của bé
Trong đa số trường hợp thai phụ bị tiền sản giật, các triệu chứng nhẹ sẽ xuất hiện khi gần đến ngày sinh, tuy nhiên cả mẹ và bé sẽ không sao nếu được chăm sóc và điều trị đúng.
Nội dung bài viết
Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp thường xảy ra ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ 3-8%. Mẹ có thể được chẩn đoán tiền sản giật nếu có huyết áp cao và xét nghiệm thấy đạm trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu tiền sản giật trở nên nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Đối với tiền sản giật nặng, cách duy nhất để cải thiện tình trạng là chấm dứt thai kỳ.
Các triệu chứng của tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật có thể đến đột ngột, vì vậy mẹ cần biết rõ các triệu chứng để sớm phát hiện và can thiệp. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đáng ngại nào sau đây:
- Bị phù ở mặt hoặc sưng húp quanh mắt, sưng phù bàn tay, sưng đột ngột hoặc sưng nặng ở bàn chân/mắt cá chân.
- Tăng cân nhanh (trên 2kg trong một tuần).
- Đau đầu nặng hoặc dai dẳng
- Thị lực kém, quáng gà, mắt mờ, nhìn thấy đốm sáng hoặc điểm sáng nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời
- Đau dữ dội ở vùng bụng trên
- Buồn nôn và ói mửa
Tuy nhiên, một số trường hợp tiền sản giật không có bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Thậm chí, một số triệu chứng tiền sản giật có thể giống như triệu chứng mang thai bình thường. Vì vậy, mẹ cần khám thai đều đặn để bác sĩ kịp thời phát hiện tiền sản giật bằng các xét nghiệm và thiết bị y khoa chuyên dụng.

Phát hiện và can thiệp sớm sẽ làm giảm thiểu tác hại của tiền sản giật
Điều gì làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật?
Tiền sản giật thường xảy ra hơn trong thời gian mang thai con đầu (con so). Tuy nhiên, những phụ nữ đã từng bị tiền sản giật có nhiều khả năng gặp phải nó trong những lần mang thai sau. Thai phụ gặp các vấn đề dưới đây cũng có nguy cơ cao bị tiền sản giật:
- Cao huyết áp mãn tính
- Bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da).
- Có họ hàng gần như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột… bị tiền sản giật
- Bị béo phì (có chỉ số cơ thể ở mức 30 hoặc hơn)
- Mang song thai hoặc đa thai
- Dưới 20 hoặc trên 40 tuổi
Có cách nào phòng tránh để không bị tiền sản giật?
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này nhưng đến nay vẫn chưa ai biết chắc làm thế nào để phòng tránh tiền sản giật. Một số nghiên cứu đề nghị việc dùng thêm canxi, vitamin hoặc aspirin liều thấp có thể giúp ích nhưng vẫn chưa có kết luận chính thức.
Do đó, điều tốt nhất bạn có thể làm là chăm sóc tốt bản thân trước khi sinh và khám thai đúng hẹn. Mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và xét nghiệm đạm trong nước tiểu cho bạn.
Bạn cũng cần nhận thức được những triệu chứng của tiền sản giật để nhanh chóng thông báo với bác sĩ và được điều trị càng sớm càng tốt.

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai: Dấu hiệu bệnh mẹ chớ bỏ qua! Vùng kín có mùi hôi khi mang thai thường khiến mẹ bầu lo lắng, mất tự tin vì cảm giác khó chịu cùng những nguy cơ đối với thai nhi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục thế nào?
-
Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳTiền sản giật có thể gây suy dinh dưỡng dẫn tới suy thai, sinh non.Và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.
-
Chuẩn bị trước khi sinh con ở bệnh việnNghĩ đến ngày sinh con ra ở bệnh viện khiến bạn bồn chồn. Bạn bối rối không biết nên chuẩn bị gì, bạn lo lắng những chuyện sẽ diễn ra khi bạn chỉ có một mình? Một vài sự chuẩn bị và hình dung...
-
Chuẩn bị trước khi sinh: 5 điều nên tránhViệc chênh lệch ngày sinh với ngày dự sinh có thể lên tới 10 ngày. Vì thế các mẹ không nên quá lo lắng căng thẳng làm gì bởi vì tâm trạng căng thẳng lo lắng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ...
-
Chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ và tiết kiệm "hết nấc" cho mẹ và béLên danh sách và chuẩn bị đồ đi sinh trước khi vượt cạn thật kỹ lưởng sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ và bối rối khi chào đón con yêu ra đời. Dưới đây là những gợi ý rất hữu ích mà một bà mẹ trẻ hiện đại...
Đối với bé, đồ chơi là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá thế giới. Khi bé đã biết kiểm soát sự chuyển động của tay và chân, khả năng lắng nghe và quan sát, mẹ nên hỗ trợ bé phát triển bằng cách đầu tư vào những món đồ chơi cho trẻ sơ sinh thích hợp.
Đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé 1 tuổi
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu vừa đón...Trang On đưa tin vào ngày 15-2 vừa qua, diễn viên Trịnh Gia Dĩnh có con trai...
-
Phát hiện một ca sinh 7 hiếm gặp ở IraqTheo Healthmedicinet, đây là trường hợp sinh 7 đầu tiên của Iraq, vừa xảy ra...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
-
Đạo diễn Đức Thịnh đón vợ con xuất viện...Trong khi những lùm xùm xung quanh bộ phim "Trạng Quỳnh" chưa hạ nhiệt, hôm...
kim tân
Thật là rủi ro cho các mẹ mang thai gặp phải chứng bệnh này
Mẹ Soda
nguy hiểm quá