của bé
Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ thiên về nhận thức cảm tính, nhìn nhận sự vật, hiện tượng thông qua hàng loạt những thuộc tính bề ngoài như hình dạng, kích thước, màu sắc, trọng lượng, tính chất… Lúc này, trẻ tràn ngập xúc cảm muốn khám phá, có sự tò mò cao độ và trí tưởng tượng bay bổng, đây cũng chính là tiền đề cho sự sáng tạo phát triển nếu trẻ được khơi gợi đúng cách.
Nội dung bài viết
Ở giai đoạn đầu của lứa tuổi tiểu học, yếu tố nhận thức cảm tính của trẻ được hình thành một cách tự phát, trực tiếp trong những hoạt động thường ngày của các em và những người xung quanh. Dần dà, đến cuối cấp tiểu học, trẻ bắt đầu có sự phát triển về tư duy. Trẻ từng bước chuyển từ cấp độ nhận thức các sự vật và hiện tượng chỉ qua vẻ bề ngoài đến nhận thức được những dấu hiệu bản chất của chúng.

Con đường nhận thức của trẻ bắt đầu từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong
Trong suốt quá trình đó, các bậc phụ huynh nên là người hướng dẫn tin cậy, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con trẻ phát triển khả năng nhận thức. Đồng thời khơi gợi năng lực sáng tạo còn tiềm ẩn của trẻ bằng những phương thức linh hoạt do mình tạo ra, hoặc có thể tham khảo những phương thức sau đây.
Giúp trẻ tiếp cận với ngôn ngữ
Kỹ năng ngôn ngữ là kỹ năng quan trọng cho việc học và cho cả tư duy sáng tạo của trẻ. Để phát triển kỹ năng này, hướng dẫn trẻ tiếp cận với việc đọc sách là cách dễ dàng và tự nhiên nhất.
Để phù hợp với trẻ tiểu học, bạn nên bắt đầu với những sách truyện tranh hoặc sách có nhiều hình ảnh, màu sắc sinh động. Những tình tiết thu hút, những đối đáp trong truyện ngoài việc giúp trẻ phát triển vốn từ vựng, cách ứng xử,… còn khiến trẻ thêm tò mò và muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh.
Kích thích tính tò mò của trẻ
Trẻ tiểu học cần một môi trường nuôi dưỡng, kích thích trí tò mò để chúng đi đúng hướng, trở thành hành động ham hiểu biết, ham học hỏi của trẻ, một tiền đề cho sự sáng tạo sau này. Đừng ngần ngại, bạn hãy thử khích lệ trẻ tự đặt câu hỏi, tự tìm câu trả lời và giải quyết vấn đề trong những trường hợp cụ thể hoặc trường hợp giả định nào đó.
Ngoài ra, ở độ tuổi này, do vẫn còn nhận thức cảm tính, các em còn bộc lộ tình cảm của mình một cách hồn nhiên, thẳng thắn, không giả tạo. Trẻ yêu mến một cách chân thật động vật, cây cối, chim muông,… vì thế, bạn nên sắp xếp những chuyến dã ngoại, vui chơi ngoài trời cùng trẻ.
Tất cả những hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ cảm nhận trực tiếp vẻ đẹp của một bông hoa sặc sỡ, bầu trời trong xanh, đám cỏ non xanh mướt,… Như thế, não bộ của trẻ sẽ phản ứng hoạt bát hơn với các thông tin hoàn toàn mới, quá trình thu nhận thông tin vì thế cũng trở nên nhạy bén hơn. Và, tất nhiên, trẻ sẽ hiểu biết hơn, có động lực tìm hiểu thêm về mọi thứ xung quanh.
Cùng trẻ tái chế những vật dụng đơn giản

Cha mẹ nên hướng trẻ chơi các trò chơi thiên về sáng tạo để kích thích trí não cho trẻ
Dù trẻ mang trong mình trí tưởng tượng cơ bản, việc “mài dũa” để phát huy chúng vẫn rất cần thiết. Nếu bạn biết cách tận dụng những nguyên vật liệu an toàn, dễ kiếm, dễ tái chế trong nhà như vỏ lon nước ngọt, chai nước suối, hộp giấy,… rồi gợi ý và hướng dẫn cho trẻ cách tái chế thành đồ chơi, hoặc đồ vật dùng cho mục đích khác, bạn sẽ tạo nên sự hứng thú của trẻ. Trẻ sẽ vận dụng hết sức trí tưởng tượng của mình để cùng bạn tạo ra một tác phẩm độc đáo và có thể hữu dụng.
Bước đầu, bạn có thể cho trẻ thích nghi dần với quá trình tưởng tượng và tạo ra sản phẩm bằng cách chuẩn bị trước giúp trẻ rồi để trẻ tự ghép lại hoặc trang trí thêm để ra thành phẩm. Về sau, bạn có thể để trẻ tự tìm tòi xem chúng muốn hoặc có thể làm ra những thứ món đồ có ích.
Vẽ tranh
Trẻ em nói chung thường rất yêu thích vẽ tranh. Đây cũng là cách giúp trẻ phát triển cảm giác, tri giác, khả năng cảm thụ và cả khả năng sáng tạo. Thông qua những bức tranh, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra xung quanh và cả cái cách mà trẻ cảm nhận về thế giới này.
Sự sáng tạo của trẻ thường được hình thành do cảm xúc và tình huống nhưng chúng lại kém bền vững. Vẽ tranh giúp lưu giữ lại “bằng chứng” sáng tạo của trẻ, giúp trẻ nhớ về những khoảnh khắc đó lâu hơn. Đồng thời, vẽ tranh còn cho trẻ những giây phút thư giãn lành mạnh, yếu tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Do đó, khởi đầu từ nhận thức cảm tính, nhận thức của trẻ tiểu học sẽ “nở rộ” nếu được nuôi dưỡng và nảy nở trên những xúc cảm vui tươi, tốt đẹp. Vai trò tích cực của cha mẹ trong việc hướng dẫn và hòa mình vào những hoạt động vui chơi có ích của trẻ sẽ tạo đà, giúp trẻ hình thành và phát triển trí thông minh lẫn khả năng sáng tạo, một khả năng rất được xem trọng trong cuộc sống ở bất cứ thời đại nào.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Làm cách nào để sinh con gái? 3 bí...Mẹ đã biết làm cách nào để sinh con gái chưa? Cách tính ngày rụng trứng để...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!