của bé
Chế độ ăn uống theo từng giai đoạn phát triển của bé trong năm đầu đời.
Chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi. Trong năm đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau: từ sơ sinh đến 4 tháng, từ 4-6 tháng tuổi, từ 6-8 tháng tuổi, từ 8-10 tháng tuổi, và từ 10 đến 12 tháng tuổi.

Chăm sóc thai kỳ và bé yêu với ứng dụng 1000 ngày vàng Ứng dụng điện thoại "1000 ngày vàng" sẽ là một trợ thủ đắc lực cho các ông bố, bà mẹ trong suốt khoảng thời gian từ lúc mang thai cho đến khi con tròn 2 tuổi
MarryBaby giới thiệu cho bạn chế độ ăn uống cho bé thuộc 5 nhóm tuổi:
– Từ sơ sinh đến 4 tháng
– Từ 4-6 tháng tuổi
– Từ 6-8 tháng tuổi
– Từ 8-10 tháng tuổi
– Từ 10-12 tháng tuổi.
Với mỗi giai đoạn phát triển của bé từ sơ sinh đến 12 tháng, bạn có thể sử dụng hướng dẫn này để biết nên cho bé ăn gì, khối lượng thức ăn bao nhiêu. Nếu bé ăn nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng được liệt kê cũng không cần lo lắng vì các thông tin chỉ là hướng dẫn cơ bản để tham khảo.
Trong giai đoạn cho bé tập ăn dặm, bạn có thể linh hoạt chứ không nên tuân theo thứ tự một cách cứng nhắc. Nếu bạn muốn cho bé nếm đậu phụ ở 6 tháng tuổi, có thể thử mà không cần chờ tới 8 tháng như thông tin trong bài viết.
Tuy nhiên, các mẹ được khuyến cáo là nên đợi bé được 1, thậm chí 3 tuổi trước khi cho bé thử các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như trứng, cá và đậu phộng. Mặc dù chưa thể khẳng định việc trì hoãn này có thể ngăn ngừa được việc bé bị dị ứng thực phẩm, nhưng nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn khuyên bạn nên chờ đến khi bé lớn hơn, đặc biệt với các bé bị bệnh chàm hoặc gia đình có tiền sử với dị ứng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về dinh dưỡng nếu cần thiết.
Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng
Hành vi ăn
• Bản năng sẽ khiến bé quay về phía núm vú của mẹ để tìm nguồn dinh dưỡng.
Thức ăn cho bé
• Chỉ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Lời khuyên
• Đường tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển nên giai đoạn này bạn chưa nên cho bé ăn thức ăn đặc.

Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh dễ như trở bàn tay Vitamin D là một trong những vi chất dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt nhất, ngay cả ở người trưởng thành hay trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ cần cân nhắc trước khi quyết định bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh.
Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm
Bạn có thể cho bé thử nghiệm thức ăn dặm nếu bé:
• Có thể kiểm soát các cử động của đầu và cổ.
• Có thể ngồi lên với sự giúp đỡ của người thân.
• Có thể giả vờ nhai.
• Tăng cân lên gấp 2 lần so với lúc mới sinh.
• Thể hiện sự thích thú với thức ăn.
• Có thể ngậm một cái thìa.
• Có thể dùng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng.
• Có thể đẩy lưỡi qua lại.
• Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày.
• Mọc răng.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa bột (trường hợp mẹ ít hoặc không có sữa).
• Thức ăn xay nhuyễn như khoai lang, bí, táo, chuối, đào hoặc lê và ngũ cốc hơi sệt.
Liều lượng mỗi ngày
• Bắt đầu với khoảng 1 thìa cà phê thức ăn hoặc ngũ cốc xay nhuyễn, trộn ngũ cốc với 4-5 thìa cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức.
• Tăng thêm khẩu phần với 1 thìa thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 thìa súp bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hai lần/ngày. Nếu cho bé ăn ngũ cốc, từ từ cho ít sữa lại để tăng độ đặc.
Lời khuyên
• Nếu lúc đầu bé không chịu ăn ngũ cốc, nên để một vài ngày rồi thử lại.

Cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm: Điều mẹ cần nằm lòng Còn gì tuyệt vời hơn khi mẹ được tự tay pha cho con một chén bột ăn dặm trong lần đầu tiên, nhất là khi cách chế biến lại không quá khó khăn và mất nhiều thời gian? Tuy nhiên, cũng chính vì đơn giản, nên rất nhiều mẹ đã lơ là mà không biết mình đã chế biến và bảo quản bột ngũ cốc sai cách
Giai đoạn 6-8 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm
• Tương tự như khi bé 4-6 tháng.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa công thức (trường hợp mẹ ít hoặc không có sữa).
• Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, yến mạch).
• Trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (chuối, lê, táo, đào).
• Rau xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai lang).
• Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt heo, thịt bò).
• Đậu phụ xay nhuyễn.
• Các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu tằm, đậu đen, đậu lăng…).
Liều lượng mỗi ngày
• 3-9 thìa súp ngũ cốc, cho bé ăn từ 2-3 lần.
• 1 thìa cà phê trái cây, tăng dần đến 1/4 đến 1/2 bát trong 2-3 lần.
• 1 thìa cà phê rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 bát trong 2-3 lần.
Lời khuyên
• Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.

Bé mấy tháng ăn được xoài chín? Cách làm xoài nghiền cho bé ăn dặm Không còn xoay quanh 1-2 loại trái cây như giai đoạn "khởi động", thực đơn trái cây cho bé ăn dặm trong giai đoạn 6-8 tháng đã được mở rộng với nhiều cách chế biến hấp dẫn hơn. Sự kết hợp tuyệt vời giữa hương thơm và vị ngon khó cưỡng của các loại trái cây chắc chắn sẽ mang đến sự thích thú cho...
Giai đoạn 8-10 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm và ăn bốc
• Tương tự như khi bé 6-8 tháng.
• Bé thích dùng tay bốc thức ăn.
• Bé có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác.
• Bé muốn bỏ mọi thứ vào miệng.
• Chuyển động hàm khi nhai.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa bột (trường hợp mẹ ít hoặc không có sữa).
• Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).
• Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
• Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).
• Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).
• Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).
Liều lượng mỗi ngày
• 1/4 đến 1/3 bát bơ sữa.
• 1/4 đến 1/2 bát ngũ cốc bổ sung chất sắt.
• 1/4 đến 1/2 bát trái cây.
• 1/4 đến 1/2 bát rau.
• 1/8 đến 1/4 bát thức ăn giàu đạm.
Lời khuyên
• Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.

5 loại trái cây tuyệt vời cho bé ăn dặm Có một điều thú vị là hầu hết các nhóc tỳ mới bắt đầu ăn dặm đều ưa thích vị ngọt. Chính vì vậy, trái cây là lựa chọn lý tưởng cho giai đoạn này
Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm
• Tương tự như khi bé 8-10 tháng.
• Bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
• Bé mọc răng.
• Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa bột (trường hợp mẹ ít hoặc không có sữa).
• Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi).
• Các loại ngũ cốc giàu sắt.
• Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
• Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ.
• Các món ăn kết hợp (mì ống và phô mai, thịt hầm).
• Thực phẩm giàu chất đạm.
• Thực phẩm cho bé ăn bốc.
Liều lượng mỗi ngày
• 1/3 bát bơ sữa.
• 1/4 đến 1/2 bát ngũ cốc giàu sắt.
• 1/4 đến 1/2 bát trái cây.
• 1/4 đến 1/2 bát rau.
• 1/8 đến 1/4 bát thức ăn kết hợp.
• 1/8 đến 1/4 bát thức ăn giàu đạm.
Lời khuyên
• Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.

Trẻ 1 tuổi biếng ăn đột ngột, nguyên ngân do đâu? Khi trẻ được 1 tuổi, sự thay đổi trong chế độ ăn có thể làm trẻ trở nên lười ăn đột ngột. Nguyên nhân thường do những điều sau. Mẹ nên tham khảo để tìm giải pháp trị bé biếng ăn nhé!
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
phạm Lien
chào mẹ bỉm nha con mình đước 3m20 đc 8kg4 mình đang sử dụng ngũ cốc lợi sữa quỳnh phương giúp sữa về nhiều đặc và mát mom nào đang ít sữa hay bé chậm lên cân thì có thể tham khảo nhé hoặc cần tv thì liên hệ : 0962038879
Tran Thi Tuyet Ngan
Các mẹ cho em hỏi, bé em 12m7d mà 16kg rồi. Bé em bú mẹ htoan. Em cho bú và ăn ít nhưng vẫn tăng cân đều. Vậy có phải là bị béo phì rồi ko ạ ? các mẹ tư vấn giúp em với. Em cảm ơn ạ
nguyễn thị thoan
mẹ ơi mẹ có thể tham gia đặt câu hỏi ở đây. https://www.marrybaby.vn/chuyen-gia-tu-van? sẽ có bác sĩ tư vấn đầy đủ và chi tiết cho mẹ nha
Manh Vu
Andamkhoahoc.com trao đổi kiến thức ăn dặm nhé các mẹ
Ba bibo
Cho minh hoi nhok nha minh gan duoc hai tuoi moi di kham benh cho be dua be len can thi moi co duoc 10 kg xin hoi do co phai la be bi suy dinh duong ko va lam sao de khac phuc be bi suy dinh duong xin cac me cua cac be cho minh loi khuyen
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Mình mới sinh e bé được 2 tuần nhưng mà hơi ít sữa làm thế nào bây giờ. Xin giúp mình với