Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/05/2015

Uống nước ngọt khi mang thai: Mối nguy tiềm ẩn

Uống nước ngọt khi mang thai: Mối nguy tiềm ẩn
Trong khi cà phê được liệt vào danh sách đen của đa số mẹ bầu, các loại nước ngọt có ga thường bị bỏ quên không được nhắc đến. Bầu có biết ngoài chứa nhiều đường, hàm lượng caffein có trong các loại nước ngọt cũng ngang bằng lượng caffein trong cà phê?
Bà bầu có nên uống nước ngọt?
Mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng các loại nước ngọt có ga trong thai kỳ của mình

Là thực phẩm cung cấp năng lượng rỗng, nước ngọt có ga hầu như không cung cấp cho cơ thể mẹ bầu bất kỳ một dưỡng chất nào. Trong khi đó, để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần bổ sung thêm rất nhiều dưỡng chất thông qua thực phẩm hằng ngày. Uống nước ngọt đồng nghĩa mẹ phải cắt giảm bớt những thực phẩm dinh dưỡng khác và bỏ qua lượng vi chất quan trọng này.

Ngoài ra, caffein có trong nước ngọt có ga là nguyên nhân hạn chế sự hấp thu sắt của cơ thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe mẹ bầu, do trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều sắt hơn bình thường.

2/ Ảnh hưởng cân nặng của mẹ

Với hàm lượng đường khá cao, nước ngọt là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm mức cân nặng của mẹ bầu tăng dần đều trong thai kỳ. Tăng cân khi mang thai đồng nghĩa với nguy cơ sinh mổ sẽ cao hơn, và khả năng phải đối mặt với những biến chứng như tiểu đường thai kỳ, huyết áp… cũng cao hơn.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc tiêu thụ quá 200 mg caffein mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai của mẹ bầu lên gấp 2 lần, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

4/ Uống nước ngọt khi mang thai làm tăng cảm giác bồn chồn lo lắng

Những thực phẩm chứa caffein có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn, và có cảm giác bồn chồn, lo lắng hơn bình thường. Nhiều người thậm chí còn cảm thấy khó ngủ nếu như “lỡ” dùng thức uống có caffein.

5/ Nguy cơ dị tật thai nhi

Theo một nghiên cứu tiến hành trên chuột cho thấy, nếu cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất tạo vị ngọt trong nước ngọt có ga sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Coca dành cho người ăn kiêng 330 ml 47 mg
Coca thường 330 ml 35 mg
Pepsi dành cho người ăn kiêng 330 ml 36 mg
Pepsi thường 330 ml 38 mg
Mountain Dew 330 ml 54 mg
7-Up 330 ml 0 mg
Sprite 330 ml 0mg

Theo ý kiến của các chuyên gia, uống nước ngọt khi mang thai sẽ không gây hại cho sức khỏe mẹ bầu nếu bạn sử dụng liều lượng hợp lý. Để không tiêu thụ quá 200 mg caffein mỗi ngày, mẹ bầu nên thận trọng khi uống nước ngọt và một số loại thức uống khác như trà, cà phê. Có nhiều loại thức uống có gas tuy không chứa caffein nhưng mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng nhé!

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x