của bé
Nội dung bài viết
- Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi có bình thường không?
- Những lý do khiến trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng
- 1. Trẻ sơ sinh lè lưỡi để bắt chước
- 2. Thể hiện nhu cầu của bé
- 3. Biểu hiện bé chưa sẵn sàng cho chế độ ăn cứng hơn
- 4. Bé hay lè lưỡi do thở bằng miệng
- 5. Tật lưỡi to macroglossia
- 6. Hội chứng hàm nhỏ micrognathia
- 7. Hội chứng giảm trương lực hypotonia
- Các câu hỏi thường gặp về việc trẻ hay lè lưỡi
- 1. Bé thè lưỡi có phải là dấu hiệu mọc răng không?
- 2. Trẻ sơ sinh mắc hội chứng down có thè lưỡi không?
- 3. Có phải trẻ sơ sinh hay thè lưỡi là dấu hiệu của bệnh tự kỷ?
Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi ra hoặc đẩy lưỡi vào giữa hai hàm khi bé nằm ngủ hoặc khi nuốt thức ăn. Đây là một hành động đáng yêu mà rất nhiều bậc phụ huynh đã nhanh tay ghi lại hình ảnh này của con em mình.
Tuy vậy, việc trẻ sơ sinh hay thè lưỡi còn là dấu hiệu để bé truyền đạt nhu cầu của mình. Thậm chí đó có thể là một trong những yếu tố để bố mẹ hoặc bác sĩ nhìn ra một vài bệnh lý mà bé có thể gặp phải.
Nếu em bé của mẹ có thói quen thường xuyên đẩy lưỡi ra ngoài, hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về hành động trẻ sơ sinh hay thè lưỡi nhé.
Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi có bình thường không?
Theo các nhà khoa học, việc bé đẩy lưỡi ra ngoài là một phản xạ tự nhiên hoàn toàn bình thường. Mẹ biết không, bé nào khi mới sinh ra cũng khám phá thế giới bằng cách sử dụng miệng đầu tiên.
Điều này cũng phần nào lý giải cho việc vì sao vừa mới chào đời bé đã biết bú mẹ rất giỏi dù không được dạy. Kể cả ở các trẻ bú bình thì kỹ năng mút của bé cũng rất tốt.
Do đó, việc trẻ sơ sinh hay thè lưỡi là điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường, mẹ không cần lo lắng nhé.
Bên cạnh việc thè lưỡi do phản xạ tự nhiên thì cũng có những lý do khác mẹ có thể khám phá sau đây.

Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi là rất bình thường
Những lý do khiến trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ thôi thè lưỡi sau khoảng năm đến bảy tháng tuổi. Nhưng nếu bé vẫn tiếp tục thè lưỡi khi đã lớn hơn, thì có thể là do các nguyên nhân sau đây mẹ cần chú ý nhé.
1. Trẻ sơ sinh lè lưỡi để bắt chước
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi người lớn tuổi tinh nghịch thè lưỡi ra để chơi với em bé thì em bé sẽ bắt chước theo. Thậm chí, em bé còn rất hứng thú với trò chơi đó.
Do vậy, nếu mọi người trong gia đình hay chơi trò thè lưỡi với bé thì mẹ đừng quá lo lắng khi bé đã qua mốc hay thè lưỡi mà vẫn làm trò này nhé.
2. Thể hiện nhu cầu của bé
Trẻ nhỏ rất thông minh. Dù chưa biết nói nhưng bé có thể biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt hoặc bằng tay chân, giọng điệu để báo cho mẹ biết các nhu cầu của mình. Và việc thè lưỡi, đi kèm với những âm thanh đặc trưng khác nhau ở mỗi trẻ có thể là dấu hiệu thể hiện việc bé đang đói.
Đôi khi, ở trạng thái no bé cũng có thể đẩy lưỡi ra ngoài liên tục để báo hiệu cho mẹ biết để không bị tiếp tục ép ăn nữa.
3. Biểu hiện bé chưa sẵn sàng cho chế độ ăn cứng hơn
Trẻ nhỏ thường có xu hướng dùng lưỡi đẩy thức ăn quá cứng ra khỏi miệng. Vì bé chưa thể nhai được hoặc không thích món đó.
Do vậy, nếu bé bỗng nhiên dùng lưỡi đẩy đồ ăn ra ngoài thì rất có thể là do món ăn cứng hơn khả năng nhai của bé. Mẹ cần chế biến đồ ăn nhuyễn hơn hoặc tập cho bé ăn vài lần để trẻ thích nghi dần với độ cứng của món ăn mới nhé.

Bé hay thè lưỡi có thể là dấu hiệu cho biết con chưa sẵn sàng với đồ ăn cứng
4. Bé hay lè lưỡi do thở bằng miệng
Khi bé thở bằng miệng, bé thường kèm theo hành động thè lưỡi, có thể là do bị ho, cảm lạnh, nghẹt mũi, dị ứng, viêm amidan.
5. Tật lưỡi to macroglossia
Macroglossia là thuật ngữ y khoa chỉ tật lưỡi to. Đây là chứng dị tật hiếm gặp, có tỷ lệ chỉ 1/14.000 ca sinh trên toàn thế giới.
Trẻ bị tật lưỡi to có một chiếc lưỡi to bất thường, có thể to gấp đôi miệng của bé. Điều này gây khó khăn cho trẻ trong việc ngậm miệng vì chiếc lưỡi lúc nào cũng có xu hướng tràn ra ngoài môi.
Tật lưỡi to còn có thể là dấu hiệu của hội chứng Down hoặc hội chứng Beckwith-Wiedemann.
Bên cạnh đó, chiếc lưỡi quá lớn cũng có thể là dấu hiệu của một khối u vòm miệng hoặc dấu hiệu bất thường nào đó trong khoang miệng của trẻ.
Ngoài ra, nếu gia đình trẻ có tiền sử về tật lưỡi to thì cũng có thể di truyền sang bé.
6. Hội chứng hàm nhỏ micrognathia
Micrognathia (hội chứng hàm nhỏ) rất hiếm gặp. Tình trạng này là do hàm dưới nhỏ hơn so với bình thường gây nên sự sắp xếp hỗn độn, không đồng đều của các răng, lưỡi. Từ đó khiến trẻ thường xuyên thè lưỡi ra ngoài không thể kiểm soát.
Trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng micrognathia này, khi cho ăn cần phải có núm vú đặc biệt bé mới bú được đúng cách. Hội chứng micrognathia có thể được cải thiện trong quá trình trưởng thành của trẻ, đặc biệt là giai đoạn dậy thì.
Tuy nhiên, hội chứng hàm nhỏ cũng có thể là dấu hiệu bé bị bệnh sứt môi hoặc các hội chứng khác. Ví dụ như bệnh marfan, trisomy 13, trisomy 18, hội chứng pierre robin.

Bé hay thè lưỡi có thể là dấu hiệu của hội chứng cằm nhỏ
7. Hội chứng giảm trương lực hypotonia
Giảm trương lực (hypotonia), thường được gọi là hội chứng trẻ mềm oặt. Hypotonia gây ra tình trạng rối loạn trương lực cơ do sức cơ giảm. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến một số cơ trên cơ thể, bao gồm cả hoạt động của lưỡi.
Bé mắc hội chứng giảm trương lực rất khó điều khiển lưỡi. Đây chính là nguyên nhân khiến lưỡi của trẻ luôn thè lè ra khỏi miệng mà không có cách nào khắc phục được.
Giảm trương lực không phải là một rối loạn y tế cụ thể nhưng lại là một biểu hiện tiềm tàng của các bệnh lý khác nhau, gồm hội chứng down, hội chứng prader-Willi, hội chứng Rett.
Các câu hỏi thường gặp về việc trẻ hay lè lưỡi
1. Bé thè lưỡi có phải là dấu hiệu mọc răng không?
Câu trả lời là không. Mặc dù rất nhiều trẻ có biểu hiện đẩy lưỡi ra ngoài khi răng sắp mọc. Đây có thể là cách để bé cảm thấy dễ chịu hơn trước những cơn đau mọc răng. Tuy nhiên, chúng ta không nên khẳng định bé sắp mọc răng khi thấy trẻ thè lưỡi.
Để biết chắc chắn có phải bé sắp mọc răng hay không, mẹ nên dựa vào các dấu hiệu như: Nướu sưng, nướu đỏ, chảy nước dãi quá mức, ngậm đồ vào miệng và dễ cáu kỉnh.
2. Trẻ sơ sinh mắc hội chứng down có thè lưỡi không?
Câu trả lời là có. Những bé bị ảnh hưởng bởi hội chứng down có hàm rất nhỏ và trương lực cơ thấp, gây ra việc lưỡi tự động thè ra ngoài. Tuy nhiên, trẻ có lưỡi to hoặc lồi đơn thuần không phải là đặc điểm để chẩn đoán hội chứng down mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng down
3. Có phải trẻ sơ sinh hay thè lưỡi là dấu hiệu của bệnh tự kỷ?
Câu trả lời là không. Việc trẻ hay thè lưỡi không phải là một dấu hiệu độc lập để xác nhận bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, đa phần trẻ mắc bệnh tự kỷ thường thè lưỡi mất kiểm soát. Vì thế, nếu mẹ cảm thấy nghi ngờ về thói quen này của bé, hãy đưa con tới bệnh viện để thăm khám nhé.
Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi là một hoạt động bản năng rất bình thường. Đến một độ tuổi nào đó thói quen này sẽ biến mất, vì vậy mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, khi bé đã bước sang giai đoạn phát triển lớn hơn mà chứng thè lưỡi vẫn không giảm hoặc xuất hiện kèm với những triệu chứng bất thường khác. Lúc này, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và giúp con điều trị sớm nhé.
Hanako
-
Vì sao cần cung cấp đủ kali cho trẻ?Kali là dưỡng chất quan trọng để duy trì sự cân bằng dịch của cơ thể cũng như duy trì mức huyết áp tối ưu và giúp cho cơ bắp co bóp.Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay trẻ chỉ nhận thấp hơn 60%...
-
Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặmSự phối hợp giữa nhiều nhóm thực phẩm khác nhau sẽ giúp bé cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng bạn nên chú ý cân đối khi lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm
-
Liều thuốc cho bệnh “ăn vạ”Hầu hết các bạn nhỏ đều mắc phải thói xấu ăn vạ: Khóc lóc, la hét hay không ngừng làu bàu để đòi cho bằng được thứ mình muốn. Mẹ phải làm gì để giải quyết những tình huống này?
-
"Bắt bệnh" thông qua tình trạng táo bón ở trẻ emThông thường, táo bón ở trẻ em là cách cơ thể bé phản ứng với chế độ ăn uống không phù hợp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bé bị táo bón lại là "báo hiệu" của một bệnh lý nào đó. Mẹ nên lưu...
-
"Bắt mạch" 6 bệnh thường gặp ở trẻ emKhông một bà mẹ nào muốn con mình bị bệnh cả. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bất khả kháng. Trong suốt một năm đầu tiên, một số bệnh xuất hiện quá thường xuyên đến nỗi gần như trở thành một phần tất...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!