của bé
Đã một tháng kể từ khi thiên thần nhỏ ra đời và làm xáo trộn cuộc sống của mẹ trong vòng luẩn quẩn của cho ăn, ru ngủ và thay tã. Hãy xem bé đã đạt được những mốc phát triển nào và mẹ có thể giúp gì để hỗ trợ cho trẻ.
Những mốc phát triển đầu đời của bé
Lúc bé mới chào đời, nội việc cho bé ăn, ru bé ngủ và thay tã cũng khiến bạn quay cuồng cả ngày. Nhưng chỉ trong vài tuần, bé sẽ bắt đầu để ý nhiều hơn đến giọng nói, gương mặt và sự âu yếm của bạn.
Bé không thể tập trung vào các vật ở xa hơn khoảng cách 20 – 30cm nên khuôn mặt bạn thường nằm trong “cự ly lấy nét” của mắt bé. Các hoa văn màu trắng – đen cũng thu hút sự chú ý. Thính giác của bé đã phát triển hoàn thiện nên có thể sẽ quay về hướng những âm thanh quen thuộc như giọng nói của mẹ, của ba.
Khi nằm sấp, bé có thể tự nâng đầu mình lên một chút và ngoảnh sang một bên nhưng khi bé ở tư thế đứng, bạn vẫn phải đỡ đầu và gáy bé. Mặc dù hai tay cử động nhát gừng vô thức nhưng bé có thể đưa tay lên gần miệng và bú đầu ngón tay.
Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?
Gần gũi với bé: Hãy tận hưởng quá trình tìm hiểu bé: âu yếm, cưng nựng. Gần gũi với bé và nhìn vào mắt bé khi bạn nói chuyện, hát và đọc cho bé nghe. Khi bé tỉnh táo và vui vẻ, hãy chơi các trò đơn giản như ú òa hoặc bắt chước âm thanh của bé.
Hiểu ngôn ngữ cơ thể của bé: Chú ý các dấu hiệu cho thấy bé không muốn chơi tiếp và học cách nhận biết các dấu hiệu khi bé buồn ngủ hoặc đói. Luôn để mắt tới bé và xuất hiện ngay khi trẻ khóc.
Hướng cho bé bận động: Khi bé thức, hãy để bé nằm sấp để tăng cường vận động của các cơ. Khuyến khích bé nhìn và với lấy đồ chơi
Cùng bé chào thế giới: Cho bé ra bên ngoài. Ẵm bé đi dạo, ra công viên hoặc chỗ vui chơi của trẻ con. Bé thích môi trường bên ngoài, thích được bạn ẵm và thích ở gần các trẻ khác.
Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau nhưng hãy lưu ý theo dõi nếu con bạn đã một tháng tuổi mà:
– Bú chậm hoặc gặp vấn đề khi bú
– Mắt không tập trung hoặc không nhìn các vật chuyển động gần bé
– Không phản ứng với ánh sáng mạnh
– Quá cứng nhắc hoặc èo uột
– Không phản ứng với âm thanh lớn
Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và những can thiệp cần thiết.
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!