của bé
Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, nguyên nhân do đâu, liệu có nguy hiểm? Cách xử lý tình trạng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần này như thế nào?
Nội dung bài viết

Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần có nguy hiểm không?
Một trong những điều mọi ông bố, bà mẹ đều “phát hoảng” đó là trẻ lên cơn sốt. Hiện tượng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần xảy ra thường xuyên, người lớn thắc mắc rằng nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào? Bố mẹ xem ngay bài viết sau để đánh bay cơn sốt của trẻ nhé.
Nguyên nhân trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần
Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị sốt đi sốt lại nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có những nguyên nhân tới từ bệnh không nhiễm trùng và bệnh nhiễm trùng.
1. Bệnh nhiễm trùng
Đa số các trường hợp trẻ bị sốt là do nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn làm cho hàng rào bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ không đủ sức chống lại.
Thông thường, đối tượng rất dễ nhiễm bệnh nhiễm trùng, gây sốt đi sốt lại nhiều lần là trẻ trong độ tuổi từ 2-5 tuổi. Đối với loại sốt này, cha mẹ không được chủ quan để lâu, vì càng để lâu càng nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh bị sốt: Xử sao cho đúng? Với những ai lần đầu làm mẹ, trẻ sơ sinh bị sốt là nỗi lo lớn. Vì sao con bị sốt? Chăm bé bị sốt như thế nào, cần tránh những gì? Tất tần tật những thông tin mẹ cần để "đối phó" với cơn sốt của bé đều được tổng hợp trong bài viết sau. Tham khảo ngay mẹ ơi
Các bệnh nhiễm trùng gây sốt là:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây sốt ở trẻ bao gồm: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm màng phổi, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… Khi mắc các bệnh lý này, trẻ sẽ sốt cao kèm với ho có đờm, nặng thì khó thở, thậm chí là ho ra máu và đau ngực…
- Sốt virus (sốt siêu vi): Tình trạng trẻ bị sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Đây là bệnh cấp tính, đặc biệt hay xảy ra ở trẻ em vì hệ miễn dịch yếu. Sốt siêu vi thường kéo dài từ 7-10 ngày, có thể tự khỏi và không nguy hiểm, song không được chủ quan vì bệnh diễn biến nhanh.
- Viêm họng: Viêm họng làm cho trẻ có thể sốt cao lên tới 39-40 độ. Khi bị viêm họng, trẻ bị đau rát họng (đau khi nuốt nước bọt, nuốt thức ăn), khản tiếng.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nếu trẻ bị sốt kèm các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi và màu lạ, đau vùng thắt lưng… thì trẻ có thể bị viêm bàng quang, viêm cầu thận…
- Sốt phát ban: Một trong những triệu chứng dễ nhận thấy của sốt phát ban là trẻ bị sốt kèm theo nổi mẩn đỏ li ti khắp người.
- Nhiễm trùng gan – mật: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần. Nếu bố mẹ nhận thấy con bị sốt và bị vàng da, vàng mắt, cảm thấy đau tức vùng bụng (chỗ gan mật) thì khả năng cao trẻ bị bệnh nhiễm trùng gan – mật.
- Bệnh thương hàn: Trẻ bị thương hàn có các triệu chứng như sốt, chướng bụng, bị nôn, một số trẻ bị tiêu chảy. Sốt do thương hàn thường tái đi tái lại liên tục trong một thời gian ngắn và sốt không quá cao.
- Nhiễm khuẩn não – màng não: Bệnh này thường làm cho con bị sốt cao, kèm các dấu hiệu khác như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa. Nếu bị nặng hơn, trẻ có thể sốt cao đến co giật, hôn mê, li bì. Trẻ dưới 6 tháng bị sốt kèm biểu hiện thóp phồng.
- Bệnh lao phổi: Nhiều trẻ bị sốt đi sốt lại nhiều lần là do bệnh lao phổi. Khi bị bệnh này, trẻ thường ho khan, sụt cân, cơ thể uể oải, mệt mỏi.
Ngoài các bệnh nhiễm trùng có thể gây sốt trên, một số bệnh khác cũng làm cho trẻ bị sốt tái lại, như: viêm tai giữa, viêm amidan, bệnh sốt rét, nhiễm trùng máu…

Mách mẹ cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi tại nhà đơn giản, an toàn không cần đến thuốc Sốt không phải là triệu chứng hiếm gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 3 tuổi. Thế nhưng không phải vị phụ huynh nào cũng biết cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi an toàn nhanh chóng để tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng.
2. Bệnh không nhiễm trùng
Tình trạng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần không chỉ do các loại virus, vi khuẩn xâm nhập, tấn công cơ thể mà còn xảy ra khi trẻ mắc các bệnh lý huyết học khác hoặc trẻ mắc bệnh tự miễn.
Những loại bệnh có thể làm cho trẻ sốt tái lại như: bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp cấp tính, sốt mọc răng…
Thường sốt do các bệnh không nhiễm trùng gây ra ít nguy hiểm hơn sốt do các bệnh nhiễm trùng.
Hiện tượng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần có nguy hiểm không?
Sốt không phải là một loại bệnh mà dấu hiệu cảnh báo cơ thể bé đang gặp vấn đề. Thông thường, trẻ chỉ bị sốt trong một vài ngày rồi khỏi. Cha mẹ chỉ cần chăm sóc đúng cách trong thời gian này và không phải lo lắng.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt đi sốt lại nhiều lần trong một thời gian ngắn (khoảng cách giữa mỗi lần sốt tối thiểu là bảy ngày), đó là lúc người lớn cần cho bé đi bệnh viện khám để phát hiện bệnh.
Ngoài ra, trong một số trường hợp sau, bố mẹ cũng cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay:
- Trẻ bị nôn hết tất cả những gì mà con ăn vào.
- Co giật liên tục, chân tay bị lạnh run khi sốt.
- Trẻ bú ít hoặc bỏ bú, không uống được thứ gì, thóp phồng, cổ cứng…
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt trên 38ºC, kèm dấu hiệu bé lừ đừ, ngủ li bì.
- Trẻ có dấu hiệu xuất huyết, nổi mẩn đỏ, chảy máu lợi, chảy máu cam, nặng hơn là nôn ra máu kèm theo phân màu đen như bã cà phê…
Cách xử lý khi trẻ bị sốt đi sốt lại nhiều lần
Một số phương pháp sau bạn có thể áp dụng để xử lý tình trạng bé bị sốt đi sốt lại nhiều lần:
1. Lau người bằng nước ấm
Việc đầu tiên khi trẻ bị sốt, bố mẹ cần lau người bằng nước ấm cho con. Đây là một cách hạ sốt đơn giản, hiệu quả, bạn dùng một khăn mềm sạch, thấm nước ấm và lau lên các bộ phận như trán, nách, bẹn và thực hiện cách 2-3 tiếng/lần. Nếu trẻ sốt cao, có thể lau người toàn thân bằng nước ấm.
Bố mẹ lưu ý rằng không sử dụng nước lạnh vì nước lạnh khiến các mạch cơ thể trẻ co lại, dẫn tới nhiệt độ không được hạ, sốt cao hơn và trẻ cũng có thể bị cảm lạnh.
2. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ
Khi trẻ bị sốt, tuyệt đối không được ủ kín trẻ. Tốt nhất nên chọn con mặc quần áo cotton mỏng, thấm hút mồ hôi tốt. Bởi lúc trẻ sốt, thân nhiệt tăng cao nên mặc quần áo dày bé không thoát nhiệt được khiến mồ hôi vã ra, ngấm ngược vào người và bé dễ bị cảm.

Bé bị sốt nên được ăn gì, uống gì? Với trẻ nhỏ, khi bị sốt lâu ngày, cơ thể sẽ suy yếu, mệt mỏi, dẫn đến chán ăn nên càng khó phục hồi. Vậy bé nên ăn gì để nhanh chóng vượt qua? Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, để giúp bé “chống” lại cơn khó chịu, uể oải do ốm sốt mang lại nhé!
3. Uống nhiều nước
Bé bị sốt đi sốt lại nhiều lần sẽ bị mất nước, uể oải, mệt mỏi. Vì vậy, mẹ cần cho con uống thật nhiều nước. Với trẻ nhỏ, tăng cường cho bé bú mẹ. Trẻ lớn hơn, bố mẹ cho con uống nước đun sôi, nước trái cây hoặc oresol bù nước.
Uống nhiều nước cũng là một cách giúp cơ thể trẻ nhanh hạ sốt. Tuyệt đối không được để cơ thể trẻ trong tình trạng sốt mất nước, vì rất nguy hiểm.
4. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Với trẻ trên 3 tháng tuổi, sốt cao có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý chỉ khi nào thân nhiệt trẻ trên 38ºC trở lên và đã áp dụng lau người nhưng không hạ sốt thì mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
Khi uống cũng cần tuân theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý dùng thuốc hạ sốt, gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan nội tạng và sức khỏe trẻ.
5. Đi khám bệnh
Bé sốt đi sốt lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như trên. Vì vậy, cha mẹ cần đưa con đi khám bệnh càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và được điều trị.
Cha mẹ cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng bé bị sốt đi sốt lại?
Để hiện tượng sốt đi sốt lại không xảy ra thì cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho con bằng các biện pháp sau:
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con.
- Khuyến khích trẻ vận động, vui chơi phù hợp với lứa tuổi.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, môi trường ô nhiễm.
- Khi trẻ bị bệnh, hãy ưu tiên để hệ miễn dịch của con tạo kháng thể bảo vệ thay vì sử dụng thuốc sớm.
- Cần tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa bệnh.
Như vậy, nếu trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, cha mẹ không được chủ quan và cần có các biện pháp để xử lý kịp thời. Mong rằng bài viết này của MarryBaby đã mang lại những thông tin quan trọng, bổ ích để bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn lúc bị sốt.
Thương Hà
-
Bỏ túi 4 mẹo mọc răng không sốt cho bé từ dân gianMẹo mọc răng không sốt từ dân gian luôn là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất và chưa bao giờ hết “hot” trên các diễn làn làm mẹ và nuôi trẻ sơ sinh. Vậy đó là những mẹo gì vậy?
-
Bé bị sốt tay chân lạnh: Xử sao cho đúng?Thay vì cơ thể nóng hổi, nhiều bé bị sốt nhưng tay chân lạnh ngắt làm mẹ lo lắng không biết xử lý sao cho đúng. Chăm sóc bé bị sốt tay chân lạnh như thế nào? Mẹ tham khảo bài viết sau nhé!
-
Trẻ bị sốt rét run - Ủ ấm hay đắp chăn đều sai!Khi trẻ bị sốt rét run, mẹ nên nghĩ đến 2 khả năng xảy ra: Thân nhiệt quá cao dẫn đến rối loạn vận mạch hoặc bé bị bệnh sốt rét. Xử lý sai cách trong trường hợp này có thể gây nguy hiểm đến tính...
-
Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt - Mẹ phải làm sao?Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt là tình trạng hay gặp. Bé thường bị sốt nhẹ hoặc sốt cao khoảng 39 độ kèm theo biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, vật vả… làm mẹ cảm thấy lo lắng và bất an.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!