của bé
Nội dung bài viết
Cách chữa rạn da ở tuổi dậy thì là từ khóa giúp con trẻ nhẹ nhàng vượt qua những lo lắng khi cơ thể có các thay đổi liên quan đến tuổi mới lớn. Bạn hãy cập nhật ngay bài viết này và chia sẻ cùng con yêu nhé!
Tình trạng rạn da ở tuổi dậy thì khá phổ biến. Chúng thường xuất hiện khi trẻ tăng cân hoặc tăng trưởng nhanh khiến da bị căng quá mức. Tuy không gây ra đau đớn nhưng việc rạn da khiến con trẻ bận tâm, có khi còn mất tự tin.
Để thong thả cùng con đối diện với tình trạng này, mời bạn cập nhật ngay thông tin dưới đây nhé!
Tình trạng rạn da thường xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể?
Các vết rạn da thường xuất hiện ở bụng, hông, đùi, chân và ngực. Tuy nhiên, rạn da cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào có da quá căng. Nếu bị căng quá mức, da có thể xuất hiện sẹo bầm màu tím hoặc đỏ do thay đổi các mô liên kết và các sợi collagen dưới da.
Dấu hiệu và triệu chứng của vết rạn da
Sự xuất hiện các vết rạn da có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân, thời gian, vị trí và loại da. Thông thường, nếu thấy các biến thể dưới đây xuất hiện, bạn có thể coi đó là dấu hiệu và triệu chứng của rạn da:
- Các vết lõm (đường mảnh ngoằn ngoèo)
- Các đường nứt trên da
- Các vệt sáng hoặc vệt mờ
- Các vệt màu hồng, đỏ hoặc tím
- Các vệt đen hoặc xanh
Theo thời gian, các vệt màu tối hơn có thể mờ dần và chuyển sang màu nhạt hơn.
Nguyên nhân gây rạn da ở tuổi dậy thì
Bất kỳ yếu tố hoặc điều kiện gây ra tình trạng căng da quá mức đều có thể dẫn đến rạn da. Ở lứa tuổi dậy thì, sự tăng cân, tăng trưởng cơ bắp nhanh chóng có thể là nguyên nhân gây ra rạn da.
Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của các vết rạn này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại da, yếu tố di truyền, độ đàn hồi của da và nồng độ cortisol. Cortisol là một loại hormone được sản xuất ở tuyến thượng thận và làm tăng tính đàn hồi của các sợi da.
Chẩn đoán vết rạn da
Để hiểu rõ tình trạng vết rạn da ở tuổi dậy thì, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp soi da. Ngoài ra, nhằm xác định nồng độ cortisol phục vụ cho điều trị, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu và nước tiểu hoặc xét nghiệm ức chế dexamethasone sau khi uống thuốc steroid (dexamethasone).
Cách chữa rạn da ở tuổi dậy thì
Nếu tìm ra nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng rạn da cho con trẻ, bác sĩ có thể bắt đầu điều trị, chẳng hạn như:
Nếu các vết rạn là do béo phì hoặc thừa cân, bác sĩ sẽ khuyên con trẻ nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để tìm lời khuyên về một chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh. Các vết rạn da sẽ mờ dần theo thời gian, vô hại và không cần điều trị y tế.
Trong điều trị rạn da ở tuổi dậy thì, các phương pháp dưới đây có thể loại bỏ một phần những vết rạn da mà thôi chứ chưa có cách nào được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc loại bỏ hết các vết rạn. Cách tốt nhất là điều trị nguyên nhân và duy trì cân nặng khỏe mạnh để những dấu hiệu rạn da có thể ngừng xuất hiện và những vết đã có trước đó sẽ biến mất theo thời gian.
Dưới đây là những phương pháp để cải thiện phần nào tình trạng các vết rạn da. Bạn và con trẻ có thể tham khảo:
- Kem retinoid, kem dưỡng da hoặc gel: Đây là các dẫn xuất của vitamin A. Tretinoin là một trong những loại kem retinoid có sẵn như Retin-A, Renova hoặc Avita. Kem trị rạn da giúp xây dựng lại các sợi collagen của da và làm cho chúng trông giống như da bình thường. Một số loại có thể gây kích ứng nên bạn cần tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế khi sử dụng.
- Liệu pháp laser và ánh sáng: Những liệu pháp này kích thích sản xuất collagen và elastin của da.
- Các máy tần số vô tuyến hay sóng siêu âm: Đây là liệu trình chuyên biệt điều trị với các thiết bị tần số vô tuyến hay sóng siêu âm để thúc đẩy tăng trưởng collagen do da. Nhờ đó điều trị và hạn chế các vết rạn da.
Để các loại kem, gel loại bỏ vết rạn da có kết quả tốt hơn, trẻ cần thoa kem khi vết rạn còn mới vì vết rạn cũ rất khó để loại bỏ. Khi thoa kem, hãy massage nhẹ nhàng trên vùng rạn để tăng cường hiệu quả. Thời gian áp dụng phải từ vài tuần đến vài tháng mới có kết quả.
Các biện pháp tự nhiên chẳng hạn như massage với dầu hạnh nhân, dầu ô liu, vitamin E và bơ ca cao không được chứng minh là có hiệu quả cao.
Riêng với độ tuổi này, cách chữa rạn da ở tuổi dậy thì bằng phẫu thuật vi phẫu và laser là không nên. Các vết rạn da này xuất hiện vì trẻ đang ở độ tuổi phát triển mà thôi.

Con gái bước vào tuổi dậy thì, mẹ cần làm gì? Chuẩn bị kiến thức cho con gái đón nhận tuổi dậy thì, mẹ sẽ tạo nền tảng tốt cho sức khỏe và tinh thần của con sau này.
Cách tốt nhất để giảm sự xuất triển các vết rạn da ở tuổi thiếu niên là trẻ nên duy trì cân nặng khỏe mạnh. Cha mẹ cần thảo luận với con về nhu cầu, chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ tập thể dục để tránh tăng cân quá mức. Không có loại thuốc nào để ngăn ngừa chứng rạn da ở tuổi dậy thì. Tuy vậy, hầu hết các vết rạn mờ dần theo thời gian nên bạn hãy động viên trẻ đừng quá căng thẳng.
Uyên Hồ
-
7 chiêu làm bạn với con trên mạng xã hộiMẹ hồi hộp gửi lời mời kết bạn cho con trên mạng xã hội, vui mừng vì được chấp nhận, nhưng mẹ không muốn bị con yêu chặn hay liệt vào danh sách “đen”. Muốn như vậy, mẹ phải làm đúng 8 điều sau.
-
Ăn gì để tăng chiều cao cho trẻ ở tuổi tiền dậy thìLựa chọn thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Vậy ăn gì để tăng chiều cao cho trẻ tiền dậy thì? Các món ăn sau đây được đánh giá là có tác dụng thúc đẩy chiều cao.
-
Con gái dậy thì, bạn cần làm gì?Dậy thì và kinh nguyệt là một sự kiện quan trọng đối với trẻ vì nó đánh dấu một bước thay đổi lớn trong cơ thể. Trẻ sẽ ít nhiều bỡ ngỡ, khó xử với lần hành kinh đầu tiên của mình.
-
Dậy thì sớm: Làm sao để nhận biết?Dậy thì sớm làm cho cơ thể bé có sự khác biệt lớn với trẻ đồng trang lứa, từ đó ảnh tâm lý bé. Bên cạnh đó, các bé còn bị hạn chế về chiều cao do tác động của hiện tượng này
-
Con gái tuổi dậy thì: Những sai lầm của cha mẹ trong cách dạy conCon gái tuổi dậy thì đến lúc dậy thì phát triển nhanh hơn con trai về thể chất lẫn tâm sinh lý. Càng gần đến mốc dậy thì, con càng có biểu hiện nổi loạn và khó dạy bảo nếu cha mẹ mắc những sai lầm...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
cần kiểm soát cân nặng của bé vì khi bé quá mập sẽ dẫn đến da cũng bị dạn