của bé
Trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) đòi hỏi quá trình nuôi dạy khó khăn và phức tạp. Con cần phương pháp giáo dục đặc biệt và đòi hỏi cha mẹ phải hết sức nhẫn nại.
Nội dung bài viết
Giáo dục trẻ bị tăng động là thách thức lớn cho cha mẹ và thầy cô. Bạn sẽ có nguy cơ bảo vệ cho hành vi của con, hoặc khó kềm chế việc trừng phạt con nặng nề. Phương pháp dạy trẻ tăng động đòi hỏi cân bằng cả hai yếu tố này. Đồng thời, cha mẹ nên trao đổi với giáo viên để cùng nhất quán cách dạy con.
Tăng động giảm chú ý là gì?
Trẻ tăng động thường bị hiểu lầm là trẻ hiếu động. Tuy nhiên, trẻ hiếu động là bình thường vì có mức độ. Ngược lại, trẻ tăng động là rối loạn tâm lý. Tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder – ADHD) cũng nghiêm trọng không kém gì chứng tự kỷ. Trẻ bị tăng động giảm chú ý hiếu động quá mức. Khả năng tập trung kém nên dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
Dấu hiệu trẻ tăng động
- Hiếu động quá mức, không thể ngồi yên lâu
- Hấp tấp, bốc đồng
- Khó tạo quan hệ lâu dài với bạn
- Khả năng tập trung bằng 0
Tập cho con quen nếp sinh hoạt
Tăng động là bệnh mất tập trung ở trẻ em. Con gặp khó khăn lớn trong việc lập kế hoạch, quản lý thời gian, tuân thủ thời khoá biểu đặt ra. Cha mẹ phải là người chủ động lập kế hoạch và thời khoá biểu, đôn đốc trẻ thực hiện. Tổ chức cuộc sống hàng ngày của gia đình chặt chẽ, phân cho con nhiệm vụ dọn dẹp phòng ngủ, dẹp góc học tập… Điều này giúp con xây dựng dần thói quen tốt. Có sự hướng dẫn, con có thể khắc phục tình trạng hỗn loạn và thiếu tổ chức.
Cha mẹ nên lập thời khoá biểu cụ thể: Sáng dậy lúc mấy giờ, đi học mấy giờ về nhà, thời gian làm bài tập, giờ đi ngủ. Giờ vui chơi, giờ xem phim của con là khi nào.
Đưa yêu cầu dễ hiểu
Để con hiểu và làm theo, cha mẹ phải biết cách truyền đạt. Trẻ mắc ADHD (tăng động) khó hiểu nếu người lớn chỉ nói chung chung. Con khó xác định địa điểm, cách thức thực hiện, ý muốn của cha mẹ. Nên nếu muốn con làm điều gì, bạn phải cụ thể như: Gấp quần áo và dẹp vào ngăn tủ, Tắt tivi và ngồi vào bàn học, Dọn đồ chơi vào thùng… Chứ nếu chỉ nói “Con lên dọn phòng đi”, con không biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu.
Muốn nhắc nhở con việc gì, bạn có thể dùng miếng dán màu, hoặc những loại kẹp giấy hình ảnh bắt mắt đính vào tủ lạnh, hoặc bàn học của con. Màu sắc đẹp giúp trẻ chú ý hơn. Giải thích và hướng dẫn trẻ làm theo.
Chia nhỏ các nhiệm vụ
Trẻ bị tăng động giảm chú ý là do não trẻ xử lý chậm thông tin, dẫn đến quá tải nhận thức. Trẻ mắc chứng này cần được cha mẹ giúp đỡ phân chia nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ. Phân việc cụ thể giúp con thực hiện lần lượt dễ hơn.
Đơn cử, trong việc xếp đồ, đầu tiên mẹ nên nhờ trẻ lựa ra các loại quần dài xếp trước, rồi tới các loại quần ngắn. Sau đó, xếp tiếp áo sơ mi, áo thun của trẻ và cho vào tủ. Với quần áo lót, tất lót cũng đưa ra yêu cầu trẻ lọc ra và sắp xếp lại. Có như vậy con mới hiểu, chứ nếu chỉ đơn giản là ra lệnh “Xếp đồ đi”, con sẽ tạo ra mớ hỗn độn.
Khen thưởng tích cực
Trẻ mắc ADHD khó làm việc gì độc lập mà trôi chảy, do đó cần có sự góp sức của cha mẹ. Bạn nên phản hồi tích cực, khuyến khích trẻ tiếp tục thử sức. Để khuyến khích con, bạn có thể tặng cho trẻ những món quà nho nhỏ mỗi khi con hoàn thành công việc. Dần dần, không cần tặng quà nữa nhưng cần thường xuyên khen ngợi, duy trì sự động viên thường xuyên.
Được khen thưởng thường xuyên, trẻ càng tự tin và tìm thấy khả năng thành công của bản thân hơn. Điều này rất quan trọng cho tương lai của trẻ.
Nhất quán khi kỷ luật trẻ
Bạn nên chắc chắn rằng luôn có hậu quả dành cho con nếu có các hành vi sai trái. Kỷ luật ngay tức thời khi trẻ phạm tội, có tác dụng răn đe nhưng không phải là đòn roi. Ví dụ như đưa con đi siêu thị, con nghịch ngợm chạy giỡn và làm đổ đồ đạc, ngay lập tức cho con về nhà và cấm đi siêu thị suốt tuần đó. Con đang ăn cơm mà nghịch phá, cắt ngay phần tráng miệng và nói rõ với con lý do.
Trẻ bị tăng động chỉ hiểu và nhớ ngay lúc ấy. Trừng phạt ngay tức thời giúp con nhận thức rằng bản thân gây lỗi.
Khi đã bảo phạt, bạn phải phạt chứ không thể mềm lòng. Tránh những hành động tùy tiện, nhất là khi bạn tức giận hay buồn phiền. Trẻ sẽ chỉ học được cách cư xử đúng theo thời gian với sự duy trì và củng cố. Đưa ra quá nhiều cảnh báo hay những lời đe dọa vô nghĩa mà không thực hiện nghiêm, trẻ sẽ khinh lờn.
Mỗi hình phạt cho sai phạm cần có mức độ, lần 1 phạt ít, lần 2 phạt nhiều hơn. Mức độ cứ thế gia tăng. Cả bố và mẹ đều cần phải nhất quán trong kế hoạch kỷ luật. Để có thể thay đổi thái độ hành vi, trẻ cần nhìn thấy cùng một thái độ từ phía bố mẹ.
Trẻ bị tăng động rất khó kiểm soát bản thân nên quá trình nuôi dạy con đòi hỏi sự kiên nhẫn lớn. Dù thiết lập nhiều kỷ luật để tốt cho trẻ, bạn phải luôn thể hiện cho con thấy rằng cha mẹ yêu thương con rất nhiều. Nhưng nếu con phạm lỗi, con sẽ nhận hậu quả tương ứng.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!