Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/06/2021

Từ A - Z về mang thai 3 tháng đầu

Từ A - Z về mang thai 3 tháng đầu
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi phát triển ra sao trong giai đoạn này và hàng loạt những điều cần biết khác khi mang thai 3 tháng đầu, tất cả sẽ được cập nhật trong bài viết sau đây

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, do thai nhi còn nhỏ nên hầu hết các mẹ vẫn chưa cảm nhận đầy đủ về sự hiện diện của bé. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn bé cưng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thói quen và sức khỏe của mẹ. Chỉ cần một sai sót nhỏ, mối nguy mẹ gây ra cho con lại vô cùng to lớn. Vậy, mẹ phải trang bị những kiến thức gì để bảo vệ bé cưng tốt nhất?

Mang thai 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ được đánh giá là giai đoạn “nhạy cảm” với hầu hết các mẹ bầu

1/ Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tháng thứ nhất: Sau khoảnh khắc gặp gỡ định mệnh của trứng và tinh trùng, sự sống chính thức được bắt đầu. Tuy nhiên, bé cưng lúc này chỉ có hình dạng một túi phôi với nhiều tế bào nhỏ được “gắn chặt” vào thành tử cung. Khoảng từ 18- 25 ngày sau khi thụ tinh, tim thai bắt đầu hoạt động. Ống thần kinh, phần cốt lõi để xây dựng não bộ và các tế bào thần kinh trung ương đã phát triển từ rất sớm, ngay từ tuần thứ 3 của thai kỳ. Song song với những nhịp đập đầu tiên, ngày thứ 18 cũng là thời điểm ống thần kinh khép dần lại. Và đến ngày thứ 28, ống thần kinh sẽ khép lại hoàn toàn.

Mang thai tháng thứ 2: Thai nhi hiện tại đã có kích thước gấp 10.000 lần so với lúc vừa mới được thụ tinh, với chiều dài khoảng 2 cm. Tim thai cũng hoạt động nhịp nhàng, đưa máu lưu chuyển khắp cơ thể “tí hon” của bé. Nhiều cơ quan khác như gan, tuyến tụy, phổi cũng được hình thành và bước đầu phát triển trong thời gian này.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan: 7 dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng đầu mang thai

Tháng thứ 3 của thai kỳ: Tuy chưa rõ đường nét, nhưng thai nhi trong giai đoạn này đã có hình thù một em bé và nặng khoảng 28 gram. Các cơ quan trong cơ thể cũng phát triển rõ nét hơn. Kéo theo đó là những hoạt động hằng ngày của bé cũng tăng dần. Thậm chí, ngay cả khi mẹ nằm ngủ, hoạt động “lộn vòng” của con cũng tiếp tuc duy trì, trung bình khoảng 20 lần/ giờ.

Thực phẩm nhiều axit folic
Bổ sung thực phẩm nhiều axit folic trong thực đơn hàng ngày đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi có thể diễn ra bình thường

2/ Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Cơ thể bắt đầu thay đổi và sự gia tăng “dồn dập” của các nội tiết tố là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu không mấy thiết tha với chuyện ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng trong tam cá nguyệt đầu tiên đặc biệt quan trọng. Không chỉ tạo nền tảng cho sự phát triển của thai nhi, một chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ a-xít folic sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật não và hệ thần kinh của bé.

Thực đơn trong giai đoạn này nên tăng thêm từ 200 – 300 calorie mỗi ngày với đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng: đạm, bột đường, vitamin và chất béo. Đặc biệt, nên tăng cường thực phẩm nhiều a-xít folic trong thực đơn. Theo các chuyên gia, bổ sung axit folic đầy đủ, trung bình khoảng 600 mcg mỗi ngày có thể giảm tới 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh dẫn tới dị tật não ở thai nhi.

3/ Thể dục cho bà bầu trong tam cá nguyệt đầu

Bơi lội, đi bộ và những động tác yoga nhẹ nhàng là bài tập thể dục lý tưởng cho các mẹ trong giai đoạn này. Chỉ trừ những trường hợp có vấn đề đặc biệt về sức khỏe, còn lại việc tập thể dục trong giai đoạn này hầu như an toàn với phần lớn các mẹ. Theo các chuyên gia, trung bình, mỗi tuần bầu nên duy trì chế độ tập luyện khoảng 150 phút, và chia đều khoảng 30 phút mỗi ngày.

4/ Làm đẹp khi mang thai 3 tháng đầu

mang thai 3 tháng đầu
Làm đẹp khi mang thai 3 tháng đầu

Không quá kiêng cữ, nhưng các mẹ bầu cũng nên đặc biệt cẩn thận khi làm đẹp trong giai đoạn “nhạy cảm” này. Nhuộm tóc, làm trắng răng, sơn móng tay, xông hơi, tắm bồn và sử dụng các sản phẩm trị mụn chứa isotretinoin, tetracyclin,doxycyclin đều là những hoạt động nằm trong danh sách “cần tránh” của các mẹ bầu trong giai đoạn này.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan: Hiểu về tâm lý mẹ bầu 3 tháng đầu

5/ Lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu

– Nếu đang bị cơn ốm nghén hành hạ và không thể bổ sung đủ chất dinh dưỡng của thai nhi, bầu nên nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ. Bạn có thể được kê đơn thuốc vitamin để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của bé cưng.

– Trong khi hầu hết các mẹ bầu thường từ bỏ thói quen tập thể dục vì mệt mỏi, thì theo các chuyên gia, các bài tập này ngược lại có tác dụng giảm bớt cảm giác mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Không cần nhiều, mỗi ngày 20 phút là đủ rồi mẹ ơi.

– Một điều rất quan trọng khi mang thai 3 tháng đầu là tâm lý mẹ bầu. Mẹ phải giữ một tinh thần thoải mái nhất, tránh các trường hợp bị stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Phát hiện sớm các dấu hiệu mang thai và thay đổi lối sống, cố gắng nghỉ ngơi để an thai, tránh để thai nhi bị tác động mạnh gây động thai, sẩy thai hoặc những biến chứng ngoài ý muốn.

Nhật Lãm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. You and your pregnancy at 1 to 3 weeks https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/1-2-3-weeks/ Truy cập ngày 22/06/2021 2. Fetal development: The 1st trimester https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20045302 Truy cập ngày 22/06/2021 3. Pregnancy - week by week https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-week-by-week Truy cập ngày 22/06/2021 4. How Your Fetus Grows During Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/how-your-fetus-grows-during-pregnancy Truy cập ngày 22/06/2021 5. A Week-by-Week Pregnancy Calendar https://kidshealth.org/en/parents/pregnancy-calendar-intro.html Truy cập ngày 22/06/2021
x