của bé
Bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Mẹ nên đọc ngay kẻo bỏ lỡ cơ hội bé con được vacxin lao bảo vệ khỏi căn bệnh nguy hiểm này nhé.
Nội dung bài viết
Theo đúng lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh thì khi bé 0 tháng tuổi đã có thể tiêm phòng ngừa bệnh được. Thế nhưng, khi bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Liệu thuốc lúc này còn tác dụng với bé không?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thông tin xoay quanh bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không để bố mẹ bớt lo khi con đã bước sang thứ 2 mà vẫn chưa được tiêm phòng.
Vì sao cần phải tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?
Lao phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến ở Việt Nam trước thời kỳ vắc xin lao được tiêm chủng mở rộng. Căn bệnh này đã cướp đi cơ hội sống của nhiều người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và người cao tuổi (những đối tượng có sức đề kháng yếu).
Vi khuẩn lao phổi có khả năng lây truyền rộng rãi, dễ dàng xâm nhập qua đường hô hấp, đi vào phổi và gây tổn thương bộ phận này. Bệnh lao phổi gây ra các cơn ho dữ dội, khiến bé bị đau tức lồng ngực, da xanh, sức khỏe nhanh chóng suy kiệt. Bệnh kéo dài còn gây xuất huyết phổi, đe dọa tính mạng của bé sơ sinh. Đây chính là lý do vì sao mẹ cần phải tiêm phòng lao cho bé sơ sinh từ sớm.
Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao nên được tiến hành ngay từ lúc bé 0 tháng tuổi. Cụ thể, mẹ có thể theo dõi lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cũng như lịch tiêm phòng các bệnh khác cho bé ở bảng trên đây nhé.
Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp, do mẹ thiếu thông tin, lãng quên hoặc vì lý do đặc biệt nên nhiều bé sơ sinh đã không được tiêm phòng lao ngay từ lúc 0 tháng tuổi. Vậy bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Mẹ hãy tìm hiểu cùng MarryBaby ở phần tiếp theo nhé.
Bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?
Với thắc mắc “bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?” thì câu trả lời là bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được mẹ nhé. Nếu bé 2 tháng tuổi vì lý do nào đó vẫn chưa được tiêm phòng lao thì mẹ nên cho con đến các cơ sở y tế để tiêm ngay.
Mặc dù bé được tiêm phòng lao muộn so với thời gian quy định, song lúc này thuốc vẫn có tác dụng, vì vậy mẹ không nên để bé bị bỏ lỡ cơ hội được vắc xin bảo vệ nhé.
Khi nào thì không nên cho trẻ sơ sinh tiêm vắc xin lao?
Nếu bé thuộc các trường hợp này thì mẹ không nên cho con tiêm vắc xin lao nhé:
- Bé đang bị sốt cao
- Bé vừa mới khỏi bệnh, cơ thể chưa kịp phục hồi
- Trẻ mắc bệnh sởi, viêm phổi
- Trẻ sinh non, nằm lồng kính, thiếu cân đang trong chế độ được chăm sóc đặc biệt
- Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng
Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có bị sốt không?
Nhiều mẹ nghĩ rằng mũi tiêm chủng nào cũng khiến bé sơ sinh bị sốt. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh tiêm phòng lao thường ít khi bị sốt mà chỉ có vết tiêm phòng lao bị mưng mủ thôi mẹ nhé.
Nếu mẹ thắc mắc tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ, MarryBaby xin trả lời mẹ là: sau khi tiêm chủng từ 2 tuần – 2 tháng thì tại vết tiêm của bé con sẽ hình thành mụn mủ, sau đó vỡ ra tạo thành sẹo lao. Đây là biểu hiện bình thường, mẹ không cần phải lo lắng nhé.
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi được tiêm phòng lao
Sau khi bé con được tiêm xong, mẹ nên chú ý các điều sau nhé:
- Mẹ không nên đưa bé rời cơ sở y tế ngay mà cần ở lại khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể bé với thuốc.
- Sau khi về nhà, 4 ngày đầu mẹ vẫn phải tiếp tục theo dõi xem có bất thường nào xảy ra không. Ví dụ như bé nổi hạch sau tiêm phòng lao, vết tiêm bị nhiễm trùng, mưng mủ, bé sốt cao.
- Mẹ tích cực bồi bổ để tăng tiết nhiều sữa và sữa đủ dinh dưỡng để cho bé bú
- Khi tắm cho bé, mẹ không nên chà vào vết tiêm để tránh gây kích ứng vết tiêm nhé
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý
Việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên sau khi sinh là rất cần thiết. Nó giúp bé phòng tránh bệnh lao và nhiều biến chứng nguy hiểm khi lớn lên.
Vắc xin lao là một trong những mũi tiêm chủng quan trọng mà mọi bé sơ sinh cần được tiêm ngay từ khi 0 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà bé không thể tiêm đúng thời điểm này thì tiêm phòng lao sau 1 tháng vẫn nên được thực hiện. Như vậy với bài viết bé 2 tháng tuổi tiêm phòng lao được không, MarryBaby hy vọng có thể mang đến cho mẹ những thông tin bổ ích về việc tiêm phòng lao muộn cho bé.
Hanako
Nguồn: https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/BCG_vaccine_for_TB/
https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/bcg-tuberculosis-tb-vaccine/
https://www.who.int/teams/health-product-and-policy-standards/standards-and-specifications/vaccines-quality/bcg
-
Giải mã vắc xin 5 trong 1Khi trẻ được 2,4,6 hay 18 tháng tuổi, mẹ đã có thể đưa bé đi tiêm vắc xin 5 trong 1. Bé sẽ nhận được 1 mũi nhắc lại vào khoảng 4-6 tuổi. Để phòng ngừa cũng như bảo vệ bé trước nguy cơ bệnh tật, mẹ...
-
3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm văcxinNgày 20/7, 3 em bé sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị, sau khi được y tá tiêm ngừa văcxin viêm gan siêu vi B đã tử vong trong vòng 10 phút. Nguyên nhân đang được cơ quan chức năng...
-
Chích ngừa phế cầu: Tiêm 1, lợi 10Phế cầu là nguyên nhân chính của những bệnh lý tai-mũi-họng, viêm phổi, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để đối phó với loại vi khuẩn này, không gì tốt hơn việc đưa bé đi tiêm phòng đúng độ...
-
"Trọn bộ" vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thaiChuyện gì quan trọng hơn việc thụ thai của vợ chồng bạn? Tất nhiên là việc tiêm phòng trước khi mang thai rồi. Tiêm phòng không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn mà còn là "tấm vé" an toàn cho sức...
-
[INFOGRAPHIC] Lịch tiêm chủng đầy đủ 2 năm đầu đờiNắm rõ lịch tiêm chủng cho bé 2 năm đầu đời giúp mẹ an tâm chăm sóc bé đồng thời giúp bé phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!