của bé
Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc, mẹ bắt đầu thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Bé lúc này đã nặng khoảng 900g, bé biết mở và nhắm mắt, ngủ và thức đều đặn, biết mút ngón tay.
Nội dung bài viết
- Mang thai 26 tuần là mấy tháng?
- Sự phát triển của thai 26 tuần
- 1. Thai 26 tuần nặng bao nhiêu gam?
- 2. Não phát triển
- 3. Giấc ngủ
- 4. Phổi hoạt động
- 5. Mạch máu và hệ tuần hoàn đã đủ chức năng
- 6. Dây rốn dày
- 5. Những chuyển động nhẹ
- Cơ thể của mẹ bầu ở tuần thứ 26
- 1. Đau lưng, chuột rút bắp chân
- 2. Rốn nhô ra
- 3. Mất ngủ
- Dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thứ 26
- Gợi ý cho tuần này
Thai nhi 26 tuần có những phát triển rõ rệt. Từ đó, cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi để thích ứng. Mời bạn xem đó là những thay đổi như thế nào nhé!
Mang thai 26 tuần là mấy tháng?
Nếu mang thai 26 tuần, bạn đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là bé chào đời. Tuy vậy, bạn hãy từ từ chăm sóc thai kỳ trong giai đoạn này thật tốt nhé!
Sự phát triển của thai 26 tuần
1. Thai 26 tuần nặng bao nhiêu gam?
Ở tuần thai thứ 26, cân nặng thai nhi 26 tuần khoảng 900g (bằng cỡ một cây xà lách búp Mỹ) và dài khoảng hơn 36cm nếu duỗi chân.
2. Não phát triển
Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thai nhi 26 tuần tuổi có nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực.
3. Giấc ngủ
Thai nhi 26 tuần đã ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay.

Hình ảnh sự phát triển của thai nhi tuần 26
4. Phổi hoạt động
Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành nhưng nếu bé được sinh ra ở tuần thai thứ 26, phổi vẫn có khả năng hoạt động với sự trợ giúp của y tế.
Ở phổi của thai nhi 26 tuần, các mạch máu cũng đang phát triển trong giai đoạn bà bầu 6 tháng này. Do chưa phát triển hoàn thiện nên những bé sinh non ở tuần thai này thường mắc phải các vấn đề hô hấp.
Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này, mẹ sẽ thấy giống như bé bị nấc cụt. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút và không hại gì cho bé nên mẹ chỉ cần thư giãn và tận hưởng cảm giác nhột nhột này.
5. Mạch máu và hệ tuần hoàn đã đủ chức năng
Tim của thai nhi 26 tuần đã bơm máu, mạch máu đã phát triển và thực hiện vai trò của mình.
6. Dây rốn dày
Dây rốn dày và khỏe hơn để cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Nhau thai và dây rốn sẽ khỏe mạnh khi mẹ bổ sung đầy đủ chất sắt. Nguồn dinh dưỡng này có trong nhiều rau xanh như rau chân vịt, bông cải xanh, dưa chuột, thịt nạc…
5. Những chuyển động nhẹ
Thai nhi tuần thứ 26 sẽ thực hành những chuyển động sau khi sinh, cụ thể như đạp vào bụng mẹ như một cách thức luyện tập kỹ năng… đi bộ.
Ở thời kỳ này, hệ thần kinh của bé phát triển hơn. Nhờ vậy, thai nhi thực hiện được nhiều chuyển động phối hợp, có những chuyển động mạnh hơn… và đôi khi còn gây đau đớn cho mẹ.
Để giảm đau trong những lần bị thai nhi 26 tuần “tấn công” như thế, bạn thử thay đổi tư thế hoặc thực hiện một số động tác duỗi tay hoặc chân.

To bằng một búp xà lách Mỹ, thai nhi 26 tuần tuổi có chiều dài khoảng 36 cm và nặng khoảng 900g
Cơ thể của mẹ bầu ở tuần thứ 26
Mẹ đang lo lắng không biết mình có đang tăng cân nhiều hay ít, theo bảng chuẩn cân nặng của bà bầu thì khi mang thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?
1. Đau lưng, chuột rút bắp chân
Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc. Và khi cơ thể đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân do tử cung của mẹ lớn và nặng thêm, gây áp lực lên các tĩnh mạch đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân.
Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.
2. Rốn nhô ra
Khi mang thai 26 tuần, bạn đã đi được 2/3 chặng đường của thai kỳ và tử cung của bạn cao hơn rốn khoảng 1 cm. Tử cung phình ra đủ để đẩy bụng của mẹ bầu về phía trước, làm cho rốn của bạn nhô ra. Tuy nhiên, nó sẽ trở lại vị trí ban đầu sau khi sinh.
3. Mất ngủ
Chứng ợ nóng và chuột rút ở chân, đi tiểu thường xuyên khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng với những bài tập an toàn dành cho bà bầu. Đồng thời, bạn cũng không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thứ 26
Lựa chọn cho mẹ khi muốn bổ sung vitamin C: Ngoài nước cam, mẹ bầu 26 tuần cũng có thể lựa chọn trái cây tươi hoặc các món salad rau củ. Ớt chuông cũng là một lựa chọn tốt vì chứa gần gấp đôi lượng vitamin C có trong cam.

Thai nhi 37 tuần và sự phát triển của thai nhi Thai 37 tuần nặng bao nhiêu? Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào? Thai nhi 37 tuần tuổi đã khá tròn trĩnh và biết nắm tay thật chặt. Mẹ có thể vẫn bị sưng nhẹ ở chân và mắt cá, tuy vậy nên đề phòng khi sưng đột ngột hoặc các triệu chứng của tiền sản giật như đau đầu, thay đổi thị lực, buồn nôn…
Gợi ý cho tuần này
- Nghĩ về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Nghe có vẻ xa vời vào lúc này nhưng cũng không là quá sớm để nghĩ đến chuyện kế hoạch hóa gia đình. Mẹ hãy cân nhắc về việc ngừa thai sau sinh trước khi bé chào đời. Một số biện pháp ngừa thai cần được bác sĩ tư vấn và yêu cầu ký giấy đồng ý trước khi thực hiện như thắt ống dẫn trứng. Vì vậy, nếu mẹ muốn lựa chọn thực hiện các biện pháp này ngay sau khi sinh trong thời gian ở bệnh viện, nên thảo luận với bác sĩ từ sớm.
- Đăng ký một lớp học cho con bú. Nếu đây là bé đầu lòng, mẹ hãy tham khảo bác sĩ, chuyên viên y tế, mẹ hoặc bạn bè để biết thêm thông tin hoặc tham dự các lớp hướng dẫn kỹ năng cho con bú nhé.
Thai nhi 26 tuần, đây cũng là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 hay còn gọi là mang thai tháng thứ 7 nên mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai cho mình từ những người đã có kinh nghiệm hoặc bác sĩ dinh dưỡng để khỏe mẹ an thai.
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Mua đồ sơ sinh gồm những gì? Mẹ đọc...Mua đồ sơ sinh gồm những gì? Mua bao nhiêu thì đủ? Mua sao để không bị thiếu...
-
Siêu âm con gái sinh con trai, tại sao...Một số mẹ buồn và hụt hẫng vì siêu âm con gái sinh con trai. Vì sao siêu âm...
-
Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Cách...Mẹ băn khoăn rằng thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Dấu hiệu nào nhận biết bé...
-
Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần...Sảy thai có thể xảy ra ở trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu phải rơi vào...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Lan Lan
Mình ở bên Nhật, đi khám thai tuần 26 thì thai được 1006g, bác sĩ cứ bảo thai to sợ sinh khó hoặc sinh sớm. Nhưng mình thấy ở Việt Nam theo bạn bè mình chia sẻ thì bác sĩ ko nói gì có vẻ như bình thường, và tất nhiên con to thì mẹ cũng an tâm hơn. Bên Nhật cứ phải đúng chuẩn trung bình thì mới gọi là an tâm hay sao ấy.
Ngọc bích
Mấy chị thấy bé ít cân ! E uống sữa tươi k đường nên bé lên kí đều đều ! Mấy chị cũn uống xem sao đi nè !!!! 26w 1kg
Xùa A\' Mấy
26w bé 1160gr . Hóng đc gặp con yêu quá
Nguyễn thị thuỳ nhung
Mình 25w2 e bé 850gr
Nguyễn Thanh Luân
em chưa đi siêu âm cho bé nhà em , không biết con được bn rồi nhỉ