của bé
Lứa tuổi tiểu học (6-12 tuổi) là lúc trẻ tập trung phát triển khả năng tư duy, trí nhớ, các kỹ năng đọc, viết, tính toán… Con yêu lúc này cần chế cần có một chế độ sinh hoạt, học tập hợp lý nhằm tối ưu hóa sự phát triển. Bên cạnh đó, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ Tiểu học lúc này đòi hỏi lượng vi chất đầy đủ để phát triển tối ưu.
Nội dung bài viết
Sức khoẻ dinh dưỡng của trẻ Tiểu học cần được quan tâm, vì lúc này cơ thể trẻ đòi hỏi hấp thu dưỡng chất thiết yếu lớn. Trẻ Tiểu học đòi hỏi nhiều năng lượng vì lúc này tốc độ phát triển, tăng trưởng của trẻ cao hơn so với người lớn.

Sức khoẻ dinh dưỡng trẻ Tiểu học cần lưu ý
Tăng trưởng và nhu cầu dinh dưỡng
Trung bình, trẻ Tiểu học từ 6-12 tuổi mỗi năm tăng từ 2-3kg, cao hơn 5-9cm so với năm trước. Để phát triển đúng tiêu chuẩn, con yêu của bạn cần mỗi ngày (Theo Bảng Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam)
- Tổng năng lượng: 1600-2200 kcal
- Chất đạm: 36-50gr
- Canxi: 500-700mg
Việc cung cấp quá thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều gây hậu quả không tốt cho trẻ. Trẻ béo phì hoặc suy dinh dưỡng đều học kém, khó tập trung, trí nhớ giảm. Sự phát triển thể chất cũng chịu nhiều tác động từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Cơ thể trẻ Tiểu học hấp thụ vi chất ra sao?
Khẩu phần ăn của trẻ 6-11 tuổi của học sinh tại các đô thị lớn hiện nay ghi nhận một số chất dinh dưỡng cung cấp vượt quá cao so với nhu cầu đề nghị như đạm, canxi, vitamin A, C, trong khi sắt đáp ứng khoảng 75% và vitamin B1, B2, PP chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Sự dư thừa dinh dưỡng này dẫn đến ỷ lệ học sinh thừa cân là 9,4%, béo phì là 2,8%.
Hấp thu đạm
Chất đạm là thành phần quan trọng tạo nên các bộ phận cơ thể. Đạm cũng tạo điều kiện sản sinh ra các enzym thiết yếu cho cơ thể. Do đó, sự có mặt của chất này trong bữa ăn hàng ngày là tối quan trọng. Tuy nhiên, dung nạp quá nhiều chất đạm hàng ngày không phải là việc tốt. Đạm dư thừa làm mất canxi, như vậy chiều cao sẽ không tốt.
Đạm động vật có tỷ ệ hấp thu >95% so với đạm thực vật là 70-80%. Nguồn đạm này có từ thịt, cá, trứng, sữa… Các loại thực phẩm này đồng thời cung cấp nhiều sắt, kẽm, vitamin B2, PP, B12… phù hợp với trẻ.
Hấp thu chất béo
Chất béo là nguồn gốc cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể như Vitamin A, D, E, Acid béo và nhiều chất sinh học khác. Với trẻ Tiểu học, các loại chất béo không no có lợi cho sức khỏe hơn, có trong mỡ cá và dầu thực vật (trừ dầu dừa và dầu cọ) được hấp thu tốt hơn mỡ động vật giàu chất béo no.
Khi tiêu thụ quá ít chất béo sẽ ảnh hưởng đến chức phận của nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là não bộ và thần kinh ở trẻ Tiểu học. Con trẻ sẽ bị chậm tăng trưởng và suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng. Ngược lại, tiêu thụ quá nhiều chất béo dẫn đến bệnh thừa cân – béo phì. Tình trạng béo cơ thể có mối quan hệ rất khăng khít với các bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hoá chất béo.
Tỷ lệ chất béo cần cho trẻ Tiểu học
- Trẻ 6 – 10 tuổi: 30%
- Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: Chất béo chiếm 20 – 25%, trung bình: 40 – 60g/ngày.
- Các axit béo no không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, nên ăn cả dầu và mỡ, lượng cholesterol không được vượt quá 250 – 300mg/ngày.
Nhu cầu bột đường
Chất bột đường chiếm từ 50 – 70% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày. Trung bình, chất bột đường chiếm từ 300 – 400gr/ngày.
Chất xơ
Chất xơ có rất nhiều tác dụng cho sức khoẻ toàn diện
- Hỗ trợ quá trình tiêu hóa
- Làm giảm lượng cholesterol trong máu
- Tham gia điều hòa đường huyết
- Giảm cân
Theo bảng Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam, nhu cầu chất xơ tối thiểu cần là 18-20gr/người/ngày. Với trẻ Tiểu học, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng đủ chất, dễ hấp thu, giàu rau, trái cây và các sản phẩm từ sữa, hạn chế lượng chất béo và đường trong chế độ ăn của trẻ tiểu học.
Trẻ cũng cần gia tăng thời gian vận động 1-2h/ngày. Vận động giúp trẻ hạn chế thừa cân béo phì, giúp hấp thu tốt các chất, hạn chế táo bón, vừa giúp tăng cường sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính về sau.
Các vấn đề sức khoẻ cần lưu ý ở trẻ Tiểu học
Trong lứa tuổi Tiểu học, con yêu của bạn có thể gặp các bệnh lý đường tiêu hóa. Tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm tụy, rối loạn khuẩn ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột… Bệnh lý đường tiêu hoá gây kém hấp thu cho trẻ.
Trẻ em lứa tuổi này bắt đầu gắn bó với trường lớp. Chuyện ăn uống không còn được gia đình chăm chút kỹ lưỡng như ở tuổi Mầm non. Con rất có thể nhiễm giun sán vì ăn uống ngoài đường. Việc sổ giun thường xuyên giúp trẻ tăng cân và chiều cao tốt hơn. Do đó, bên cạnh chế độ ăn, cha mẹ nên chú ý lịch sổ giun định kỳ cho con.
Răng miệng cũng là vấn đề cần quan tâm trong độ tuổi này. Thời gian này con bắt đầu thay dần răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Trẻ em Việt Nam gặp nhiều vấn đề sâu răng sữa, và hơn 80% trẻ bị lệch lạc răng miệng. Răng sâu, răng mọc lệch gây đau làm trẻ biếng ăn, khó tiêu, kém hấp thu và suy dinh dưỡng.
Vấn đề sức khoẻ dinh dưỡng, sự phát triển của trẻ Tiểu học nên được cha mẹ quan tâm đúng mực để con trẻ phát triển tối ưu với lứa tuổi và khả năng của mình.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Làm cách nào để sinh con gái? 3 bí...Mẹ đã biết làm cách nào để sinh con gái chưa? Cách tính ngày rụng trứng để...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!