của bé
Với mong muốn thai nhi được khỏe mạnh và phát triển tốt, nên rất nhiều bà bầu cố gắng ăn thật nhiều những món ngon, bổ dưỡng. Đây là một trong những suy nghĩ sai lầm thường gặp của các bà bầu, bởi không phải cứ ăn nhiều thì con sẽ khỏe, mẹ sẽ tốt.
Thực tế, những hiểu lầm tai hại về chế độ dinh dưỡng khi mang thai như thế này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé.
1. Ăn nhiều để em bé to, khỏe
Với quan niệm phải “ăn cho hai người” khi mang thai, nên các bà bầu thường cố gắng ăn thật nhiều món ngon, bổ dưỡng để em bé to khỏe. Nhưng trên thực tế, việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến béo phì, làm mất đi 9 năm tuổi thọ của người mẹ.
Đồng thời, khi bà bầu nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ăn sẽ làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác.
Ngoài ra, việc thai nhi to quá mức khiến việc sinh nở gặp khó khăn. Vấn đề giảm cân sau sinh cũng rất khó nếu các bà bầu ăn nhiều trong quá trình mang thai
2. Ăn trứng ngỗng để con thông minh
Rất nhiều phụ nữ tin rằng, ăn trứng ngỗng sẽ giúp em bé trong bụng sinh ra thông minh hơn. Bởi vì quan niệm dân gian, trứng ngỗng là món ăn giúp em bé phát triển tốt, đặc biệt là phát triển trí não, khiến bé sau này sinh ra được thông minh, lanh lợi.
Tuy nhiên, chưa hề có một kết luận khoa học nào khẳng định phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Hơn thế, hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng nhỏ hơn hàm lượng vitamin có trong trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Nếu như hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng là 0,33mg%, thì hàm lượng vitamin này trong trứng gà là 0,70mg% trong trứng gà. Tức là hàm lượng vitamin A của trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.

Hàm lượng vitamin A, một trong những vi chất dinh dưỡng khi mang thai quan trọng, có nhiều trong trứng gà hơn trứng ngỗng
Mặt khác, việc bà bầu bổ sung trứng ngỗng thường xuyên có thể bị bị béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao. Bởi vì trứng ngỗng là thực phẩm chứa nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không có lợi cho sức khỏe phụ nữ có thai.
3. Nhịn ăn để không bị nôn
Tình trạng bị nôn ói do ốm nghén nặng khiến nhiều bà bầu rất khó chịu, mệt mỏi. Nhiều người cho rằng, khi nhịn ăn, cơ thể không được nạp thức ăn sẽ không bị nôn ói nữa. Đây là quan niệm sai lầm tai hại của nhiều bà bầu. Vì khi người mẹ không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng khi mang thai thiết yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.
Khi người mẹ ăn uống thường xuyên và đầy đủ thì cho dù có bị ói sau khi ăn, nguồn thức ăn vẫn không đi ra ngoài hết, mà vẫn được cơ thể hấp thu. Do đó người mẹ vẫn cần ăn để thai nhi không bị thiếu chất dinh dưỡng khi mang thai, tuyệt đối không được nhịn ăn vì điều này có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Cách khắc phục tạm thời cho bạn khi nôn ói do nghén nặng là: ăn ít một và chia làm nhiều bữa trong ngày để vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai cho mẹ và thai nhi.
TT
-
Những quan niệm sai lầm các bà bầu hay mắc phảiPhụ nữ sắp làm mẹ thường làm những gì mà họ cho là tốt nhất cho bé đang lớn lên từng ngày trong bụng. Nhưng với những hướng dẫn và quan điểm khác nhau từ nhiều người, các thai phụ rất dễ bị nhiễu...
-
Những sai lầm cần tránh khi mang thaiCần thuộc lòng quy tắc ‘bất di bất dịch’: hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đồng thời, hãy tránh phạm phải những sai lầm thường gặp sau đây.
-
Lần đầu làm mẹ: Những sai lầm thường gặp và 9 điều thú vịNhiều bậc cha mẹ có con đầu lòng lại thể hiện những phản ứng thái quá với các vấn đề ọc sữa, nôn trớ và những thứ khác của bé. Tuy nhiên, đây là những vấn đề bất cứ ai cũng gặp phải khi lần đầu...
-
Dinh dưỡng cho bà bầu: Cần đủ và đúngChế độ dinh dưỡng cho bà bầu đặc biệt quan trọng, bởi đây là nền tảng cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là việc mà các mẹ bầu cần làm để duy trì sức...
-
Nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng cho bà bầuNhững phụ nữ ăn tốt và tăng cân hợp lý sẽ sinh những đứa con khỏe mạnh. Vì thế nên ăn các thực phẩm tươi mới, ít chế biến và luôn hài lòng khi thấy cơ thể mình ngày một lớn hơn.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
các mẹ nên biết cách ăn đúng và đủ không phải cái gì tốt ăn nhiều là có lợi đâu
Mẹ én nhỏ
đọc bài này xong mình mới biết là suy nghĩ của mình sai lần nè, ăn trứng ngỗng để con thông minh là sai lầm
Le Nguyen
Mình cũng không ăn trứng ngỗng vì không thích
Le Nguyen
Bài viết của bạn rất hay, nhưng mình thì buồn mồm buồn miệng không ăn không chịu được :)
Phạm Ngọc Ánh
Nôn nhiều ở mấy tháng đầu nhưng phải cố gắng
Mẹ én nhỏ
mình cũng bị nghén mấy tháng đầu không ăn được