Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Cẩm Tú
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 29/01/2024

Bụng bầu ngồi có ngấn không? Bạn đang mang bầu hay chỉ đơn thuần là béo bụng?

Bụng bầu ngồi có ngấn không? Bạn đang mang bầu hay chỉ đơn thuần là béo bụng?
Không ít bạn thắc mắc “Bụng bầu ngồi có ngấn không" khi đang trong quá trình thụ thai. Liệu bạn đã mang thai hay chỉ đơn thuần là béo bụng?

Hãy cùng tìm hiểu bụng bầu ngồi có ngấn không, sự khác biệt giữa bụng bầu và bụng mỡ là gì để bạn biết nên làm gì tiếp theo cho mỗi trường hợp.

1. Bụng bầu ngồi có ngấn không?

Nhiều chị em thắc mắc rằng “Bụng bầu khi ngồi có ngấn không?”. Thực tế, việc xác định phụ nữ bụng bầu ngồi có ngấn không phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ; đồng thời, ngấn bụng cũng còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi sản phụ.

Có một số nguyên nhân chính dẫn đến việc bụng bầu bị ngấn khi ngồi của mẹ, cụ thể là:

  • Do áp lực cơ thể: Khi ngồi, trọng lượng cơ thể tác động trực tiếp lên vùng bụng bầu. Áp lực này khiến da và mô dưới da bị chèn ép, gây ngấn nổi lên.
  • Do thay đổi nội tiết tố: Trong thai kỳ, lượng hormone progesterone tăng cao khiến mô kết nối dưới da kém đàn hồi hơn. Từ đó dẫn đến việc bụng bị ngấn khi mẹ bầu ngồi lâu.

Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng, mỗi mẹ bầu có trải nghiệm khác nhau và cơ địa riêng biệt. Do đó, việc bụng bầu có ngấn hay không có thể sẽ có những câu trả lời khác nhau theo từng phụ nữ và từng giai đoạn thai kỳ.

1.1. Bụng bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất

Trong 3 tháng đầu thai kỳ (từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 12), bụng bầu thường chưa rõ ràng và không có ngấn lớn. Thời gian này, thai nhi còn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển ban đầu bên trong tử cung.

Bụng trong giai đoạn này có thể trông hoàn toàn bình thường hoặc hơi sưng lên một chút, tùy thuộc vào cơ trạng cá nhân.

Một số mẹ bầu có tình trạng chướng bụng có thể thấy bụng mình to lên khá nhiều so với tuần thai, nhưng thực tế là do hơi ruột làm cho bụng mẹ to lên như vậy, còn tử cung ở những tuần thai sớm còn rất bé mẹ nhé.

1.2. Bụng bầu trong tam cá nguyệt thứ hai

Ở giai đoạn giữa của thai kỳ (từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 27), kích thước bụng lớn dần và cứng hơn nên hiếm khi xảy ra tình trạng ngấn khi ngồi. Sản phụ cần chú ý dinh dưỡng hợp lý cho mẹ và bé.

1.3. Bụng bầu trong tam cá nguyệt thứ ba

Ở giai đoạn cuối thai kỳ(từ tuần thứ 28 trở đi), bụng bầu sẽ trở nên rất to và cồng kềnh. Trong giai đoạn này, bụng thường không còn có ngấn khi ngồi. Với kích thước bụng to và căng, việc ngồi hoặc đi lại của các mẹ sẽ gặp không ít khó khăn.

>> Mời mẹ đọc thêm: Có thai mấy tháng thì bụng to? Sự thay đổi về kích thước bụng bầu

Bụng bầu ngồi có ngấn không? Sự khác biệt ở bụng bầu theo từng giai đoạn thai kỳ
Bụng bầu ngồi có ngấn không? Sự khác biệt ở bụng bầu theo từng giai đoạn thai kỳ

2. Làm thế nào để nhận biết bụng bầu?

Ngoài việc mang thai, bụng có ngấn khi ngồi có thể do bạn đang tích tụ mỡ. Bụng bị ngấn cũng có thể do ăn những thực phẩm khiến bạn đầy hơi hoặc khiến bạn giữ nước. Vậy, làm sao để phân biệt béo bụng và bụng bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ?

Thực ra, khá khó khăn để phân biệt bụng bầu và bụng mỡ trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhất là nếu bạn mang thai lần đầu. Dưới đây là một số cách giúp bạn phân biệt:

  • Cảm nhận sự thay đổi trong bụng. Trong tháng đầu của thai kỳ, bụng bầu thường không thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là khi phụ nữ thường tích tụ một chút mỡ dự trữ ở phần bụng dưới nên bạn sẽ thấy bụng ngấn mỡ khi ngồi. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng đầu, chị em có thể bắt đầu cảm nhận sự căng tròn nhẹ của bụng bầu, trong khi bụng mỡ sẽ mềm hơn.
  • Triệu chứng mang thai: Các mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thường gặp các triệu chứng như: ốm nghén, mệt mỏi, căng ngực, thay đổi trong hormone nội tiết. Nếu bạn nhận thấy việc bụng ngấn mỡ khi ngồi đi kèm với những dấu hiệu trên, có thể bạn đang mang thai.
  • Chu kỳ kinh nguyệt: Nếu bạn thấy bụng căng tròn và khó chịu, nhưng vẫn có chu kỳ kinh đều đặn. Khả năng cao là bạn chỉ đang gặp phải béo bụng thay vì mang thai dù cho khi ngồi có ngấn bụng.

>> Có thể chị em cần biết: Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?

3. Điểm khác biệt giữa bụng mỡ và bụng bầu

Khi mang thai, vùng bụng của mẹ sẽ trải qua nhiều sự thay đổi. Vậy, có bầu thì bụng cứng hay mềm? Có thai thì to bụng trên hay bụng dưới? Làm sao để phân biệt cụ thể bụng mỡ hay bụng bầu? Mẹ hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

3.1. Nhận dạng bụng bầu dựa trên đặc điểm

Bụng bầu ngồi có ngấn không? Điểm khác biệt giữa bụng bầu và bụng mỡ
Bụng bầu ngồi có ngấn không? Điểm khác biệt giữa bụng bầu và bụng mỡ là gì?

3.1.1. Bụng bầu tròn và cứng hơn so với bụng mỡ

Khi mang thai, bụng của mẹ bầu sẽ cứng hay mềm? Câu trả lời là: Bụng bầu thường tròn và cứng hơn so với bình thường.

Ngược lại, bụng mỡ thường mềm, nhão, và có xu hướng chảy xệ. Dù bạn ngồi hay đứng, bụng mỡ cũng thường có “ngấn.”

Có thai thì to bụng trên hay bụng dưới? Khi mang thai, bụng thường sẽ to lên ở vùng bụng dưới chứ không phải ở bụng trên. Khi mang thai, bụng to dần lên do sự phát triển của tử cung để chứa thai nhi. Bụng trên thường không bị ảnh hưởng và thường sẽ không phình to đáng kể khi mang thai. Chỉ khi mẹ bầu tích mỡ nhiều ở vùng bụng trên mới xuất hiện tình trạng mỡ bụng.

Khi mang thai tiến triển, vị trí của thai nhi cao dần lên cũng khiến bụng to dần theo hướng bụng trên. Tuy nhiên, điểm bắt đầu và chủ yếu vẫn là bụng dưới.

3.1.2. Dấu vết rạn chân bụng là đặc điểm của bụng bầu

Trong thai kỳ, bụng của mẹ bầu thường xuất hiện những vết rạn da. Kích thước và độ sâu của các vết rạn sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng chị em. Tuy nhiên, càng về sau trong thai kỳ, vết rạn sẽ càng trở nên rõ ràng và sậm màu hơn. Điều này là một đặc điểm riêng biệt chỉ xuất hiện ở bụng bầu, không phải bụng mỡ.

>> Xem thêm: Vạch nâu ở bụng có phải có thai? Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết!

3.2. Những biểu hiện khác để nhận biết

Bụng bầu ngồi có ngấn không? Bạn đang mang thai hay chỉ đơn thuần là vùng bụng bị tích mỡ? Hãy quan sát thêm những biểu hiện sau:

3.2.1. Sự thay đổi trong cảm xúc và tâm trạng

Thai kỳ thường đi kèm với sự thay đổi trong cảm xúc và tâm trạng. Một cảm giác hạnh phúc và lo lắng đan xen có thể xuất hiện. Nếu cảm thấy biến đổi cảm xúc mà bạn chưa từng trải qua trước đây và bụng cứng lên, có thể bạn đang mang thai.

3.2.2. Dấu hiệu khác có thể xuất hiện trong thai kỳ

Thai kỳ thường có một loạt dấu hiệu như ốm nghén, mệt mỏi, tức ngực, và thay đổi trong hormone nội tiết. Ngoài ra, đau bụng, khó chịu khi thai nhi cử động là triệu chứng chỉ có ở bụng bầu chứ không phải bụng mỡ.

>> Có thể bạn quan tâm: Đau ngực khi mang thai: Trường hợp nào cần đi khám ngay?

4. Cải thiện tình trạng cấn bụng khi ngồi cho mẹ bầu

Cải thiện tình trạng cấn bụng khi ngồi cho mẹ bầu

Tình trạng cấn bụng khi ngồi có thể gây khó khăn và đôi khi làm mất đi sự thoải mái trong cuộc sống hàng ngày ở mẹ bầu. Dưới đây là một số gợi ý để giúp mẹ bầu giảm tình trạng cấn bụng khi ngồi:

– Ngồi đúng tư thế thoải mái. Khi ngồi, hãy đảm bảo bạn có một tư thế đúng và thoải mái. Hãy ưu tiên những loại ghế có tựa lưng tốt. Bạn cũng có thể đặt một chiếc gối tựa sau lưng nếu cần thiết để hỗ trợ lưng dưới và giảm ngấn bụng mẹ nhé!

– Vận động nhẹ nhàng. Bạn không nên ngồi quá lâu tại một chỗ. Nếu buộc phải ngồi lâu, hãy chủ động đứng dậy và vận động nhẹ mỗi 30 – 60 phút. Đi dạo nhẹ nhàng cũng có thể giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu đấy!

– Săn sóc vùng da bụng. Trong thai kỳ, bạn có thể không bị ngấn bụng khi ngồi. Song để giữ cho da vùng bụng mềm mại, đàn hồi và giảm nguy cơ xuất hiện vết rạn, mẹ bầu nên chú ý “skincare” cho da bụng nhé! Bạn hãy sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dưỡng da và massage nhẹ nhàng mỗi ngày.

– Chú ý đến chế độ ăn uống. Bí quyết để hạn chế béo bụng khi mang thai chính là duy trì một chế độ ăn uống lành mạnhkiểm soát tăng cân trong thai kỳ. Bên cạnh những loại thực phẩm bồi bổ cho em bé, mẹ bầu cũng đừng quên ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước để hạn chế tích mỡ bụng.

>> Tìm hiểu ngay nhé: Bụng phụ nữ sau khi sinh như thế nào? 4 cách đơn giản “tân trang” vùng bụng sau sinh

Trong cuộc hành trình đầy kỳ diệu của thai kỳ, việc hiểu rõ và quản lý tình trạng bụng bầu là một phần quan trọng để đảm bảo sức khỏe và thoải mái cho cả mẹ và bé. Từ việc nhận biết bụng bầu, phân biệt giữa bụng mỡ và bụng bầu, đến cách cải thiện tình trạng cấn bụng khi ngồi. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mẹ và bé có một hành trình an toàn và khỏe mạnh. Hãy luôn lắng nghe cơ thể của bạn, tham khảo ý kiến bác sĩ, và thực hiện những biện pháp thực hành để tận hưởng những ngày tháng đáng nhớ trong thai kỳ bạn nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

American Pregnancy Association | Expecting with Confidence

https://americanpregnancy.org/

Ngày truy cập: 19/10/2023

Belly fat in women: Taking — and keeping — it off – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/belly-fat/art-20045809

Ngày truy cập: 19/10/2023

Symptoms of pregnancy: What happens first – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853

Ngày truy cập: 19/10/2023

Am I Pregnant? Early Symptoms of Pregnancy & When To Test (clevelandclinic.org)

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9709-pregnancy-am-i-pregnant

Ngày truy cập: 19/10/2023

What are some common signs of pregnancy? | NICHD – Eunice Kennedy Shriver National Institute of Child Health and Human Development (nih.gov)

https://www.nichd.nih.gov/health/topics/pregnancy/conditioninfo/signs

Ngày truy cập: 19/10/2023

Warning signs during pregnancy

https://www.healthdirect.gov.au/warning-signs-during-pregnancy

Ngày truy cập: 19/10/2023

x