4 tuổi hay muộn hơn là khi trẻ lên 8 tuổi.

Thông thường, quy trình thay răng của trẻ sẽ theo thứ tự: Răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước. Nắm chắc quy luật này, bạn có thể đoán được thứ tự rụng và mọc răng vĩnh viễn ở trẻ.

Thứ tự thay răng hàm trên: Răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn. Răng hàm dưới có đảo trật tự một chút: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Tùy thuộc vào mỗi vị trí của răng mà thời gian thay răng sẽ diễn ra ngắn hay dài. Ví dụ: răng một chân như răng cửa, răng nanh thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Các răng bị chèn ép bởi các răng khác sẽ thay lâu hơn.

Trẻ thay răng sớm có tốt không?

Nếu nắm được quy trình thay răng của trẻ, bạn sẽ bình tĩnh xử lý nếu có những bất thường xảy ra. Chuyện trẻ thay răng sớm hay muộn khi đó cũng không cần lo lắng vì không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ.

tre thay rang som co tot khong
Trẻ thay răng sớm hay muộn, nhanh hay chậm không quá ảnh hưởng tới sự phát triển

Nhiều gia đình cho rằng trẻ thay răng sớm là dấu hiệu của dậy thì sớm hay do bé uống sữa tươi nhiều. Các bác sĩ chuyên khoa tư vấn rằng đó không phải là vấn đề. Lịch thay răng, mọc răng của trẻ không mang tính tuyệt đối. Ở rất nhiều trẻ, trên cùng một hàm răng có thể sẽ có những cái mọc sớm, mọc chậm khác nhau, không theo quy trình mọc răng tiêu chuẩn nào cả.

Trong quá trình trẻ thay răng, ngoài việc cho bé đi khám răng định kỳ cần chú ý trong khẩu phần ăn của trẻ. Nên bổ sung thêm đa dạng các nhóm thức ăn, dùng nhiều thực phẩm có chứa canxi (sữa, thịt, cá, tôm cua, rau xanh…) giúp xương và răng của bé phát triển tốt.

Ở giai đoạn thay răng, có thể cho trẻ ăn các thức ăn dạng mềm như cháo, súp nhưng không phải là thường xuyên mỗi ngày, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm dưới. Các bác sĩ nha khoa thường sẽ khuyên bạn nên cho bé ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và có độ cứng nhất định như: thịt bò, cà rốt, ngô, cần tây… Làm như vậy sẽ kích thích quá trình thay răng, giúp răng vĩnh viễn mọc lên dễ dàng hơn, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình phát triển của nướu răng, xương hàm và xương mặt.

Những lưu ý khi trẻ thay răng sớm

Việc trẻ thay răng sớm có tốt không còn phụ thuộc vào những thói quen mà trẻ đang “sở hữu”. Cần hạn chế và loại bỏ dần những thói quen xấy ảnh hưởng tới quy trình thay răng tự nhiên ở trẻ như:

  • Hạn chế đồ ngọt, đồ cứng khó nhai, kẹo cao su.
  • Tránh chạm tay, lưỡi vào chỗ nướu bị trống.
  • Dạy trẻ cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Thói quen mút tay, cắn bút… cũng cần phải loại bỏ.

Quy trình thay răng sớm hay muộn, nhanh hay chậm không phải là cơ sở để đánh giá sự phát triển khỏe mạnh hay nhiều bệnh của trẻ. Bạn chỉ cần quan tâm nhiều đến sự thay răng của trẻ, để trẻ có thể có một nụ cười đều đẹp về sau.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x