của bé
Khi mang thai, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm hơn bình thường, nguy cơ nhiễm bệnh vì thế cũng cao hơn rất nhiều, đặc biệt là cảm cúm. Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu? MarryBaby mách mẹ vài cách đơn giản nhưng hiệu quả sau.

Bổ sung thêm sắt giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống bệnh tốt hơn
1/ Ngủ đủ giấc
Khi mang thai, việc mất ngủ là vấn đề thường gặp của hầu hết các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu muốn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, bạn phải tranh thủ ngủ đủ giấc nhé! Bạn nên nhớ rằng cơ thể bạn đang làm việc để nuôi dưỡng một con người mới và nó cũng cần thời gian nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng. Phụ nữ mang thai nên ngủ từ 6-8 tiếng mỗi tối. Nếu không ngủ đủ mỗi đêm, bạn có thể tranh thủ ngủ một giấc ngắn buổi trưa.
2/ Ăn thêm rau xanh
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là vô cùng quan trọng, nên nhớ rằng bạn đang ăn cho 2 người một lúc. Tăng cường thêm các loại rau xanh và những rau củ có màu vàng, cam, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Những quả mọng sẫm màu như việt quất, mâm xôi, nam việt quất với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
3/ Tăng cường vitamin
Bổ sung thêm vitamin trước khi mang thai không chỉ giúp bé cưng phát triển toàn diện hơn mà cũng góp phần bảo vệ sức khỏe mẹ bầu. Khi “nạp” đủ lượng vitamin cần thiết, cơ thể mẹ bầu sẽ khỏe hơn và khả năng chống vi khuẩn cũng cao hơn. Chú ý bổ sung vitamin D, A, sắt, canxi…

Thực đơn dinh dưỡng khi mang thai cho chị em Ăn gì, uống gì để tốt cho em bé trong bụng là câu hỏi thường trực của bất cứ người phụ nữ mang thai nào. Thế nhưng việc nghĩ ra thực đơn đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của chế độ dinh dưỡng khi mang thai có thể là thách thức với nhiều chị em. Thực đơn đầy đủ từ món khai vị tới món tráng miệng dưới...
4/ Uống đủ nước khi mang thai
Cơ thể cần nước để duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách bình thường. Thiếu nước là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn thậm chí là ngất xỉu. Không chỉ vậy, bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng giúp cung cấp thêm cho lượng nước ối của thai nhi. Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống khoảng 3 lít nước để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể.
5/ Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng là cách đơn giản nhất giúp mẹ bầu phòng tránh những căn bệnh thường gặp và nguy hiểm trong thai kỳ như rubella, thủy đậu, sởi, quai bị… Đặc biệt, tiêm phòng trước khi mang thai còn giúp bạn phòng tránh những cơn cảm sốt bất thường.
6/ Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa
50% hoạt động của hệ miễn dịch ảnh hưởng trực tiếp bởi hệ tiêu hóa của cơ thể. Lợi khuẩn được biết đến như một vi khuẩn thân thiện, cùng cơ thể chống lại những đợt tấn công của vi khuẩn xấu.

Mẹ bầu ăn chocolate, con thêm hoạt bát Chocolate là một trong những món "khoái khẩu" của phụ nữ, thậm chí nhiều người có thể ăn hoài mà không biết chán. Tuy nhiên, khi chúng ta mang thai thì sao nhỉ? Liệu ăn chocolate có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ của các mẹ?
7/ Tập thể dục
Theo nghiên cứu, tập thể dục đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Nếu đã là “dân nhà nghề”, bạn nên giảm bớt cường độ tập luyện của mình một chút, tránh những động tác phải sử dụng quá nhiều sức. Nếu mới lần đầu tập thể dục, mẹ bầu nên bắt đầu với những môn nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Cách giữ gìn sức khỏe cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên
- Mẹo trị cúm cho mẹ bầu không cần dùng thuốc tây
MarryBaby
-
Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳChế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ để bảo đảm dinh dưỡng cho bé cưng mà còn dùng làm năng lượng dự trữ để chuẩn bị cho mẹ trong cuộc hành trình “vượt cạn” sắp tới
-
Tập thể dục khi mang thai: Khi nào nên nói không?Tập thể dục khi mang thai từ lâu đã được khuyến cáo là rất tốt cho mẹ bầu trong việc giữ cơ thể trước nguy cơ thừa cân, tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, còn giúp bà bầu “vượt cạn” dễ dàng hơn, đồng...
-
10 mẹo giúp bạn dễ ngủ hơn khi mang thaiNhững thay đổi hormone nội tiết tố trong thời gian mang thai rất dễ làm mẹ bầu mất ngủ hay ngủ không sâu giấc. Khoảng vào tuần thứ 33, tức là vào tam cá nguyệt thứ 3, vấn đề này càng lúc càng trở...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
những bài báo rất bổ ích cho các mẹ bầu
Ngọc Huyền
khi mang thai sợ nhât là bị sốt, phải dùng thuốc hạ sốt thật kinh khủng.
Thục Quyên
Lúc có bầu mình bị cảm nhẹ nên cố gắng uống nước cam mỗi ngày chứ không dám đụng tới thuốc. Nhưng nếu cảm nặng phải khám BS và uống thuốc theo toa của mẹ bầu chứ đừng chủ quan bệnh nặng thêm thì mệt.
Trà My
Đúng vậy, khi mang thai mẹ bầu dễ bị nhiễm bệnh lắm nên phải cẩn thận
Mẹ Ku Bin
Mình hòi xưa đủ hết 7 chỉ tiêu trên, hèn chi ít bị ốm, bầu bì mà chạy lon ton, còn đi hát karaoke nữa mí ghê hihi
Nắng Mùa Thu
Mình sợ nhất là bị cúm khi mang thai, lần trước có em bé cũng bị cúm đến nỗi phải vô viện truyền nước, may mà không bị sốt, bác sĩ bảo bị sốt là cực kỳ ảnh hưởng đến em bé luôn.