của bé
Trẻ 3 tháng tuổi đã biết cười rạng rỡ, bé cũng biết ngóc đầu và làm nhiều trò vô cùng đáng yêu. Mẹ hãy luôn theo sát các mốc phát triển của bé trong giai đoạn này để khuyến khích và hỗ trợ bé.
Những mốc phát triển của bé giai đoạn 3 tháng tuổi
Bé đã biết cười: Đến thời điểm này bạn đã chìm đắm trong những nụ cười rạng rỡ của bé! Bé chủ động hơn trong các trò chơi, bắt chước biểu cảm khuôn mặt của bạn, bắt đầu bập bẹ và bắt chước những âm thanh của bạn.
Bé biết lẫy – ngóc đầu: Bạn không còn phải đỡ đầu của bé. Khi nằm sấp, bé có thể tự nâng phần đầu và ngực của mình lên. Thậm chí, bé còn có các động tác như chống đẩy để tự lật ngửa mình.
Bé biết nhận diện khuôn mặt: Khả năng phối hợp giữa tay và mắt cũng được cải thiện. Bạn sẽ thấy bé theo dõi các vật thể mà bé thích và đặc biệt chú ý đến các khuôn mặt. Bé đã có thể nhận ra bạn khi bạn đang đứng ở phía bên kia phòng!
Những kỹ năng đáng yêu khác: Bé có thể nắm tay hoặc xòe các ngón tay, lắc các đồ chơi, đập vào các vật đu đưa trước mặt, đưa tay lên miệng, đạp chân xuống dưới nếu bạn giữ bé ở tư thế đứng.
Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển
Nhanh chóng phản ứng lại các tín hiệu của bé: Sự quan tâm kịp thời này của mẹ giúp bé cảm thấy mình được an toàn và được yêu thương. Đừng lo rằng mình sẽ chiều hư bé. Bạn có thể hướng dẫn bé tự dỗ dành bản thân bằng cách đưa ngón cái của bé lên miệng hoặc cho bé ngậm núm vú giả.
Khuyến khích bé vận động: Tiếp tục cho bé nằm sấp để bé có thể luyện tập các kỹ năng mới và phát triển các cơ bắp. Khi bé nằm sấp, hãy cho bé đồ chơi hoặc các vật an toàn để bé có thể với lấy, cầm nắm và khám phá.
Chú ý đến bé thật nhiều: Thường xuyên nói chuyện với bé, mô tả những gì bạn đang làm, đọc tên những vật quen thuộc. Cùng nhau đọc sách. Âu yếm, chơi các trò chơi và khuyến khích bé tự lăn sang tư thế nằm ngửa, cầm nắm đồ chơi và “nói chuyện” với bạn.
Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau nhưng mẹ cần theo dõi sự phát triển của con và lưu ý nếu bé đã ba tháng tuổi và:
– Không thể tự ngẩng đầu
– Không thể cầm nắm đồ vật
– Không thể tập trung vào các vật chuyển động
– Không cười
– Không phản ứng đối với tiếng động lớn
– Phớt lờ những gương mặt lạ
– Có vẻ khó chịu khi gặp người lạ hoặc đến nơi xa lạ
Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và những can thiệp cần thiết.
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!