của bé
Tài chính gia đình có tốt đến đâu, bố mẹ cũng không thể bảo bọc mãi cho con cái mình. Thất bại và thành công đều là những trải nghiệm quý báu mà cha mẹ nên cho con trải qua và tự chiêm nghiệm. Con sẽ trưởng thành hơn và cảm nhận cuộc sống ý nghĩa hơn.
Nội dung bài viết
Tiến sĩ Sam Goldstein, nhà tâm lý học chuyên về trẻ nhỏ, đồng tác giả của cuốn sách Raising Resilient Children (Sự trưởng thành kiên cường của trẻ) khẳng định: “Bởi vì những đứa trẻ cần phải trải nghiệm những cung bậc cảm xúc tích cực hay tiêu cực khác nhau để tự phát triển nhãn quan, đó là mảnh đất để gieo mầm sự tự tin”. Thất bại và thành công sẽ mang lại trải nghiệm cuộc sống nhiều màu sắc hơn cho con.
Cho con hiểu cuộc sống không bao giờ dễ dàng
Bậc làm cha làm mẹ luôn muốn bảo vệ trẻ khỏi mọi điều xấu, mang cho con môi trường an toàn và tràn ngập yêu thương. Con càng lớn, bạn càng nên cho con tự mình bước ra khỏi cái kén an toàn đó. Con tự mình trải nghiệm những kinh nghiệm thất bại và thành công, cảm xúc vui lẫn buồn. Điều này giúp con tránh cảm giác được sống ở trong một “môi trường ảo” có quá nhiều điều tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải bắt trẻ phải nếm trải nhiều cảm xúc tiêu cực sẽ khiến chúng bi quan với cuộc sống hơn.
Nhưng ở độ tuổi từ 5 đến 8 hầu hết các bé đều đã sẵn sàng trải qua những thách thức cảm xúc nhất định. Lúc này, cha mẹ nên từ từ cho con tập trải nghiệm nhiều trạng thái cảm xúc.
Đối mặt với những thất bại nho nhỏ
Trẻ Tiểu học đối mặt với nhiều tình huống làm con buồn bã, nuối tiếc, thất vọng… Chẳng hạn như con không được đi xem kịch rối, trời mưa to làm lỡ chuyến du lịch, đội bóng yêu thích của con bị thua. Những tổn thương này ban đầu với trẻ khá lớn, tổn thương trái tim bé bỏng của bé. Con sẽ thất vọng nặng nề.
Cha mẹ đừng xem những trải nghiệm này là nhỏ, không đáng quan tâm và bỏ mặc con. Bạn nên ở bên cạnh động viên con, hướng cho con suy nghĩ tích cực hơn. Từ những sai lầm của con, bạn có thể giúp con nhận ra cách nào để khắc phục sai lầm tương tự.
Tổn thương do người khác
Trẻ con ít nhiều có sự tỵ nạnh với bạn bè xung quanh. Nếu con chứng kiến bạn được mua đồ chơi đẹp, được đi chơi, con sẽ so sánh và buồn lòng. Hoặc nếu bạn thân của con đột nhiên không muốn chơi với con nữa, trẻ cũng đâm ra chán nản… Có rất nhiều nguyên nhân con thất vọng khi mối quan hệ không được như ý muốn. Bạn không nên đứng về phía con mà lên án bạn, hoặc bênh vực con bất kể nguyên nhân.
Tốt nhất, nên thành tâm lắng nghe con tâm sự, và giúp con hiểu rằng không thể đòi hỏi ai cũng yêu thương mình, hoặc nhường nhịn mình. Sẽ có lúc con cũng vô tâm làm người khác buồn lòng như vậy. Cách tốt nhất là dạy con đối mặt với vấn đề, hoặc ít nhất chấp nhận vấn đề. Đau buồn đó, nhưng con sẽ trải nghiệm dần và vượt qua tình huống tương tự dễ dàng hơn.
Cố gắng hết mình nhưng vẫn thất bại
Người lớn luôn nói “Cố lên, con sẽ làm được”. Thế nhưng, bạn sẽ nghĩ sao khi con đã cố hết sức nhưng vẫn thất bại? Câu động viên của bạn mang tính một chiều, và sẽ làm con tin rằng khi cố gắng sẽ thành công. Không thành công, trẻ sẽ có ý hờn và trách cha mẹ.
Thay vì vậy, bạn chỉ cần nói “Con hãy cố hết sức có thể, kết quả ra sao cũng đáng quý cả!”. Bạn sẽ giúp con hiểu được giá trị của sự nỗ lực, thay vì đặt mục tiêu là kết quả.
Mẹ cũng có thể giúp con trẻ được trải qua cảm giác hạnh phúc cho người chiến thắng thay vì buồn cho mình. Việc này điều chỉnh sự thất vọng của bé một cách tích cực. Nó cũng giúp trẻ có tinh thần vững vàng hơn khi đối mặt với những hệ quả tiêu cực tiềm tàng.
Thất vọng về bản thân mình
Ngay cả người lớn cũng không ít lần trải qua cảm giác thất vọng về bản thân mình khi phạm phải sai lầm. Vì vậy, trẻ cần phải được học cách tha thứ cho chính mình, học hỏi từ những thất bại để tự tin cho những thành công sau này.
Thất bại và thành công rất khó xác định bằng thước đo cụ thể. Nhưng việc hướng suy nghĩ của con theo hướng tích cực, dạy con cảm nhận thành công đến từ sự nỗ lực, thất bại là trải nghiệm phải có nhưng không để con bị nhấn chìm trong tiêu cực.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!