của bé
Chia sẻ là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng của trẻ, nó sẽ giúp bé dễ kết bạn, hòa nhập với bạn bè khi đi học. Nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng biết chia sẻ những gì mình có với người khác. Cho nên cha mẹ cần dạy cho trẻ biết cách sẻ chia ngay khi còn nhỏ.
Dạy con ngoan hiểu được chia sẻ là một niềm vui
Bạn nên khen và nựng con mình khi bé cho bạn chơi chung hay mượn đồ chơi. “Con mẹ ngoan nhất”, “Mẹ rất vui khi thấy con cho bạn mượn đồ chơi của mình”, “Con làm rất đúng”.
Dạy cho bé những trò chơi mang tính cộng đồng mà những người chơi phải cùng nhau làm việc, chẳng hạn như xếp hình, giải câu đố, nắm tay xếp vòng tròn,… Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ ăn với bạn khác. Hay có thể thì chụp hình lại những lúc bé chơi cùng với các bạn khác và sau đó hỏi lại để trẻ nhớ.
Nếu ở nhà thì nên cho bé tham gia vào những việc làm đơn giản để phụ giúp ông bà, cha mẹ trồng cây, lau bàn ghế, bỏ quần áo vào tủ khi mẹ đã xếp xong,…
Đừng phạt khi trẻ tỏ ra ích kỷ
Nếu bạn đánh hay mắng trẻ là “đứa bé ích kỷ” trong khi trẻ chưa biết thế nào là chia sẻ hay ích kỷ. Hay bạn bắt trẻ phải đưa đồ chơi của mình cho bé khác thì thật sai lầm. Như vậy con bạn sẽ càng ghét đứa bé kia hơn, vô tình chúng ta đã tạo cho bé sự oán hận chứ không phải sự sẻ chia.
Trấn an trẻ
Bạn nên giải thích cho bé biết là người khác mượn đồ rồi sẽ trả lại, và sẽ không làm hư hại đồ của bé. Bởi các bé thường hay sợ mất đồ nên không thích cho người khác mượn.
Giải thích cho trẻ hiểu thế nào là luân phiên – lần lượt
Điều này rất cần cho trẻ dù ở trường hay ở nhà. Chẳng hạn như ở trường nên chỉ cho bé cách xếp hàng hay nhận quà của cô giáo, khi nào đến lượt mình thì mới nhận, không nên chen lấn hay giành đồ của bạn.
Còn ở nhà thì có thể tập cho bé trò chơi chồng các hình khối lên nhau, mẹ chồng một khối rồi mới đến lượt của bé, cứ thế mà thay phiên nhau. Hoặc bạn có thể bày tỏ sự âu yếm bằng cách mẹ thơm má bé một cái và yêu cầu bé thơm lại.

Muốn dạy con ngoan biết chia sẻ, ba mẹ cần tập thói quen cho bé từ sớm
Giải thích cho trẻ hiểu cảm giác bị từ chối
Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu khi trẻ bị bạn từ chối không cho chơi cùng. Ví dụ như bạn có thể hỏi trẻ “Bạn Minh không cho con mượn xe, con có buồn không?”, “Dạ có”, “Vậy nếu đổi lại con cũng không cho bạn Minh mượn xe thì bạn Minh có buồn không?”, “Dạ có”, “Nếu con cho bạn Minh mượn đồ chơi thì lần sau Minh cũng sẽ cho con mượn lại đồ chơi của bạn ấy.” Từ đó khi trẻ hiểu được cảm giác bị từ chối trẻ sẽ thông cảm với bạn hơn, dễ dàng chơi chung cùng bạn bè một cách thân ái, hoà đồng.
Tôn trọng đồ của bé
Một số trẻ khi thấy bạn cầm đồ chơi, cuốn sách hay mặc đồ của mình thì sẽ vứt bỏ những đồ đó dù cho là đồ mới dùng. Vì thế bạn nên hỏi ý của bé trước khi mượn bất kỳ đồ đạc gì của bé, cho dù đó có thể chỉ là cây bút chì và cho trẻ quyền quyết định cho mượn hay không.
Đồng thời bạn cũng nên dạy cho trẻ cần nên xin phép khi muốn mượn đồ chơi. Và khi được sự đồng ý của bạn thì mới được lấy món đó, chứ không tự tiện mà lấy dùng. Và sau mỗi lần mượn thì phải nhớ cảm ơn. Và bạn cũng đảm bảo rằng anh chị em hay người trong nhà cũng tôn trọng những đồ dùng của trẻ, bằng cách yêu cầu họ khi mượn thì phải biết giữ gìn cẩn thận.
Khuyến khích trẻ trao đổi đồ chơi
Khi trao đổi đồ chơi bé sẽ được chơi nhiều trò hơn, thích thú hơn và lần sau bé sẽ tự giác lại đổi đồ chơi với bạn mà không sợ mình không có đồ để chơi. Hãy bảo đảm với trẻ rằng cho bạn chơi chung không có nghĩa là tặng đồ chơi đó cho bạn, và nếu trẻ cho các bạn chơi chung đồ chơi thì các bạn cũng chia sẻ lại đồ chơi cho nó. Bạn cũng có thể khuyên trẻ hướng dẫn cách sử dụng đồ chơi với bạn, trẻ sẽ rất thích.
Khuyến khích trẻ quan tâm tới bạn bè
Khi trẻ đi học về thì bạn có thể hỏi trẻ những việc ở lớp, tập cho trẻ sự quan tâm “Khi thấy bạn khóc con không nên cười bạn mà con nên hỏi tại sao bạn khóc, và nói với bạn là đừng buồn nữa, con có đồ chơi rất hay và rủ bạn cùng chơi chung”.
Biểu dương khi trẻ biết chia sẻ
Ngoài việc ôm hôn hay khen bé, trong bữa cơm bạn có thể tuyên dương việc tốt của bé trước mọi người, hay dẫn bé đi chơi và có thể cho bé chọn một món bất kì khi ăn ở ngoài. Bé sẽ biết đó là những việc mình làm là đúng và người lớn rất thích. Từ đó bé sẽ muốn làm nhiều hơn nữa.
Người lớn nên làm gương cho trẻ
Không có bài học nào tốt hơn bài học từ tấm gương cha mẹ và những người xung quanh, đó những bài học mà bản thân trẻ tự quan sát thấy. Khi bạn nấu một món ăn thì bạn nên kêu bé mang sang biếu cho ai đó, hay những đồ chơi mà bé không dùng nữa thì đem cho bạn.
Hãy chỉ cho bé cách chia sẻ cho dù đó là món đồ nhỏ nhất: cây kem, cây bút chì màu hay tờ giấy. Sử dụng từ chia sẻ để diễn tả điều bạn đang làm. Hãy để cho trẻ thấy cha mẹ biết chia sẻ, yêu thương người khác như thế nào để trẻ hình thành ý thức trong đầu khi còn nhỏ.
Anh Thi
-
Kỹ năng sống cho trẻ: Dạy con ngoan biết chia sẻĐể con cái không có tính ích kỉ thì đầu tiên bố mẹ phải luôn là những tấm cho con cái, mở lòng mình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người để con cái có thể thấy được và noi theo những hành động của bố mẹ.
-
Cách dạy con: Tổng hợp những bí quyết dạy con từ Đông sang TâyỞ phương Tây, ít xuất hiện cảnh đòn roi trong cách dạy con của các bố mẹ. Thế nhưng các bé lại rất ngoan, rèn được tính kỷ luật và không mè nheo, hờn dỗi như các bé châu Á.
-
Kỹ năng sống cho trẻ: Dạy con "chọn bạn mà chơi"Nếu như những năm đầu đời, bạn luôn yên tâm khi là người bên cạnh chăm sóc bé thì vào những năm sau, khi bé lớn hơn và bắt đầu kết bạn thì không ít các bậc phụ huynh bắt đầu lo lắng vì dù sao bạn...
-
Dạy con biết yêu thương em và những thành viên khác trong gia đìnhCha mẹ hãy giúp con giải toả những nỗi bức xúc trong lòng, giải thích cho bé hiểu vì sao không nên hành động như thế. Khi rơi vào tâm trạng này, bé rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ để có thể kiểm...
-
Tâm lý trẻ nhỏ: Chiến thắng sự sợ hãiÔm bé vào lòng và trấn an bé là điều đầu tiên mẹ nên làm khi bé sợ hãi, sau đó mẹ có thể áp dụng những gợi ý bên dưới để giúp bé vượt qua sự sợ hãi.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Phạm Ngọc Ánh
bé nhà mình đã biết san sẻ đồ chơi, biết xếp hàng chờ đợi...
Phạm Ngọc Ánh
Bài chia sẻ của Ad thật hữu ích, sự ích kỷ luôn tồn tại ngay quanh mình
ME CUA BAO ANH
làm sao cho bé hiểu luân phiên lần lượt đến lượt mình nè
Ngoc Xuyen Tran
Bài viết hay và hữu ích vô cùng MB ơi!
vuong thi thanh tam
Đúng là còn fai học rất nhiu