Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo
Cập nhật Tuần trước

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?
Có nhiều quan niệm cho rằng, mẹ bầu không nên thăm người ốm vì có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Với những thai phụ có người thân bị bệnh ung thư thì có nên đi thăm không?

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không? Đây là thắc mắc của không ít thai phụ khi có người thân hoặc bạn bè chẳng may bị mắc bệnh K (viết tắt hoặc nói tắt về căn bệnh khó điều trị nhất hiện nay là ung thư). Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề về bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất thì có sao không trong phần dưới đây nhé.

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Bà bầu có thể đi thăm người bệnh ung thư. Vì bệnh tình của những bệnh nhân đang hóa trị hoặc sử dụng liệu pháp sinh học (một nhóm thuốc khác dùng để điều trị ung thư) không gây nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc bất kỳ ai khác.

Tuy nhiên, thuốc điều trị bệnh ung thư thường được bài tiết ra khỏi cơ thể bệnh nhân trong 48-72 giờ sau mỗi lần điều trị bởi dịch tiết cơ thể như mồ hôi, nước tiểu, phân, chất nôn, nước bọt, tinh dịch,… Do đó, tốt nhất bạn nên tránh tiếp xúc với những chất dịch cơ thể này trong khoảng 48-72 giờ sau khi bệnh nhân trị bệnh.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có thể bị ức chế dẫn đến nguy cơ dễ bị cảm lạnh và mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, nếu bạn đang bị cảm lạnh hoặc có vấn đề gì về sức khỏe thì không nên đi thăm người bệnh ung thư để tránh lây bệnh cho họ.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu có biết khi mang thai nên kiêng những gì?

Rủi ro khi tiếp xúc dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?
Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Sau khi tìm hiểu bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không; chúng ta cần phải biết thêm những rủi ro khi tiếp xúc với dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư. Hiện nay có một số nghiên cứu công bố về rủi ro khi những nhân viên y tế tiếp xúc lâu dài với hoá chất điều trị ung thư; nhưng lại rất ít thông tin nói về người chăm sóc bệnh nhân.

Nói chung, nếu bạn tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc thuốc điều trị ung thư trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề như phát ban; buồn nôn; nôn ói; chóng mặt; đau bụng; nhức đầu; loét cánh mũi và dị ứng.

Ngoài ra, khi bạn tiếp xúc lâu dài với mẫu dịch tiết cơ thể hoặc hóa chất trị bệnh có thể gây dị tật thai nhi bẩm sinh hay sảy thai; thậm chí có thể bị ung thư trong tương lai. Do đó, nếu bất đắc dĩ bạn phải tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc thuốc điều trị của bệnh nhân thì phải thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn nhé.

Bà bầu có kiêng đi thăm người ốm không?

Quan niệm bà bầu không nên đi thăm người ốm là một trong những điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai. Ông bà ngày xưa cho rằng, bà bầu nên đặc biệt kiêng không có đi thăm người ốm. Vì người bệnh vía nặng có thể khắc thai nhi dẫn đến sinh non, sảy thai. Nếu thai nhi qua khỏi thì sau khi sinh sẽ khó nuôi.

Theo quan niệm của Y học hiện đại, bà bầu cũng nên tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thuỷ đậu, rubella, bệnh ban đào, bệnh bạch cầu đơn nhân, viêm phế quản,… Nhất là, nếu bạn chẳng may mắc phải bệnh thuỷ đậu và rubella có thể dẫn đến nguy cơ bị dị tật thai nhi, mắc phải các biến chứng thai kỳ, thậm chí có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

Đối với người bệnh ung thư, bạn cũng cần chờ ít nhất 3-5 ngày rồi mới đi thăm người bệnh để tránh những rủi ro tiếp xúc dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn?

Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?

Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?
Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?

Bên cạnh vấn đề bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư; nếu bất đắc dĩ bạn phải tiếp xúc với bệnh nhân K thì cần lưu ý những điều sau:

  • Không tiếp xúc với bệnh nhân sau khi truyền hoá chất: Hoá chất khi điều trị bệnh ung thư sẽ được bệnh nhân thải ra khỏi cơ thể từ 48-72 giờ. Tốt nhất, bạn không nên thăm bệnh nhân sau 72 giờ truyền hoá chất.
  • Nếu sức khỏe không đảm bảo thì không nên đi thăm bệnh: Những bệnh nhân ung thư sau khi truyền hoá chất rất dễ bị nhiễm bệnh. Do đó, nếu bạn đang không khỏe và mắc một số bệnh truyền nhiễm từ nhẹ đến nặng thì không nên đi thăm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết cơ thể của bệnh nhân: Bạn có thể gặp phải các rủi ro nếu chẳng may tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết cơ thể của bệnh nhân trong thời gian dài. Nếu bạn phải tiếp xúc với các dịch tiết của bệnh nhân thì hãy đeo bao tay hoặc đồ bảo hộ vào.
  • Như vậy chúng ta đã biết, bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư hay không rồi. Bạn vẫn có thể thăm người bệnh ung thư nhưng nếu họ mới truyền hoá chất thì nên kiêng thăm ít nhất 72 giờ sau điều trị nhé.

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Pregnant Women Exposure to People Undergoing Cancer Therapy
    https://www.oncolink.org/frequently-asked-questions/cancer-treatments/pregnant-women-exposure-to-people-undergoing-cancer-therapy
    Truy cập ngày 21/03/2024

    2. Caregiver Exposure to Chemotherapy
    https://www.oncolink.org/frequently-asked-questions/coping-with-cancer-nutrition-survivorship/caregiver-exposure-to-chemotherapy
    Truy cập ngày 21/03/2024

    3. Chemotherapy
    https://www.cancervic.org.au/cancer-information/treatments/treatments-types/chemotherapy/safety-precautions.html#
    Truy cập ngày 21/03/2024

    4. Viral Infections During Pregnancy
    https://familydoctor.org/viral-infections-during-pregnancy/
    Truy cập ngày 21/03/2024

    5. 10 Simple Steps to Prevent Infections During Pregnancy
    https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/prenatal/Pages/Simple-Steps-to-Prevent-Infections-During-Pregnancy.aspx
    Truy cập ngày 21/03/2024

    6. The Grave Risks Associated with Secondhand Exposure to Chemotherapy Drugs Excreted by Cancer Patients in Their Sweat, Saliva, Urine and Feces.
    https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2020AGUFMGH018..04M/abstract
    Truy cập ngày 21/03/2024

    x