của bé
Lợi ích của việc học tập là gì? Câu hỏi này của con trẻ hẳn làm không ít bậc cha mẹ băn khoăn. Bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời thấu đáo cho thắc mắc của con. Việc học tập mang lại cho con trẻ sự phát triển hoàn chỉnh cả về kiến thức, nhân cách.
Nội dung bài viết
Trong mô hình Tháp nhu cầu của Abraham Maslow, nhu cầu tối cao nhất mà con người muốn đạt đến chính là sự Tự thể hiện bản thân. Muốn đạt được điều này, nhất thiết phải thông qua việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống. Lợi ích của việc học chính là làm cầu nối con người với bể kiến thức mênh mông.

Mô hình Tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: Anhoa.edu.vn)
Động cơ & lợi ích của việc học
Học để sinh tồn
Trong gia đoạn từ 0-3 tuổi, kinh nghiệm, kỹ năng sống của đứa bé rất ít. Con trẻ bắt đầu quá trình khám phá thế giới xung quanh, học qua sự bắt chước và trải nghiệm. Vào lúc này, lợi ích của việc học tập với trẻ là để dáp ứng nhu cầu sinh lý: Ăn, ngủ, chơi đùa… Đồng thời, việc học cũng giúp trẻ sinh tồn trong cuộc sống mới.

Học tập cung cấp công cụ để trẻ nhận biết và khám phá thế giới xung quanh
Trẻ ở độ tuổi từ 3-5 chập chững bước từ nhà đến trường mẫu giáo. Trẻ thường làm việc theo bản năng, chưa tính toán được những rủi ro có thể xảy đến cho mình. Những việc trẻ làm có thể gây mất an toàn tính mạng cho mình và cho những người xung quanh. Phản ứng lo lắng, giận dữ của người lớn giúp trẻ ý thức việc mình làm là sai hoặc thiếu an toàn. Hậu quả đau do chơi dao, té ngã, điện giật, lo sợ do bị mắng là bài học giúp trẻ biết về sự thiếu an toàn và điều chỉnh hoạt động. Ý nghĩa việc học lúc này với trẻ là để để được An toàn.
Học để hòa nhập xã hội
Khi bước vào cấp Tiểu học, trẻ không còn ở trong thế giới riêng của mình nữa. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu coi trọng mối quan hệ xã hội, phát triển kỹ năng giao tiếp, thích làm theo ý mình, mong muốn được cha mẹ lắng nghe, tôn trọng…Qua việc học, trẻ có ý thức, biết tự chăm sóc bản thân, chăm sóc người khác, có trách nhiệm với cha mẹ, bạn bè. Lúc này, trẻ ngày càng độc lập hơn, có chủ kiến hơn.
Học để trưởng thành và thể hiện bản thân
Từ 14-16 tuổi là tuổi dậy thì. Trẻ nhận thức đầy đủ về kỹ năng chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình, kỹ năng ứng xử cùng nhiều trải nghiệm khác. Lúc này, con trẻ đã ý thức được sở thích và công việc mong muốn trong tương lai của mình. Con dần dà tách khỏi tầm ảnh hưởng của cha mẹ, thầy cô, tự chọn cho mình con đường riêng để đi.
Qua 18 tuổi, con cái trong gia đình đã trưởng thành. Việc học lúc này nâng cao kiến thức và tay nghề để có thể đi làm. Con cái muốn tự do trong sinh hoạt, tự do trong tiền bạc và được ghi nhận, được thể hiện bản thân mình. Đó chính là mục đích học tập của con trong giai đoạn này. Việc học giúp trẻ vươn tới đỉnh cao nhất theo Tháp nhu cầu Maslow.
Dạy gì cho trẻ theo từng độ tuổi
Việc học tập trang bị cho trẻ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống. Từ đó, trẻ khẳng định được giá trị của mình. Tùy theo mỗi giai đoạn, cha mẹ, thầy cô có thể truyền đạt cho trẻ kiến thức và kỹ năng phù hợp
- Từ 0-5 tuổi: Rèn cho con nề nếp sinh hoạt, các kĩ năng tự chăm lo cho bản thân an toàn của trẻ trong môi trường gia đình và Nhà trường…
- Từ 6-8 tuổi: Ngoài kiến thức học trong trường, trẻ cần được dạy kỹ năng thu thập thông tin, ghi nhớ thông tin qua các giác quan và kỹ năng ứng xử an toàn với môi trường xung quanh,…
- Từ 9-13 tuổi: Nâng cao kiến thức trong nhà trường, đồng thời bổ sung kỹ năng tư duy thực hành, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp với bạn bè và người lớn, trách nhiệm chăm sóc gia đình…
- Tuổi 14-16: Xây dựng nguyên tắc ứng xử, hành động; kiến thức trong tầm nghĩ của trẻ, kỹ năng tự học và xử lý vấn đề qua tư duy lí luận, tư duy trừu tượng, kĩ năng làm chủ bản thân, hòa nhập xã hội an toàn,…
Sở thích và đam mê học tập của mỗi đứa trẻ khác nhau. Có bé thích tự học, học một mình, có trẻ thích học nhóm, thích hoạt động thể chất, thích nghệ thuật… Có bé thuộc lòng rất tốt, nhưng cũng có trẻ chỉ tiếp thu tốt khi được trải nghiệm thực tế. Do đó, không có công thức chung cho việc học của con. Cha mẹ nên nhìn nhận điểm khác biệt, điểm mạnh-yếu của con mình để có phương pháp dạy con phù hợp tính cách và sở thích của trẻ.
Lợi ích của việc học tập chỉ phát huy khi cha mẹ và chính trẻ xem trọng kiến thức thực tế, nâng cao khả năng của trẻ chứ không phải học vì thành tích. Tránh ép buộc trẻ học quá chuyên sâu vào những môn trẻ không thấy được ý nghĩa, hứng thú và khả năng của mình. Tránh làm trẻ chán học vì phải học theo cách của người khá,…
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!