của bé
Thống kê cho thấy, có đến 90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị nghiện hút thuốc lá và trên 40 tuổi. Bệnh âm thầm tiến triển trong nhiều năm dài và cuối cùng gây tử vong. Vì thế, bệnh rất hiếm xảy ra ở trẻ em.
Nội dung bài viết
Tuy nhiên, hiếm gặp không có nghĩa là không xảy ra. Theo thông tin từ Hội Hô hấp TP.HCM, họ đã ghi nhận 1 trường hợp khí phế thũng ở một bé trai 14 tuổi có triệu chứng dãn phế quản nhập viện vì khó thở nặng do hậu quả từ cơn phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Cũng theo thống kê của hội cho thấy, có khoảng 29% trường hợp chẩn đoán COPD có triệu chứng giãn phế quản.
COPD là bệnh gì?
COPD là tình trạng phổi bị giới hạn thông khí không thể phục hồi, gây nên sự tắc nghẽn lưu thông khí và gia tăng lượng khí cặn trong phổi, khiến người bệnh khó thở.

Bệnh rất hiếm xảy ra ở trẻ nhỏ
Là một trong những bệnh có khả năng gây tàn phế và tử vong cao, COPD làm giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh.
Tuy vậy, bệnh thường gặp ở những người trưởng thành, trên 50 tuổi và hút nhiều thuốc lá. Phần lớn, người bệnh thường chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tình trạng tắc nghẽn đã nặng và khả năng phục hồi kém.
COPD cũng được liệt vào nhóm bệnh có tính di truyền gây khởi phát sớm trình trạng khí phế thũng là xơ hóa nang. Đây là bệnh thường gặp ở người da trắng, rất hiếm ở châu Á, Việt nam.
Trẻ nào có nguy cơ bị tắc nghẽn phổi mãn tính?
Đối với bệnh phổi tắc nghẽn, trẻ em là đối tượng rất hiếm gặp nhưng đã gặp thì sẽ rất khó chữa khỏi. Y học vẫn ghi nhận một số trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh lý này khi tiền sử có các vấn đề sau:
- Trẻ có tổn thương đường hô hấp sớm và tái phát nhiều lần
- Khí phế thủng theo các tiêu chuẩn chẩn đoán ATS
- Trẻ có sức đề kháng kém
- Có người thân trong gia đình bị mắc phổi tắc nghẽn mạn tính
Triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính
Khi mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, trẻ sẽ xuất hiện cũng lúc rất nhiều triệu chứng, bao gồm:
- Ho ra đàm, khó thở, mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt…
- Ngón tay, chân dùi trống
- Môi, móng tay tím tái
- Lồng ngực căng phồng, hình thùng như đang hít sâu
- Nghe phổi có ran rít, ran ngáy, phế âm giảm
- Hình ảnh chụp x-quang cho thấy, các khoảng liên sườn giãn rộng, vòm hoành dẹt, tăng sáng ứ khí phần nhu mô phổi, giãn phế quản, tắc đàm và có nhiều túi khí dịch nhỏ
- Phổi có những tổn thương phế quản, phế viêm, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp
Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn
Để việc điều trị tắc nghẽn phổi mãn tính cho kết quả khả quan, vấn đề then chốt là phải chẩn đoán một cách chính xác, tránh nhầm lẫn với hen phế quản, viêm phế quản mạn, suy tim, ung thư phổi…
Khi đã được chẩn đoán, xác định và phân loại bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bác sĩ sẽ kê toa, chỉ định các loại thuốc để điều trị như kháng sinh, chống viêm, giãn phế quản…
Điều cha mẹ cần đặc biệt chú ý, trong quá trình điều trị nên có sự phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để có biện pháp điều trị phối hợp hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng thuốc. Không chỉ tuân thủ chỉ định dùng thuốc, bạn cũng cần nắm rõ và áp dụng đúng kỹ thuật hít thuốc để đảm bảo hiệu quả tối ưu khi dùng thuốc dạng xịt khi con trẻ không may bị mắc bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng cần được biết về các dấu hiệu khi bệnh của trẻ trở nặng, loại thuốc cần phải sử dụng trong thời điểm đó và các bước xử trí tạm thời trước khi trẻ được đưa đến bệnh viện.

Bệnh có tính di truyền
Đặc biệt, để làm chậm quá trình tổn thương phổi do bệnh tiến triển, trẻ mắc bệnh cần được đáp ứng những yếu tố sau:
- Chế độ sinh hoạt điều độ
- Dinh dưỡng hợp lý
- Vận động phù hợp
- Môi trường sống trong lành, sạch, thoáng, tránh xa khói thuốc lá và các loại khí khó thở
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?
Các chuyên gia y tế khẳng định, COPD là một bệnh lý mạn tính do tắc nghẽn thông khí tiến triển mà không hồi phục hoàn toàn. Do đó, việc điều trị có đạt được hiệu quả tối ưu thì bệnh cũng không khỏi hẳn. Tình trạng bệnh lý chỉ có thể cải thiện trong một giới hạn nhất định mà không hết hẳn.
Cũng vì lý do này mà trẻ mắc bệnh phổi tắc nghẽn được khuyên phải học cách sống chung hòa bình với COPD để chất lượng cuộc sống tốt hơn, hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như những đợt điều trị cấp không nên để xảy ra.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề trong khi thói quen hút thuốc lá không có dấu hiệu giảm bớt là nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngày một tăng cao. Tuy là đối tượng có rất ít nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này nhưng trẻ em vẫn cần tránh xa khói thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!