của bé
Bệnh còi xương là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thiếu ánh sáng mặt trời, hoặc do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi.
Nội dung bài viết
Bệnh còi xương là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ. Bệnh thường song hành với bệnh suy dinh dưỡng, nhưng đây lại là hai bệnh khác nhau.
Bệnh còi xương là gì?
Bệnh còi xương còn gọi là bệnh loãng xương ở trẻ em, chỉ tình trạng cơ thể không cung cấp đủ canxi và các dưỡng chất cần thiết cho phát triển xương, dẫn đến tình trạng xương bị xốp, mềm, dễ gãy. Bệnh gặp ở trẻ em đang trong giai đoạn có sự phát triển mạnh của hệ xương.
Còi xương có thể gặp ở những trẻ có chiều cao và cân nặng phát triển bình thường, thậm chí gặp ở cả những trẻ béo phì.
Nguyên nhân gây bệnh còi xương
Suy dinh dưỡng do thiếu chất dinh dưỡng nói chung, làm trẻ chậm phát triển về chiều cao và cân nặng. Trong khi bệnh còi xương chủ yếu là do thiếu canxi mà cụ thể là thiếu các vitamin chuyển hóa canxi như vitamin D3, vitamin K2 (MK7), làm cho xương không được cấp đủ canxi, dẫn đến mềm xương, chậm phát triển xương.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh còi xương ở trẻ như:
Thiếu ánh nắng mặt trời do trẻ sinh vào mùa Đông, do thói quen kiêng cữ, mặc quá nhiều quần áo, sống ở vùng cao có nhiều mây mù.
Chế độ ăn không phù hợp như: sữa mẹ không đủ, chế độ ăn dặm thiếu chất, trẻ bị tiêu chảy, táo bón, viêm đường hô hấp… làm giảm hấp thu vitamin D. Hay chế độ ăn thiếu canxi, phospho, thiếu các vitamin và khoáng chất, hoặc mắc hội chứng kém hấp thu, làm giảm hấp thu vitamin D3.
Trẻ đẻ non, sinh đôi, sinh ba, thậm chí là trẻ thừa cân… cũng là yếu tố nguy cơ cho chứng bệnh này bị còi xương. Không chỉ vậy, những trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng bào thai, hoặc sinh ra từ những bà mẹ không được ăn uống đầy đủ khi mang thai cũng dễ bị bệnh còi xương.
Làm sao để biết trẻ mắc bệnh?
Do mềm xương lại phải gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể, nên chân trẻ còi xương sẽ bị cong như hình chữ “O”, cột sống cong, gù vẹo. Các biểu hiện cụ thể như sau:
Biểu hiện toàn thân
Các dấu hiệu xuất hiện sớm mà bạn có thể nhận ra như trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra mồ hôi trộm, rụng tóc ở gáy…
Biểu hiện tại xương
Nếu phát hiện thấy xương sọ mềm, ấn lõm, thóp rộng, bờ thóp mềm, chậm liền thóp hay trẻ mọc răng chậm, bất quy tắc, bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ và được điều trị kịp thời. Đây là những biểu hiện của bệnh đang tiển triển cấp. Nếu được chữa trị trong giai đoạn này sẽ mang lại kết quả tốt và không để lại di chứng nặng nề cho trẻ.
Nhưng nếu để đến khi trẻ bị rơi vào giai đoạn muộn, biến dạng xương thì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn cho sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ gái còn gây nên những khó khăn đáng kể trong sinh đẻ do sự biến dạng của khung chậu.

Con gái yêu!!! Mình là Khánh Băng, ở nhà bố mẹ gọi mình là \\\"Ti Na\\\" Mình có sở thích là xem ti vi và thích được chở đi dạo phố,mình rất hay cười, ai cũng khen mình có nụ cười trông rất xinh.
Các biểu hiện tại cơ quan khác
Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện ở các cơ quan khác như: Trương lực cơ giảm, gây bụng ỏng, chậm biết ngổi, chấm biết đứng, đi. Hay ảnh hưởng đến hệ tạo máu biểu hiện ở triệu chứng thiếu máu nhược sắc, da xanh, niêm mạc nhợt, hổng cầu to, gan lách to.
Làm thế nào để chữa bệnh còi xương?
Vitamin D và MK7 là bộ đôi giúp phát triển xương toàn diện. Do đó, bạn cần bổ sung cho trẻ 2 dưỡng chất này để điều trị bệnh:
Vitamin D có rất nhiều trong ánh nắng. Đó là lý do bạn nên cho con tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, lúc ánh nắng yếu (tốt nhất nên trước 9h sáng). Khi tắm phải bỏ hết quần áo cho ánh nắng chiếu trực tiếp lên da trẻ. Ở những nơi không có ánh nắng, bạn có thể cải thiện bằng cách cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý trị liệu.
Ngoài ra, bạn còn có thể cho trẻ uống vitamin D 4.000 IU/ngày trong 4-8 tuần. Trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000-10.000 UI/ngày trong 1 tháng. Cho trẻ uống các sản phẩm có chứa canxi, vitamin D3 và MK7… để cung cấp đầy đủ vitamin và các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng phát triển xương.
Nguồn cung cấp canxi cho cơ thể chủ yếu từ thức ăn, nước uống sữa mẹ, các loại sữa bột… Do đó, bạn cần cho trẻ bú mẹ tối thiểu 6 tháng đầu đời, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Trong chế biến thức ăn cần thêm dầu vào (vì vitamin D là loại tan trong dầu, nên khi có dầu sẽ dễ hấp thu hơn).
Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ
- Dự phòng còi xương ở trẻ em cần thực hiện ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ bằng một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho cả bạn và con. Ngoài ra, bạn cần uống thêm vitamin D và canxi với liều 800 – 1.000 IU vitamin D và 1.200mg canxi mỗi ngày.
- Không chỉ vậy, người mẹ còn cần vận động phù hợp, tránh tiếp xúc với tác nhân độc hại, làm việc nặng nhọc có thể gây sinh non.
- Khi sinh, nên để trẻ ở phòng thoáng mát về mùa Hè, ấm về mùa Đông, phòng có đầy đủ ánh sáng.
- Khi trẻ đầy tháng, thậm chí đủ 2 tuần, bạn nên cho trẻ “tắm” những tia nắng sáng, khoảng 15-20 phút/ngày (trước 9h sáng).
- Nên cho trẻ bú sứa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, dầu…
Bệnh còi xương có thể xuất hiện ở cả những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp cả ở những trẻ có cân nặng cao hơn trẻ cùng tuổi khác. Do vậy, bạncần nắm được nguyên nhân cũng như những biểu hiện của bệnh còi xương để kịp thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để trẻ có thể phát triển toàn diện và có dáng vóc chuẩn khi trưởng thành.

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai: Dấu hiệu bệnh mẹ chớ bỏ qua! Vùng kín có mùi hôi khi mang thai thường khiến mẹ bầu lo lắng, mất tự tin vì cảm giác khó chịu cùng những nguy cơ đối với thai nhi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục thế nào?
Đối với bé, đồ chơi là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá thế giới. Khi bé đã biết kiểm soát sự chuyển động của tay và chân, khả năng lắng nghe và quan sát, mẹ nên hỗ trợ bé phát triển bằng cách đầu tư vào những món đồ chơi cho trẻ sơ sinh thích hợp.
Đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé 1 tuổi
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu vừa đón...Trang On đưa tin vào ngày 15-2 vừa qua, diễn viên Trịnh Gia Dĩnh có con trai...
-
Phát hiện một ca sinh 7 hiếm gặp ở IraqTheo Healthmedicinet, đây là trường hợp sinh 7 đầu tiên của Iraq, vừa xảy ra...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
-
Đạo diễn Đức Thịnh đón vợ con xuất viện...Trong khi những lùm xùm xung quanh bộ phim "Trạng Quỳnh" chưa hạ nhiệt, hôm...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!